Quyết định 977/2008/QĐ-UBND Quy định về quản lý an toàn và kiểm soát bức xạ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng do Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng ban hành
Số hiệu | 977/2008/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 10/06/2008 |
Ngày có hiệu lực | 20/06/2008 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Cao Bằng |
Người ký | Lô Ích Giang |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 977/2008/QĐ-UBND |
Cao Bằng, ngày 10 tháng 6 năm 2008 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ KIỂM SOÁT BỨC XẠ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh An toàn và kiểm soát bức xạ ngày 25 tháng 6 năm 1996;
Căn cứ Nghị định số 50/1998/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ quy định
chi tiết việc thi hành Pháp lệnh An toàn và kiểm soát bức xạ;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 2237/1999/TTLT-BKHCNMT-BYT ngày 28 tháng 12 năm
1999 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường và Bộ Y tế về hướng dẫn thực hiện
an toàn bức xạ trong y tế;
Căn cứ Thông tư số 05/2006/TT-BKHCN ngày 11 tháng 01 năm 2006 của Bộ Khoa học
và Công nghệ về hướng dẫn thủ tục khai báo, cấp giấy đăng ký và cấp giấy phép
cho các hoạt động liên quan đến bức xạ;
Căn cứ Quyết định số 32/2007/QĐ-BKHCN ngày 31 tháng 12 năm 2007 của Bộ Khoa học
và Công nghệ ban hành Quy định về kiểm tra thiết bị X quang chẩn đoán y tế;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số
265/TTr-SKHCN ngày 28 tháng 4 năm 2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý an toàn và kiểm soát bức xạ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, các cơ quan đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ KIỂM SOÁT BỨC XẠ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO
BẰNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 977/2008/QĐ-UBND ngày 10 tháng 6 năm
2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng)
Văn bản này quy định về quản lý an toàn và kiểm soát bức xạ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành các hoạt động liên quan đến bức xạ ion hoá (sau đây gọi tắt là bức xạ) trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Trong quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bức xạ ion hoá: là các chùm hạt vi mô và sóng điện từ có khả năng ion hoá khi đi qua vật chất, trừ các sóng điện từ có bước sóng dài hơn 100 nanomét (nm). Bức xạ chỉ nhận biết và đo được bằng các thiết bị đo lường chuyên dùng.
2. Nguồn bức xạ: là chất phóng xạ hoặc thiết bị phát ra bức xạ.
3. Chất phóng xạ: là chất ở thể rắn, lỏng hoặc khí có hoạt độ phóng xạ riêng lớn hơn 70kiloBecơren/kg. (Hoạt độ phóng xạ là số biến đổi hạt nhân tự phát của chất phóng xạ trong 1 giây với đơn vị đo là Becơren).
4. Nguồn phóng xạ kín: là nguồn phóng xạ trong đó chất phóng xạ được bao kín bằng lớp vỏ bọc có cấu trúc đặc biệt đảm bảo không cho chất phóng xạ của nó thoát ra môi trường trong điều kiện làm việc bình thường hoặc trong trường hợp có sự cố bức xạ.
5. Nguồn phóng xạ hở: là nguồn phóng xạ không được bao kín trong lớp vỏ bọc có cấu trúc đặc biệt, chất phóng xạ có thể bị rò rỉ khi có sự cố bức xạ.
