Nghị quyết 20/2013/NQ-HĐND về Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bạc Liêu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Số hiệu 20/2013/NQ-HĐND
Ngày ban hành 06/12/2013
Ngày có hiệu lực 16/12/2013
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Bạc Liêu
Người ký Võ Văn Dũng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Xây dựng - Đô thị

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BẠC LIÊU
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 20/2013/NQ-HĐND

Bạc Liêu, ngày 06 tháng 12 năm 2013

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG TỈNH BẠC LIÊU ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU
KHÓA VIII, KỲ HỌP THỨ TÁM

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng;

Căn cứ Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 07 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 1581/QĐ-TTg ngày 09 tháng 10 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến 2020 và tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 221/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020;

Xét Tờ trình số 220/TTr-UBND ngày 03 tháng 12 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bạc Liêu đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách của Hội đồng nhân dân và ý kiến Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thống nhất thông qua Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bạc Liêu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, như sau:

1. Quan điểm:

- Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bạc Liêu đảm bảo phù hợp và liên kết chặt chẽ với quy hoạch xây dựng vùng Đồng bằng sông Cửu Long, các vùng kinh tế trọng điểm; định hướng phát triển theo mô hình kinh tế xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu và bền vững.

- Định hướng quy hoạch các không gian chức năng vùng tỉnh phải gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục; gắn kết quy hoạch phát triển đô thị với mục tiêu xây dựng nông thôn mới theo hướng hiện đại, văn minh; nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân, từng bước thu hẹp khoảng cách giữa khu vực đô thị và nông thôn.

- Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh tạo cơ sở khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế của địa phương nhằm thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và bảo đảm an ninh, quốc phòng.

2. Mục tiêu chung:

Mục tiêu của quy hoạch xây dựng vùng tỉnh là định hướng chiến lược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Việc tổ chức không gian kinh tế, đô thị - nông thôn, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, kiến trúc cảnh quan của tỉnh một cách khoa học; kết nối và khai thác hiệu quả lợi thế các cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của vùng, khu vực và quốc gia nhằm đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Quy hoạch không gian xây dựng đô thị, nông thôn; không gian công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; không gian sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp; không gian du lịch, cảnh quan và không gian mở hài hòa gắn kết nhằm đảm bảo phát triển bền vững, nâng cao chất lượng sống, bảo vệ môi trường, tạo tiền đề xây dựng tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020 trở thành tỉnh công nghiệp, đến năm 2030 sẽ trở thành một trung tâm đô thị công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch và nông nghiệp hiện đại, trung tâm giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, văn hóa, thể thao và một số lĩnh vực cấp vùng, đóng vai trò động lực thúc đẩy phát triển kinh tế của tiểu vùng phía Nam, trục hành lang kinh tế biển Đông và biển Tây của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

3. Mục tiêu cụ thể:

3.1. Phân bố hệ thống đô thị:

a) Định hướng phát triển hệ thống đô thị:

- Năm 2020: Dự kiến có 13 đô thị (bao gồm 02 đô thị ghép), gồm: 01 đô thị loại II thành phố Bạc Liêu; 01 đô thị loại III thị xã Giá Rai; 04 đô thị loại IV gồm: Đô thị Điền Hải - Gành Hào, đô thị Phước Long - Ninh Quới A, thị trấn Hòa Bình, thị trấn Châu Hưng và 07 đô thị loại V thị trấn Ngan Dừa, các đô thị: Cái Cùng, Vĩnh Mỹ B, Vĩnh Hưng, Chủ Chí, Phó Sinh và Ba Đình.

- Năm 2030: Dự kiến có 14 đô thị gồm: 01 đô thị loại I thành phố Bạc Liêu; 02 đô thị loại III gồm: Thị xã Giá Rai, thị xã Đông Hải; 04 đô thị loại IV gồm: Thị xã Phước Long và các thị trấn: Hòa Bình, Châu Hưng, Ngan Dừa và 07 đô thị loại V gồm: Cái Cùng, Vĩnh Mỹ B, Vĩnh Hưng, Chủ Chí, Phó Sinh, Ba Đình, Hưng Thành.

b) Hệ thống đô thị trung tâm vùng và trung tâm các tiểu vùng:

- Thành phố Bạc Liêu: Là Trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh Bạc Liêu và cấp vùng; là đầu mối giao thông của các trục hành lang kinh tế đô thị Quốc gia và Quốc tế; trung tâm nông nghiệp công nghệ cao, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản của vùng; trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch, thể thao và giải trí của tỉnh Bạc Liêu và vùng Đồng bằng sông Cửu Long; có vị trí an ninh, quốc phòng chiến lược trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

- Đô thị Giá Rai - Hộ Phòng là đô thị loại IV, hạt nhân của thị xã Giá Rai vào năm 2015; là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo thứ hai của tỉnh; trung tâm thương mại, dịch vụ, công nghiệp, công nghiệp chế biến thủy sản tập trung; trung tâm nông nghiệp công nghệ cao và nuôi trồng thủy sản sinh thái của vùng phía Tây tỉnh Bạc Liêu; cửa ngõ kết nối thành phố Cà Mau, hạ tầng giao thông quan trọng của quốc gia, cả đường bộ, đường hàng không và đường biển; là Trung tâm Tiểu vùng III của tỉnh Bạc Liêu.

- Đô thị Phước Long, huyện Phước Long; Ninh Quới A, huyện Hồng Dân: Là đô thị loại IV, trung tâm kinh tế, văn hóa của tiểu vùng II; trung tâm công nghiệp phụ trợ, chế biến nông sản, thủy sản; trung tâm thương mại và du lịch làng nghề phía Bắc của tỉnh.

[...]