Quyết định 988/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt đề tài “Nghiên cứu xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tỉnh An Giang”

Số hiệu 988/QĐ-UBND
Ngày ban hành 30/03/2017
Ngày có hiệu lực 30/03/2017
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh An Giang
Người ký Lâm Quang Thi
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 988/QĐ-UBND

An Giang, ngày 30 tháng 3 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ TÀI “NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHUỖI LIÊN KẾT SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU AN TOÀN TỈNH AN GIANG”

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 09/2016/QĐ-UBND ngày 17/02/2016 của UBND tỉnh An Giang về việc ban hành Quy định quản lý thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh An Giang;

Căn cứ Quyết định số 16/2016/QĐ-UBND ngày 16/3/2016 của UBND tỉnh An Giang về việc ban hành Quy định định mức chi đối với đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh An Giang;

Căn cứ Quyết định số 1236/QĐ-UBND ngày 05/5/2016 của UBND tỉnh An Giang về việc phê duyệt Danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2016 - 2017;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 301/TTr-SKHCN ngày 22/3/2017 về việc phê duyệt đề tài “Nghiên cứu xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tỉnh An Giang”,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt đề tài “Nghiên cứu xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tỉnh An Giang”, với các nội dung cụ thể như sau:

1. Mục tiêu đề tài:

1.1. Mục tiêu tổng quát:

Xây dựng và hình thành phương thức sản xuất mới cho nông dân trồng rau của tỉnh, từ sản xuất truy xuất được nguồn gốc, ứng dụng công nghệ sản xuất phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương và có kênh tiêu thụ rõ ràng.

1.2. Mục tiêu cụ thể:

- Nâng cao chuỗi giá trị rau an toàn cho tỉnh An Giang, từ đó, tùy đối tượng và mùa vụ gieo trồng, nâng cao thu nhập cho người sản xuất ít nhất 20%. Đảm bảo năng suất và chất lượng sản phẩm đạt chứng nhận VietGAP; (nội dung 1, nội dung 4, nội dung 5, nội dung 6)

- Xây dựng 05 quy trình chuyển giao công nghệ với diện tích 1.400 m2 và 04 mô hình nhân rộng (2 ha) sản xuất hiệu quả một số rau ăn quả chính (dưa leo, khổ qua) và rau ăn lá chính (xà lách, cải ngọt) tại Tp. Long Xuyên và Tp. Châu Đốc tỉnh An Giang, có gắn kết các giải pháp sơ chế và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm (nội dung 2, nội dung 4, nội dung 5, nội dung 6). Trong đó, có 4 quy trình đạt tiêu chuẩn VietGAP là xà lách, cải ngọt, dưa leo và khổ qua. Một quy trình theo hướng VietGAP là cà chua cherry

- Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực gồm 20 cán bộ kỹ thuật và 100 lượt nông dân phục vụ phát triển mô hình (nội dung 3).

- Xây dựng và phát triển thị trường cho sản phẩm rau an toàn tỉnh An Giang (nội dung 1, nội dung 6).

- Đề xuất các định hướng và giải pháp phát triển bền vững chuỗi giá trị rau an toàn cho tỉnh An Giang (tất cả các nội dung thực hiện).

2. Tổ chức chủ trì đề tài: Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.

3. Chủ nhiệm đề tài: TS. Phạm Thị Minh Tâm.

4. Thời gian thực hiện: 30 tháng (Từ tháng 04/2017 đến 09/2019)

5. Nội dung thực hiện:

5.1. Nội dung 1: Đánh giá thực trạng chuỗi sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại An Giang

Điều tra thực trạng sản xuất, sơ chế, kênh phân phối và tiêu thụ rau ở thành phố Long Xuyên, thành phố Châu Đốc, thị xã Tân Châu và 4 huyện Chợ Mới, An Phú, Châu Phú và Châu Thành tỉnh An Giang.

5.2. Nội dung 2: Chuyển giao và tiếp nhận các quy trình công nghệ

Chuyển giao qui trình kỹ thuật sản xuất cà chua cherry trồng trong nhà màng theo hướng VietGAP và các quy trình kỹ thuật sản xuất xà lách, cải ngọt, dưa leo, khổ qua trồng ngoài trời đạt tiêu chuẩn VietGAP theo các bước sau:

- Bước 1: Xây dựng mô hình giả định dựa vào quy trình kỹ thuật sản xuất rau đạt tiêu chuẩn VietGAP của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết hợp với điều tra kỹ thuật canh tác của 10 - 15 hộ trồng từng loại rau.

[...]