6. Chất thải phóng xạ: là chất thải có hoạt độ phóng xạ riêng như chất phóng xạ.
7. Thiết bị bức xạ: là thiết bị có thể phát ra bức xạ ion hoá, bao gồm các thiết bị chỉ phát bức xạ khi ở chế độ hoạt động như các máy phát tia X, máy gia tốc… và thiết bị bức xạ có gắn nguồn phóng xạ ở bên trong như thiết bị xạ trị từ xa, thiết bị xạ trị áp sát, các cơ sở chiếu xạ…
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 977/2008/QĐ-UBND |
Cao Bằng, ngày 10 tháng 6 năm 2008 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ KIỂM SOÁT BỨC XẠ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh An toàn và kiểm soát bức xạ ngày 25 tháng 6 năm 1996;
Căn cứ Nghị định số 50/1998/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ quy định
chi tiết việc thi hành Pháp lệnh An toàn và kiểm soát bức xạ;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 2237/1999/TTLT-BKHCNMT-BYT ngày 28 tháng 12 năm
1999 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường và Bộ Y tế về hướng dẫn thực hiện
an toàn bức xạ trong y tế;
Căn cứ Thông tư số 05/2006/TT-BKHCN ngày 11 tháng 01 năm 2006 của Bộ Khoa học
và Công nghệ về hướng dẫn thủ tục khai báo, cấp giấy đăng ký và cấp giấy phép
cho các hoạt động liên quan đến bức xạ;
Căn cứ Quyết định số 32/2007/QĐ-BKHCN ngày 31 tháng 12 năm 2007 của Bộ Khoa học
và Công nghệ ban hành Quy định về kiểm tra thiết bị X quang chẩn đoán y tế;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số
265/TTr-SKHCN ngày 28 tháng 4 năm 2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý an toàn và kiểm soát bức xạ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, các cơ quan đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ KIỂM SOÁT BỨC XẠ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO
BẰNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 977/2008/QĐ-UBND ngày 10 tháng 6 năm
2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng)
Văn bản này quy định về quản lý an toàn và kiểm soát bức xạ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành các hoạt động liên quan đến bức xạ ion hoá (sau đây gọi tắt là bức xạ) trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Trong quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bức xạ ion hoá: là các chùm hạt vi mô và sóng điện từ có khả năng ion hoá khi đi qua vật chất, trừ các sóng điện từ có bước sóng dài hơn 100 nanomét (nm). Bức xạ chỉ nhận biết và đo được bằng các thiết bị đo lường chuyên dùng.
2. Nguồn bức xạ: là chất phóng xạ hoặc thiết bị phát ra bức xạ.
3. Chất phóng xạ: là chất ở thể rắn, lỏng hoặc khí có hoạt độ phóng xạ riêng lớn hơn 70kiloBecơren/kg. (Hoạt độ phóng xạ là số biến đổi hạt nhân tự phát của chất phóng xạ trong 1 giây với đơn vị đo là Becơren).
4. Nguồn phóng xạ kín: là nguồn phóng xạ trong đó chất phóng xạ được bao kín bằng lớp vỏ bọc có cấu trúc đặc biệt đảm bảo không cho chất phóng xạ của nó thoát ra môi trường trong điều kiện làm việc bình thường hoặc trong trường hợp có sự cố bức xạ.
5. Nguồn phóng xạ hở: là nguồn phóng xạ không được bao kín trong lớp vỏ bọc có cấu trúc đặc biệt, chất phóng xạ có thể bị rò rỉ khi có sự cố bức xạ.
6. Chất thải phóng xạ: là chất thải có hoạt độ phóng xạ riêng như chất phóng xạ.
7. Thiết bị bức xạ: là thiết bị có thể phát ra bức xạ ion hoá, bao gồm các thiết bị chỉ phát bức xạ khi ở chế độ hoạt động như các máy phát tia X, máy gia tốc… và thiết bị bức xạ có gắn nguồn phóng xạ ở bên trong như thiết bị xạ trị từ xa, thiết bị xạ trị áp sát, các cơ sở chiếu xạ…
8. Công việc bức xạ: là các hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác, sản xuất, sử dụng, xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển nhượng, vận chuyển, tàng trữ, hủy bỏ các nguồn bức xạ hoặc những hoạt động khác có liên quan đến bức xạ.
9. Cơ sở bức xạ: là nơi tổ chức, cá nhân được cơ quan quản lý Nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ cho phép đặt nguồn bức xạ và thường xuyên tiến hành công việc bức xạ.
10. An toàn bức xạ: là việc đảm bảo an toàn cho con người và môi trường khỏi những tác hại do bức xạ gây ra bằng việc kiểm soát bức xạ và áp dụng các biện pháp kỹ thuật, công nghệ cần thiết.
11. Kiểm soát bức xạ: là việc thực hiện các biện pháp hành chính và kỹ thuật nhằm quản lý cơ sở bức xạ, nguồn bức xạ, địa điểm cất giữ chất thải phóng xạ và công việc bức xạ.
