Quyết định 984/2010/QĐ-UBND ban hành “Đề án phát triển Tổ chức hành nghề Công chứng tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020” do Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ ban hành

Số hiệu 984/2010/QĐ-UBND
Ngày ban hành 15/04/2010
Ngày có hiệu lực 25/04/2010
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Phú Thọ
Người ký Nguyễn Ngọc Hải
Lĩnh vực Dịch vụ pháp lý

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 984/2010/QĐ-UBND

Việt Trì, ngày 15 tháng 4 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH “ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ CÔNG CHỨNG TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2010-2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020”

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Luật Công chứng năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 02/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng;
Căn cứ Thông tư số 03/2008/TT-BTP ngày 25 tháng 8 năm 2008 của Bộ Tư Pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành “Đề án phát triển Tổ chức hành nghề Công chứng tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020” gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

I. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN:

1. Mục tiêu tổng quát:

a) Phát triển các Tổ chức hành nghề Công chứng nhằm bảo đảm tăng cường an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch; phòng ngừa và hạn chế tranh chấp, góp phần lành mạnh các quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng phục vụ có hiệu quả công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, cải cách nền hành chính nhà nước nói chung và cải cách tư pháp trên địa bàn tỉnh nói riêng. Đến năm 2020 thực hiện xã hội hoá hoạt động Công chứng, đảm bảo các loại việc theo quy định của pháp luật được thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng.

b) Đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu công chứng của tổ chức, công dân trong nền kinh tế thị trường, từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả dịch vụ công chứng, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, công dân thực hiện đúng các quy định của pháp luật, tiếp cận và được hưởng các dịch vụ công chứng với chất lượng cao; Đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân trong các giao dịch và trật tự, kỷ cương xã hội trên địa bàn tỉnh.

c) Xã hội hóa hoạt động công chứng, giảm dần sự bao cấp của Nhà nước về biên chế và chi phí cho hoạt động công chứng ở địa phương theo hướng chuyển dần các Phòng Công chứng từ đơn vị sự nghiệp có thu, tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên thành đơn vị sự nghiệp có thu, tự bảo đảm về chi phí hoạt động thường xuyên. Khuyến khích, tạo điều kiện để các Công chứng viên và những người có đủ điều kiện thành lập các Văn phòng Công chứng theo mô hình Doanh nghiệp tư nhân hoặc Công ty hợp danh trên cơ sở định hướng của tỉnh về phát triển Tổ chức hành nghề Công chứng.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Giai đoạn từ 2010 đến năm 2015:

- Củng cố kiện toàn các Phòng Công chứng, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, đảm bảo mỗi Phòng Công chứng có từ 03 đến 05 Công chứng viên. Chuyển dần sang tự chủ tài chính theo hướng nhà nước đảm bảo một phần về tài chính. Phấn đấu từ sau năm 2012 trở đi, Phòng Công chứng là đơn vị sự nghiệp có thu, tự chủ hoàn toàn về tài chính

- Thành lập mới Văn phòng Công chứng ở tất cả các huyện trọng điểm Riêng thành phố Việt Trì và thị xã Phú Thọ thành lập mới từ 03 Văn phòng Công chứng trở lên.

- Thực hiện từng bước chuyển giao việc công chứng các hợp đồng giao dịch từ UBND sang các Tổ chức hành nghề Công chứng tại các huyện đã thành lập Văn phòng Công chứng.

- Phấn đấu toàn tỉnh có từ 10 đến 25 Công chứng viên, đạt tỷ lệ từ 55.000 đến 75.000 người dân / 01 Công chứng viên.

b) Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020

- Các Phòng Công chứng thực hiện chế độ tự chủ tài chính và thực hiện chuyển dần sang mô hình Văn phòng Công chứng theo Luật công chứng.

- Thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, các huyện trọng điểm thành lập mới từ 03 đến 05 Văn phòng Công chứng, gắn việc thành lập Văn phòng Công chứng với các khu đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Phấn đấu thành lập ít nhất một Văn phòng Công chứng tại các huyện còn có điều kiện kinh tế - xó hội khó khăn.

- Thực hiện chuyển giao đồng bộ công chứng các hợp đồng, giao dịch từ UBND sang các Tổ chức hành nghề công chứng.

- Toàn tỉnh có từ 25 đến 50 Công chứng viên, đạt tỷ lệ từ 30.000 đến 50.000 người dân/ 01 Công chứng viên.

II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ CÔNG CHỨNG:

1. Giai đoạn 2010-2015

a) Đối với các Phòng Công chứng

- Cần được duy trì, củng cố, ổn định về tổ chức, đảm bảo đáp ứng nhu cầu công chứng của tổ chức, công dân thuộc địa bàn thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ với các vùng lân cận. Chuyển dần các Phòng Công chứng thành đơn vị sự nghiệp có thu, tự chủ hoàn toàn về tài chính.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động, chất lượng phục vụ tổ chức và công dân, đảm bảo tuyệt đối tính pháp lý của hợp đồng và cỏc giao dịch dân sự.

- Thực hiện đào tạo và đào tạo lại nâng cao trình độ đội ngũ Công chứng viên đáp ứng nhu cầu công chứng của tổ chức, công dân trên địa bàn.

[...]