Quyết định 1896/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt đề án phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thuỷ sản, thực phẩm hướng đến năm 2020 do tỉnh Bến Tre ban hành
Số hiệu | 1896/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 04/10/2012 |
Ngày có hiệu lực | 04/10/2012 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bến Tre |
Người ký | Trần Anh Tuấn |
Lĩnh vực | Doanh nghiệp,Thương mại |
UỶ
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1896/QĐ-UBND |
Bến Tre, ngày 04 tháng 10 năm 2012 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 83/QĐ-TTg ngày 13 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 974/QĐ-UBND ngày 27 tháng 4 năm 2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bến Tre đến năm 2020;
Căn cứ Công văn số 4253/UBND-TH ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc trích Biên bản họp Thành viên Uỷ ban nhân dân tỉnh tháng 9 năm 2012 (lần 2);
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 652/TTr-SCT ngày 25 tháng 9 năm 2012,
QUYẾT ĐỊNH:
- Phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thuỷ sản, thực phẩm tỉnh Bến Tre giai đoạn từ nay đến năm 2020 phải đảm bảo phù hợp với Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Phát triển công nghiệp chế biến trên cơ sở huy động mọi nguồn lực, mọi thành phần kinh tế cùng tham gia; phải gắn với thị trường tiêu thụ trong nước, thế giới và vùng nguyên liệu.
- Việc đầu tư xây dựng mới, cải tạo nâng cấp cơ sở chế biến phải đảm bảo yêu cầu công nghệ hiện đại, thiết bị tiên tiến, quy mô phù hợp với vùng nguyên liệu và sản phẩm hàng hoá.
a) Mục tiêu chung: Xây dựng các ngành hàng chế biến nông sản, thuỷ sản, thực phẩm của tỉnh Bến Tre đến năm 2020 phát triển bền vững, đạt mức trung bình khá của các tỉnh trong khu vực, góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách, giải quyết việc làm, bảo vệ môi trường; từng bước xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm chủ lực của tỉnh.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Phấn đấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến nông sản, thuỷ sản, thực phẩm của tỉnh đến năm 2015 đạt 9.143 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 24,74%, chiếm tỷ trọng 63,49% so với giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh; đến năm 2020 đạt 27.017 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 24,20%, đưa tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến nông sản, thuỷ sản, thực phẩm của tỉnh lên 78,51% so với công nghiệp của tỉnh vào năm 2020.
- Tập trung phát triển và nâng cao năng lực công nghiệp chế biến dừa và chế biến thuỷ sản là trọng tâm của ngành công nghiệp chế biến của tỉnh; đồng thời đầu tư và kêu gọi đầu tư phát triển các ngành có lợi thế và khả năng phát triển như: Chế biến đường, chế biến kẹo, chế biến ca cao và trái cây, chế biến thức ăn chăn nuôi, chế biến lương thực - thực phẩm, các sản phẩm hướng về xuất khẩu.
- Từng bước cơ giới hoá các công đoạn sản xuất thuộc các ngành nghề thủ công truyền thống; xây dựng hoàn chỉnh các khu, cụm công nghiệp, kết cấu hạ tầng phục vụ tốt cho nhu cầu phát triển công nghiệp chế biến.
3. Định hướng phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu:
- Chế biến thuỷ sản: Đầu tư hoàn thiện các nhà máy chế biến thuỷ sản đông lạnh đang đầu tư, tiếp tục kêu gọi đầu tư thêm các nhà máy chế biến thuỷ sản đông lạnh có quy mô lớn, công nghệ hiện đại, vận động các cơ sở sản xuất khô thuỷ sản trong các làng nghề đầu tư phát triển sản xuất, xây dựng các quy trình sản xuất theo các tiêu chuẩn quốc tế, xây dựng thương hiệu, bao bì để tiến tới đưa sản phẩm tiêu thụ trong các siêu thị và từng bước tham gia xuất khẩu.
- Chế biến dừa: Ưu tiên sản xuất các sản phẩm từ cơm dừa có giá trị cao như: Dầu dừa sạch, sữa dừa, bột sữa dừa, nước dừa đóng lon/hộp, mỹ phẩm từ dừa và các sản phẩm mới có giá trị gia tăng cao,…; đồng thời, nghiên cứu ứng dụng, đề xuất các chính sách để phát triển ngành sản xuất các sản phẩm từ dừa khác như: Kẹo dừa, than gáo dừa, hàng thủ công mỹ nghệ từ dừa, mụn dừa,… để nâng cao giá trị cho cây dừa.
- Chế biến kẹo và trái cây: Tăng cường công tác động viên doanh nghiệp phát triển sản xuất để nâng quy mô doanh nghiệp, tạo khả năng tiếp cận, chiếm lĩnh thị trường, đặc biệt là thị trường nước ngoài; đồng thời, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm theo các tiêu chuẩn quốc tế bằng Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh; hỗ trợ kinh phí để doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế, đăng ký nhãn hiệu, tham gia các hội chợ triển lãm,… để thương mại hoá các sản phẩm chế biến từ trái cây như: Chanh, tắc muối, nước ép trái cây,…
- Chế biến ca cao: Trên cơ sở Đề án phát triển ca cao của tỉnh Bến Tre đến năm 2020, từng bước nhân rộng các cơ sở chế biến - lên men hạt ca cao; đồng thời, kêu gọi đầu tư các nhà máy chế biến sâu ra sản phẩm chocolate; tạo cơ hội cho các doanh nghiệp chế biến ca cao được vay vốn ưu đãi để nhập khẩu máy móc thiết bị.
- Chế biến thức ăn chăn nuôi: Hiện các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi của tỉnh có quy mô công suất, trình độ công nghệ rất khác nhau, tổng công suất khá lớn nên không khuyến khích phát triển các dự án có thị trường tiêu thụ trong tỉnh để tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp hiện có nâng cao chất lượng sản phẩm, hiện đại hoá máy móc thiết bị để đảm bảo phục vụ nhu cầu của tỉnh và tiêu thụ ngoài tỉnh.
- Chế biến lương thực - thực phẩm: Bến Tre không phải là vùng sản xuất lúa lớn nên không cần thiết kêu gọi đầu tư nhiều nhà máy xay xát, mà chủ yếu là tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp hiện có hoàn thiện sản xuất, đảm bảo điều kiện xuất khẩu gạo và để phục vụ đời sống dân sinh; ưu tiên hỗ trợ phát triển sản xuất của các làng nghề sản xuất bánh phồng, bánh tráng để phát triển ngành nghề.
Ngoài ra, đối với các hoạt động sản xuất thực phẩm khác phục vụ dân sinh, hoạt động mang tính làng nghề, cần tập trung vào việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và phát triển theo sự phát triển của nhu cầu ở địa phương.