12. Sự cố bức xạ: là những tai biến, rủi ro xảy ra trong quá trình tiến hành công việc bức xạ, gây ra hoặc có thể gây ra hậu quả bức xạ nguy hiểm đối với sức khoẻ con người và môi trường.
13. Người quản lý cơ sở bức xạ: là người chủ sở hữu hoặc người đại diện hợp pháp của chủ sở hữu hoặc người sử dụng hợp pháp cơ sở bức xạ theo quy định của pháp luật.
14. Người phụ trách an toàn bức xạ: là người có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu đảm bảo an toàn bức xạ, được người quản lý cơ sở bức xạ bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước người quản lý cơ sở bức xạ.
15. Nhân viên bức xạ: là người trực tiếp làm việc với nguồn bức xạ.
16. Liều bức xạ: là đại lượng đo mức bức xạ tại một vị trí nào đó.
17. Liều xạ kế cá nhân: là dụng cụ dùng để đo liều bức xạ cá nhân.
18. Sự miễn trừ: là sự quy định của cơ quan quản lý Nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ đối với các nguồn phóng xạ không phải chịu sự kiểm soát hạt nhân do chúng gây nguy hiểm bức xạ thấp.
KHAI BÁO, ĐĂNG KÝ, CẤP GIẤY PHÉP
Điều 4. Đối tượng phải khai báo, đăng ký, cấp giấy phép
1. Khai báo
Các tổ chức, cá nhân có cơ sở bức xạ, nguồn bức xạ, địa điểm cất giữ chất thải phóng xạ hoặc tiến hành công việc liên quan đến bức xạ phải tiến hành các thủ tục khai báo, đăng ký, cấp giấy phép với cơ quan quản lý Nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ và phải thực hiện theo mẫu thống nhất được quy định kèm theo Thông tư số 05/2006/TT-BKHCN ngày 11 tháng 01 năm 2006 của Bộ Khoa học và Công nghệ.
2. Đăng ký
Đối với các cơ sở có thiết bị X - quang y tế chẩn đoán, nếu trong vòng sáu tháng chưa có kế hoạch sử dụng phải đề nghị cấp giấy đăng ký thiết bị với Sở Khoa học và Công nghệ, nếu có kế hoạch sử dụng ngay thì không phải làm đơn đề nghị cấp giấy đăng ký.
3. Giấy phép
Các tổ chức, cá nhân có thiết bị phát tia X dùng trong y tế phải có đơn đề nghị cấp giấy phép sử dụng thiết bị với sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cao Bằng.
Điều 5. Đối tượng được miễn trừ khai báo, đăng ký và đề nghị cấp giấy phép về an toàn bức xạ
Các hoạt động liên quan đến bức xạ được miễn trừ khai báo, đăng ký, cấp phép theo quy định tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6870:2001 “An toàn bức xạ - Miễn trừ khai báo, đăng ký và xin giấy phép an toàn bức xạ” và các quy định khác của pháp luật, gồm có:
1. Chất phóng xạ mà hoạt độ riêng hoặc tổng hoạt độ phóng xạ của các hạt nhân phóng xạ có ở cơ sở, ở mọi thời điểm được sử dụng trong các công việc bức xạ không vượt quá các mức miễn trừ theo quy định của Nhà nước hoặc các chất phóng xạ ở dạng nguồn kín được che chắn một cách có hiệu quả để ngăn ngừa sự tiếp xúc với chất phóng xạ hay sự rò rỉ của chúng;
2. Các thiết bị bức xạ mà trong điều kiện làm việc bình thường không gây ra một suất liều tương đương liều môi trường hoặc suất liều tương đương liều theo hướng vượt quá 1mSv/h ở khoảng cách 0,1m từ bề mặt tiếp xúc của thiết bị.
Điều 6. Hồ sơ khai báo, đề nghị cấp giấy đăng ký, giấy phép
1. Hồ sơ khai báo gồm:
a) Phiếu khai báo cơ sở bức xạ;
b) Các loại phiếu khai báo theo mẫu do Bộ Khoa học và Công nghệ quy định.
