Quyết định 1711/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Số hiệu 1711/QĐ-UBND
Ngày ban hành 22/10/2012
Ngày có hiệu lực 22/10/2012
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Vĩnh Long
Người ký Phan Anh Vũ
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1711/QĐ-UBND

Vĩnh Long, ngày 22 tháng 10 năm 2012

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17/6/2009;

Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP, ngày 24/01/2005 của Chính phủ ban hành về quy hoạch xây dựng;

Căn cứ Thông tư số 07/2008/TT-BXD, ngày 07/4/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng;

Căn cứ Thông tư số 17/2010/TT-BXD, ngày 30/9/2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị;

Căn cứ Thông tư số 01/2011/TT-BXD, ngày 27/01/2011 của Bộ Xây dựng hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược trong đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 676/TTr-SXD ngày 25/9/2012 về việc xin phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 với các nội dung cơ bản sau:

1. Phạm vi nghiên cứu quy hoạch:

Phạm vi nghiên cứu quy hoạch bao gồm toàn bộ địa giới hành chính tỉnh Vĩnh Long. Tổng diện tích tự nhiên 1.504,90km2, bao gồm thành phố Vĩnh Long và 07 huyện: Long Hồ, Mang Thít, Vũng Liêm, Tam Bình, Bình Minh, Trà Ôn, Bình Tân. Quy mô dân số 1.028.550 người. Ranh giới tứ cận như sau:

- Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Tiền Giang và Bến Tre.

- Phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng.

- Phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Trà Vinh.

- Phía Tây Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp.

2. Mục tiêu lập quy hoạch:

- Cụ thể hoá quy hoạch xây dựng và quy hoạch kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long.

- Cụ thể hoá quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long.

- Thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng sống, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường.

- Định hướng tổ chức không gian toàn vùng đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 như không gian xây dựng đô thị, nông thôn, không gian công nghiệp tập trung - tiểu thủ công nghiệp, không gian du lịch, không gian sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, không gian cảnh quan.

- Làm cơ sở để chỉ đạo các ngành, các cấp chính quyền trong việc lập các dự án quy hoạch chuyên ngành, lập các chương trình đầu tư và hoạch định các chính sách phát triển.

- Làm công cụ quản lý và kiểm soát phát triển các không gian đô thị, các khu dân cư nông thôn, các khu công nghiệp, khu du lịch và hệ thống các công trình chuyên ngành

- Tạo cơ hội thu hút đầu tư.

3. Tính chất vùng tỉnh Vĩnh Long:

- Có vị trí nằm ở trung tâm của tam giác phát triển: Thành phố Hồ Chí Minh - thành phố Cần Thơ - thủ đô Phnôm Pênh (Campuchia).

- Là tỉnh nằm cạnh các đô thị lớn của vùng ĐBSCL.

- Là tỉnh có lợi thế về giao thương quốc tế qua hệ thống sông Tiền, sông Hậu. Nằm trên hai trục bản lề phát triển của vùng đồng bằng sông Cửu Long là sông Tiền, sông Hậu và các tuyến quốc lộ 1A, đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ.

- Có tiềm năng phát triển công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản, phát triển du lịch sinh thái, phát triển khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo.

[...]