Quyết định 3109/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững của huyện Phước Sơn, giai đoạn 2009 - 2020 do tỉnh Quảng Nam ban hành

Số hiệu 3109/QĐ-UBND
Ngày ban hành 14/09/2009
Ngày có hiệu lực 14/09/2009
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Nam
Người ký Trần Minh Cả
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3109/QĐ-UBND

Tam Kỳ, ngày 14 tháng 9 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO NHANH VÀ BỀN VỮNG CỦA HUYỆN PHƯỚC SƠN, TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2009 - 2020

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo;

Xét đề nghị của Uỷ ban nhân huyện Phước Sơn tại Tờ trình số 125/TTr-UBND ngày 04/9/2009 về việc đề nghị, thẩm định, phê duyệt Đề án giảm nghèo nhanh và bên vững huyện Phước Sơn, giai đoạn 2009 - 2020,

Theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 409/TTr-SKHĐT ngày 01/9/2009 về việc đề nghị phê duyệt Đề án giảm nghèo nhanh và bền vững huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2009 - 2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững của huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2009 - 2020 với các nội dung chủ yếu sau:

A. Mục tiêu:

1. Mục tiêu tổng quát:

Tạo sự chuyển biến nhanh hơn về đời sống vật chất, tinh thần của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, bảo đảm đến năm 2020 ngang bằng các huyện khác trong khu vực. Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững theo hướng sản xuất hàng hoá; khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh về rừng, đất đai, khoáng sản và lao động của địa phương. Tăng cường xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp với đặc điểm của địa phương; Chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phát triển rộng rãi các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả; xây đựng xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; bảo đảm vững chắc an ninh, quốc phòng.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Mục tiêu cụ thể đến năm 2010:

Tạo sự chuyển biến bước đầu trong sản xuất nông nghiệp, ỉâm nghiệp, kinh tế nông thôn và nâng cao đời sống nhân dân trên cơ sở đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, bào vệ và phát triển rừng, đẩy mạnh một bước xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn; cơ bản hoàn thành việc giao đất, giao rừng; không còn hộ dân ờ nhà tạm; tăng cường nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tạo bước đột phá trong đào tạo nhân lực; triển khai một bước chương trình xây dựng nông thôn mới;

Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn khoảng 46%;

Tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo, tập huấn, huấn luyện đạt trên 25%;

b) Mục tiêu cụ thể đến năm 2015:

Tăng cường năng lực cho người dân và cộng đồng để phát huy hiệu quả các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư; từng bước phát huy lợi thế về địa lý, khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; bước đầu phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô nhỏ và vừa, người dân tiếp cận được các dịch vụ sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm một cách thuận lợi;

Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 30%.

Tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo, tập huấn, huấn luyện đạt 45%.

Lao động nông nghiệp còn dưới 60% lao động xã hội;

c) Mục tiêu cụ thể đến năm 2020:

Giải quyết cơ bản vấn đề sản xuất, việc làm, thu nhập để nâng cao đời sống của dân cư gấp 5 - 6 lần so với hiện nay; phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn, trước hết là hệ thống thuỷ lợi bảo đảm tưới tiêu chủ động cho toàn bộ diện tích đất lúa có thể trồng 2 vụ, mở rộng diện tích tưới cho rau màu, cây công nghiệp; bảo đảm giao thông thông suốt 4 mùa tới hầu hết các xã và cơ bản có đường ô tô tới các thôn, bản đã được quy hoạch; cung cấp điện sinh hoạt cho hầu hết dân cư; bảo đảm cơ bản điều kiện học tập, chữa bệnh, sinh hoạt văn hoá, tinh thần, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.

Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mức ngang bằng mức trung bình của tỉnh.

Tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo, tập huấn, huấn luyện đạt 50%;

Lao động nông nghiệp còn khoảng 50% lao động xã hội;

Số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50%.

[...]