2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy đăng ký gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy đăng ký;
b) Các loại phiếu khai báo theo mẫu do Bộ Khoa học và Công nghệ quy định;
c) Bản sao lý lịch nguồn phóng xạ hoặc thiết bị bức xạ.
3. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động của cơ sở bức xạ;
b) Các loại phiếu khai báo theo mẫu do Bộ Khoa học và Công nghệ quy định;
c) Bản đánh giá an toàn bức xạ phòng đặt thiết bị phát tia X kèm theo sơ đồ bố trí thiết bị trong phòng;
d) Bản sao quyết định thành lập cơ sở bức xạ (nếu có);
đ) Bản tổng hợp danh sách nhân viên bức xạ.
e) Bản đánh giá an toàn bức xạ và tác động đến môi trường về mặt an toàn bức xạ theo mẫu quy định.
Điều 7. Thủ tục khai báo, đề nghị cấp các loại giấy đăng ký, giấy phép
1. Thủ tục khai báo
a) Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày có cơ sở bức xạ, nguồn bức xạ hoặc chất thải phóng xạ, tổ chức, cá nhân phải thực hiện việc khai báo với cơ quan có thẩm quyền theo các mẫu phiếu khai báo;
b) Các cơ sở y tế ngoài việc gửi hồ sơ khai báo đến Sở Khoa học và Công nghệ đồng thời phải gửi hồ sơ khai báo cho Sở Y tế để theo dõi. Trường hợp bán hoặc chuyển nhượng nguồn phóng xạ hoặc thiết bị bức xạ, cơ sở phải báo cáo bằng văn bản cho Sở Khoa học và Công nghệ.
Sở Khoa học và Công nghệ cấp giấy xác nhận khai báo cho cơ sở sau khi đã kiểm tra hồ sơ hợp lệ theo đúng quy định của Nhà nước.
2. Thủ tục đề nghị cấp giấy đăng ký, giấy phép sử dụng thiết bị phát tia X dùng trong y tế
a) Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy đăng ký, đề nghị cấp giấy phép sử dụng thiết bị X - quang y tế phải gửi hồ sơ đến Sở Khoa học và Công nghệ.
b) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với sở Y tế tổ chức thẩm định an toàn bức xạ nơi đặt thiết bị phát tia X và tiến hành cấp hoặc từ chối cấp giấy đăng ký, giấy phép.
Trong trường hợp từ chối cấp giấy đăng ký, giấy phép, Sở Khoa học và Công nghệ thông báo bằng văn bản về lý do từ chối cấp giấy đăng ký, giấy phép cho tổ chức, cá nhân đã gửi hồ sơ.
Điều 8. Thời hạn, gia hạn, thu hồi giấy phép
1. Thời hạn giấy phép là 3 năm kể từ ngày ký.
2. Tổ chức, cá nhân muốn gia hạn giấy phép phải làm các thủ tục đề nghị gia hạn chậm nhất 60 ngày trước khi giấy phép hết hạn.
Hồ sơ đề nghị gia hạn gồm:
a) Đơn đề nghị gia hạn;
b) Bản đánh giá an toàn bức xạ của cơ sở trong thời hạn của giấy phép.
3. Thu hồi giấy phép trong những trường hợp sau:
a) Cơ sở bức xạ bị giải thể hoặc bị phá sản.
b) Các tổ chức, cá nhân vi phạm nội dung, điều kiện đã nêu trong giấy phép mà không khắc phục trong thời hạn đã quy định, kể từ ngày phát hiện vi phạm, tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị thu hồi giấy phép có thời hạn hoặc không thời hạn theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Kiểm tra, hiệu chuẩn thiết bị
1. Các nguồn bức xạ, các máy X - quang dùng trong y tế bắt buộc phải kiểm tra chất lượng trước khi đưa vào sử dụng và phải được kiểm tra hiệu chuẩn định kỳ 01 lần trong 1 năm. Sau khi lắp đặt, sửa chữa lại phải được hiệu chuẩn mới được đưa vào sử dụng.
