Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Quyết định 95/QĐ-UBND về Chương trình hành động về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021 do tỉnh Kon Tum ban hành

Số hiệu 95/QĐ-UBND
Ngày ban hành 05/02/2021
Ngày có hiệu lực 05/02/2021
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Kon Tum
Người ký Lê Ngọc Tuấn
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 95/QĐ-UBND

Kon Tum, ngày 05 tháng 02 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG VỀ TIẾP TỤC THỰC HIỆN NHỮNG NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA NĂM 2021

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019;

Thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Văn bản số 304/SKHĐT-DN ngày 29 tháng 01 năm 2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021 (có Chương trình kèm theo).

Điều 2. Thủ trưởng các Sở, ban ngành, đơn vị thuộc tỉnh, các cơ quan ngành dọc tổ chức tại tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (b/c);
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư (b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (b/c);
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 2;
- Viễn thông tỉnh, Bưu điện tỉnh; Công ty Điện lực Kon Tum; Công ty CP cấp nước Kon Tum;
- Các cơ quan truyền thông tỉnh;
- VP UBND tỉnh: CVP, các PVP;
- Lưu VT, KTTH.PTP.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Lê Ngọc Tuấn

 

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

VỀ TIẾP TỤC THỰC HIỆN NHỮNG NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA NĂM 2021
(Ban hành kèm theo Quyết định số 95/QĐ-UBND ngày 05 tháng 02 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum)

Thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021 (gọi tắt là Nghị quyết số 02/NQ-CP), Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum xây dựng Chương trình hành động với nội dung cụ thể sau:

I. MỤC TIÊU VÀ CÁC CHỈ TIÊU CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH

1. Mục tiêu

- Quán triệt tinh thần và nội dung của Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ; các Chương trình, Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh sâu rộng trong chính quyền các cấp, đến từng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân để tích cực hưởng ứng và triển khai thực hiện.

- Tiếp tục tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, thân thiện, thông thoáng và minh bạch; tạo thuận lợi nhất để hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhất là các doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo; tạo động lực, sự đột phá và thu hút nhanh nguồn lực đầu tư xã hội vào tỉnh.

2. Một số chỉ tiêu cụ thể

2.1. Đi với chỉ số PCI

- Tiếp tục giữ vững, phát huy những kết quả đạt được và khắc phục các hạn chế, khuyết điểm tại các lĩnh vực, nội dung, tiêu chí, chỉ số thành phần.

- Tiếp tục thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp của Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; trong đó tập trung các giải pháp mạnh, cụ thể, sát thực tiễn để cải thiện các chỉ số đạt kết quả thấp của tỉnh, gồm: Tính minh bạch và tiếp cận thông tin; Chi phí về thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước; Chi phí không chính thức; Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh; Hỗ trợ doanh nghiệp; Đào tạo lao động; Thiết chế pháp lý và an ninh trật tự.

2.2. Một schỉ tiêu theo Nghị quyết s 02/NQ-CP

- Tập trung cải thiện các nhóm chỉ số, chỉ tiêu cụ thể: Cấp phép xây dựng, Đăng ký tài sản, Giải quyết tranh chấp hợp đồng, Giải quyết phá sản doanh nghiệp, Chất lượng quản lý hành chính đất đai, Ứng dụng công nghệ thông tin, Chất lượng đào tạo nghề, Kỹ năng của sinh viên, Đăng ký phát minh sáng chế, Kiểm soát tham nhũng, Mức độ tham gia giao dịch trực tuyến, Cơ hội việc làm trong các ngành thâm dụng tri thức, Môi trường sinh thái bền vững.

- Tập trung chỉ đạo khắc phục ngay những hạn chế, vướng mắc trong công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị theo hướng: (i) Xác định rõ cơ quan, đơn vị đầu mối chủ trì; (ii) Phân định minh bạch, cụ thể quyền và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị đầu mối và các cơ quan, đơn vị phối hợp. Đồng thời, chú trọng giải quyết các bất cập do quy định chưa cụ thể, chồng chéo, mâu thuẫn về quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư, đất đai, xây dựng và tài nguyên, môi trường; thực hiện tích hợp các văn bản quy phạm pháp luật để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, minh bạch, dễ tra cứu, dễ hiểu và dễ tiếp cận của hệ thống pháp luật

- Tập trung chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chuyển đổi số theo Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đồng bộ với thực hiện cải cách hành chính; nhấn mạnh các giải pháp tăng mức độ sẵn sàng thích ứng với nền sản xuất mới trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Tập trung thực hiện: (i) Cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4, trong đó phấn đấu áp dụng 100% cho dịch vụ công thiết thực đối với người dân (như các lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo, an sinh xã hội); (ii) Đẩy mạnh tiến độ thanh toán không dùng tiền mặt và phát triển thương mại điện tử; (iii) Ứng dụng công nghệ thông tin để minh bạch hóa quy trình, thủ tục; huy động sự tham gia, đóng góp của doanh nghiệp và người dân vào xây dựng chính quyền; kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu dùng chung phục vụ công tác quản lý nhà nước; (iv) Xây dựng và triển khai Chương trình Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025.

- Tập trung chỉ đạo xây dựng và thực hiện chiến lược, kế hoạch trung, dài hạn với mục tiêu rõ ràng, lộ trình cụ thể để tạo chuyển biến vững chắc đối với các chỉ tiêu có tính chất nền tảng nhưng khó cải thiện trong thời gian ngắn như bảo vệ môi trường sinh thái, giảm nghèo đa chiều, phát triển miền núi, vùng sâu, vùng xa...; phấn đấu giữ vững và cải thiện thứ hạng phát triển bền vững. Đồng thời, thực hiện các giải pháp truyền thông nâng cao nhận thức toàn xã hội, nhất là cộng đồng doanh nghiệp về nội dung và ý nghĩa của phát triển bền vững nhằm phát triển nhanh cộng đồng doanh nghiệp phát triển bền vững.

[...]