2. Trong trường hợp phòng X - quang đặt trong khu dân cư, nằm kẹp giữa hai nhà ở hoặc làm việc không thuộc cơ sở X - quang ngoài chất lượng thiết bị, suất liều bức xạ ở tất cả các điểm đo trong không gian các phòng bao quanh phòng X - quang kể cả ở sát tường phải bằng phông bức xạ tự nhiên;
3. Cơ sở bức xạ nếu có các thiết bị đo liều, thiết bị cảnh báo bức xạ phải tiến hành hiệu chuẩn thiết bị theo định kỳ hàng năm.
Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy đăng ký, giấy phép, gia hạn, sửa đổi giấy phép phải nộp phí và lệ phí theo quy định của pháp luật.
TRÁCH NHIỆM ĐẢM BẢO AN TOÀN VÀ KIỂM SOÁT BỨC XẠ
Điều 11. Trách nhiệm của người quản lý cơ sở bức xạ
1. Chịu trách nhiệm cao nhất trong việc đảm bảo an toàn bức xạ cho cơ sở, nhân viên của mình, dân cư và môi trường xung quanh, áp dụng các biện pháp để giữ mức bức xạ tại cơ sở của mình không vượt quá giới hạn quy định. Liều bức xạ giới hạn hàng năm không kể phông bức xạ tự nhiên đối với nhân viên bức xạ là 20 mSv (Tức 10 mSv/h), đối với nhân dân là 1 mSv (Tức 0,5 mSv/h).
2. Cử người phụ trách an toàn bức xạ (bằng văn bản). Ban hành và tổ chức thực hiện nội quy, quy định, các chỉ dẫn về an toàn bức xạ theo quy định.
3. Thực hiện việc khai báo, đề nghị cấp giấy đăng ký, các loại giấy phép theo quy định của pháp luật và thực hiện đầy đủ các quy định trong giấy phép.
4. Xây dựng kế hoạch phòng chống sự cố bức xạ (như mất, rò rỉ chất phóng xạ) và tổ chức thực hiện khi sự cố bức xạ xảy ra.
Khi sự cố bức xạ xảy ra (như mất nguồn phóng xạ, rò rỉ chất phóng xạ, thiết bị bức xạ hoạt động chệch khỏi chế độ vận hành quy định) người quản lý cơ sở bức xạ phải:
a) Khẩn trương huy động lực lượng và phương tiện của cơ sở để khắc phục và tìm mọi cách hạn chế sự cố bức xạ lan rộng, hạn chế hậu quả nguy hiểm đồng thời lập biên bản báo cáo sở Khoa học và công nghệ và Cục Kiểm soát và an toàn bức xạ, hạt nhân - Bộ Khoa học và Công nghệ, Ủy ban nhân dân tỉnh, huyện, thị xã nơi có nguồn phóng xạ để có sự hỗ trợ kịp thời, khắc phục hậu quả.
b) Tạo điều kiện cho các cơ quan chức năng tham gia khắc phục sự cố bức xạ và thực hiện các hướng dẫn của họ.
c) Cung cấp đầy đủ chính xác kịp thời những thông tin cần thiết phục vụ cho việc khắc phục sự cố bức xạ và lập báo cáo tường trình về sự cố bức xạ cho cơ quan quản lý trực tiếp, Sở Khoa học và Công nghệ, Cục Kiểm soát và an toàn bức xạ, hạt nhân - Bộ Khoa học và Công nghệ, Ủy ban nhân dân tỉnh, huyện, thị xã nơi có nguồn phóng xạ.
5. Tổ chức kiểm kê hàng năm tất cả các nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ, chất thải phóng xạ mà cơ sở đang quản lý. Báo cáo bằng văn bản tình hình an toàn bức xạ của cơ sở cho sở Khoa học và Công nghệ và cơ quan cấp trên trực tiếp trước ngày 15 tháng 11 hàng năm.
6. Định kỳ hàng năm, tổ chức huấn luyện nghiệp vụ và bổ sung kiến thức mới về an toàn bức xạ cho nhân viên làm công việc bức xạ.
Khám sức khoẻ khi tuyển dụng nhân viên bức xạ và định kỳ khám sức khoẻ cho nhân viên làm công việc bức xạ 6 tháng một lần. Tổ chức lưu giữ hồ sơ sức khoẻ và liều xạ cá nhân cho nhân viên làm công việc bức xạ trong 30 năm.
Trang bị phương tiện bảo vệ, liều xạ kế cá nhân cho nhân viên bức xạ đồng thời tổ chức theo dõi liều cho nhân viên bức xạ ít nhất 3 tháng một lần.
7. Khi vận chuyển nguồn phóng xạ ra khỏi phạm vi cơ sở phải làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép vận chuyển theo quy định của pháp luật.
8. Khi cơ sở bị giải thể, phá sản hoặc chấm dứt hoạt động nguồn phóng xạ hay thiết bị bức xạ phải báo ngay cho cơ quan chủ quản và Sở Khoa học và công nghệ kèm theo bảng kiểm kê các nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ hiện có, kế hoạch xử lý và phải đảm bảo an toàn bức xạ các nguồn và thiết bị đó cho đến khi được cơ quan quản lý Nhà nước về an toàn bức xạ công nhận hết trách nhiệm. Bàn giao hồ sơ sức khoẻ và liều xạ kế cá nhân cho nhân viên bức xạ.
Điều 12. Trách nhiệm của người phụ trách an toàn bức xạ
1. Giúp người quản lý cơ sở bức xạ thực hiện trách nhiệm của mình trong việc đảm bảo an toàn và kiểm soát bức xạ.
2. Lập và lưu giữ hồ sơ liên quan đến an toàn bức xạ của cơ sở.
Điều 13. Trách nhiệm của nhân viên bức xạ
1. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, tiêu chuẩn, quy trình quy phạm nội quy hướng dẫn của cơ sở bức xạ về an toàn và kiểm soát bức xạ cũng như thực hiện việc khám sức khoẻ định kỳ.
2. Sử dụng các phương tiện theo dõi liều bức xạ và các phương tiện bảo vệ thích hợp được trang bị khi tiến hành công việc bức xạ.
3. Báo cáo ngay cho người quản lý cơ sở bức xạ các hiện tượng bất thường về an toàn bức xạ tại nơi làm việc cũng như các nơi khác trong cơ sở bức xạ.
4. Thực hiện các biện pháp khắc phục sự cố bức xạ theo chỉ dẫn của người phụ trách an toàn bức xạ hoặc người quản lý cơ sở bức xạ.
Điều 14. Trách nhiệm của Sở Khoa học và Công nghệ và các cơ quan có liên quan
1. Sở Khoa học và Công nghệ
a) Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực an toàn và kiểm soát bức xạ.
b) Thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực an toàn và kiểm soát bức xạ theo quy định của pháp luật.
c) Tổ chức thẩm định an toàn bức xạ và cấp giấy phép sử dụng thiết bị X - quang dùng trong y tế theo phân cấp.
d) Xây dựng kế hoạch công tác quản lý an toàn và kiểm soát bức xạ hàng năm. Triển khai việc thống kê, báo cáo định kỳ các nguồn phóng xạ, các thiết bị bức xạ, chất thải phóng xạ và các hoạt động bức xạ tại địa phương theo quy định.
e) Xây dựng kế hoạch phòng chống khắc phục sự cố bức xạ tại địa phương, hướng dẫn các cơ sở bức xạ trong toàn tỉnh xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng chống khắc phục hậu quả sự cố bức xạ hạt nhân.
f) Khi sự cố bức xạ xảy ra, phải cử cán bộ xác minh sự cố bức xạ và lập báo cáo gửi Cục Kiểm soát và an toàn bức xạ hạt nhân - Bộ Khoa học và Công nghệ để có phương án chỉ đạo kịp thời. Thanh tra sở phối hợp với các cơ quan có liên quan điều tra sự cố bức xạ và các trường hợp xẩy ra tai nạn lao động có liên quan đến bức xạ.
2. Sở Y tế
a) Chỉ đạo các đơn vị trong ngành, các cơ sở y tế tư nhân thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về an toàn bức xạ khi chẩn đoán và điều trị bệnh bằng bức xạ cũng như việc sử dụng các dược phẩm phóng xạ, lương thực, thực phẩm, nước uống đã qua xử lý chiếu xạ.
b) Chỉ đạo các đơn vị trong ngành cấp cứu và điều trị những người bị chiếu xạ quá liều, những người bị bệnh phóng xạ theo các quy định của Nhà nước. Chỉ đạo các đơn vị y tế trong ngành có sử dụng thiết bị bức xạ tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho nhân viên bức xạ.
c) Chỉ đạo các đơn vị trong ngành, các cơ sở y tế tư nhân có sử dụng các thiết bị bức xạ X - quang trong chẩn đoán khám bệnh thực hiện việc kiểm định Nhà nước thiết bị cũng như trang bị và theo dõi liều xạ kế cá nhân cho người làm công tác bức xạ.
d) Khuyến khích và tạo điều kiện cho các đơn vị trong ngành, các cơ sở y tế tư nhân có sử dụng các thiết bị bức xạ X - quang trong chẩn đoán khám bệnh thực hiện tốt những quy định về an toàn bức xạ theo tiêu chuẩn về an toàn bức xạ trong y tế.
e) Khi sự cố bức xạ xảy ra cần chỉ đạo các đơn vị trong ngành tổ chức cứu chữa nạn nhân (nếu có) giám định và theo dõi sức khoẻ của những người có nguy cơ bị ảnh hưởng của sự cố bức xạ.
f) Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ trong việc thẩm định an toàn bức xạ đối với các cơ sở y tế có sử dụng thiết bị phát tia X.
3. Công an tỉnh
a) Phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ trong công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý sử dụng nguồn phóng xạ. Kiểm tra việc thực hiện các quy định của phát luật về vận chuyển chất phóng xạ, chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ trên địa bàn.
b) Tiến hành điều tra các vụ việc có dấu hiệu của tội phạm liên quan đến công tác quản lý và kiểm soát phóng xạ theo quy định của pháp luật.
c) Khi sự cố bức xạ xảy ra, cử cán bộ phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ trong việc khắc phục, đảm bảo an ninh trật tự, điều tra nguyên nhân sự cố bức xạ để xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với Liên đoàn lao động tỉnh
a) Theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện các chế độ, chính sách đối với những người làm công việc bức xạ theo các quy định của pháp luật.
b) Khi sự cố bức xạ xảy ra, cử thanh tra về an toàn lao động phối hợp thanh tra an toàn bức xạ của Sở Khoa học và Công nghệ điều tra các trường hợp xảy ra tai nạn lao động có liên quan đến bức xạ.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường: Có trách nhiệm chủ động phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ thông báo khu vực có khoáng sản phóng xạ chưa khai thác cần bảo vệ, hướng dẫn Ủy ban nhân dân địa phương thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn bức xạ và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân trong khu vực.
Điều 15. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã
1. Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ và các cơ quan có liên quan kiểm tra, đôn đốc các tổ chức, cá nhân tiến hành các công việc liên quan đến bức xạ tại địa phương thực hiện nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật về an toàn và kiểm soát bức xạ.
2. Khi sự cố bức xạ xảy ra (như mất nguồn phóng xạ, rò rỉ chất phóng xạ, thiết bị bức xạ hoạt động chệch khỏi chế độ vận hành quy định) tại huyện, thị xã nào thì Ủy ban nhân dân các huyện, thị đó phải cử cán bộ có thẩm quyền đến ngay cơ sở giúp khắc phục sự cố bức xạ và tạo điều kiện thuận lợi giúp các cơ quan chức năng khắc phục sự cố bức xạ.
Điều 16. Khen thưởng và xử lý vi phạm
1. Tổ chức, cá nhân có cơ sở bức xạ thực hiện tốt những quy định của Nhà nước trong lĩnh vực an toàn và kiểm soát bức xạ được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân có cơ sở bức xạ, tiến hành các hoạt động liên quan đến bức xạ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng vi phạm các nội dung đã được quy định trong lĩnh vực an toàn kiểm soát bức xạ, tuỳ theo mức độ và tính chất vi phạm bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình triển khai thực hiện Quy định này, nếu có vấn đề vướng mắc, phát sinh, các tổ chức, cá nhân và các cơ quan liên quan phản ánh bằng văn bản về Sở Khoa học và Công nghệ để trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung./.