Quyết định 948/2008/QĐ-UBND về ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh Ninh Bình
Số hiệu | 948/2008/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 12/05/2008 |
Ngày có hiệu lực | 22/05/2008 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Ninh Bình |
Người ký | Đinh Quốc Trị |
Lĩnh vực | Đầu tư,Tài chính nhà nước |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 948/2008/QĐ-UBND |
Ninh Bình, ngày 12 tháng 05 năm 2008 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐIỀU LỆ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NINH BÌNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 138/2007/NĐ-CP ngày 28/8/2007 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương;
Căn cứ Thông tư số 139/2007/TT-BTC ngày 29/11/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính của Quỹ đầu tư phát triển địa phương;
Căn cứ Quyết định số 07/2008/QĐ-BTC ngày 29/01/2008 của Bộ Tài chính về việc ban hành Điều lệ mẫu áp dụng cho các Quỹ đầu tư phát triển địa phương;
Xét đề nghị của Hội đồng quản lý Quỹ Đầu tư Phát triển Ninh Bình và báo cáo thẩm định số 39/BC-STP ngày 21/4/2008 của Sở Tư pháp Ninh Bình,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Quỹ Đầu tư Phát triển Ninh Bình.
Điều 2. Giao Hội đồng quản lý Quỹ Đầu tư Phát triển Ninh Bình chỉ đạo hoạt động của Quỹ theo đúng Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Quỹ Đầu tư Phát triển Ninh Bình và các quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 70/2004/QĐ-UB ngày 08/01/2004 của UBND tỉnh về việc ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Đầu tư Phát triển Ninh Bình.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Hội đồng quản lý Quỹ Đầu tư Phát triển Ninh Bình, Giám đốc Quỹ Đầu tư Phát triển Ninh Bình, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NINH BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 948/2008/QĐ-UBND ngày 12/5/2008 của
UBND tỉnh)
Điều lệ này quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và hoạt động của Quỹ Đầu tư Phát triển Ninh Bình theo quy định tại Nghị định 138/2007/NĐ-CP ngay 28/8/2007 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương (sau đây gọi tắt là Nghị định 138/2007/NĐ-CP).
1. Trong Điều lệ này, những thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.1. “Vốn điều lệ” là vốn ghi trong Điều lệ này.
1.2. “Vốn điều lệ thực có” là số vốn điều lệ phản ánh trên sổ sách kế toán của Quỹ.
1.3. “Người có liên quan” là cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, vợ, chồng, con, con nuôi, anh chị em ruột của thành viên Hội đồng quản lý, Giám đốc, Trưởng ban kiểm soát, Kế toán trưởng của Quỹ.
2. Các tiêu đề (chương, điều của Điều lệ này) được sử dụng nhằm thuận tiện cho việc hiểu nội dung và không ảnh hưởng tới nội dung của Điều lệ này.
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 948/2008/QĐ-UBND |
Ninh Bình, ngày 12 tháng 05 năm 2008 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐIỀU LỆ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NINH BÌNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 138/2007/NĐ-CP ngày 28/8/2007 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương;
Căn cứ Thông tư số 139/2007/TT-BTC ngày 29/11/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính của Quỹ đầu tư phát triển địa phương;
Căn cứ Quyết định số 07/2008/QĐ-BTC ngày 29/01/2008 của Bộ Tài chính về việc ban hành Điều lệ mẫu áp dụng cho các Quỹ đầu tư phát triển địa phương;
Xét đề nghị của Hội đồng quản lý Quỹ Đầu tư Phát triển Ninh Bình và báo cáo thẩm định số 39/BC-STP ngày 21/4/2008 của Sở Tư pháp Ninh Bình,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Quỹ Đầu tư Phát triển Ninh Bình.
Điều 2. Giao Hội đồng quản lý Quỹ Đầu tư Phát triển Ninh Bình chỉ đạo hoạt động của Quỹ theo đúng Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Quỹ Đầu tư Phát triển Ninh Bình và các quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 70/2004/QĐ-UB ngày 08/01/2004 của UBND tỉnh về việc ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Đầu tư Phát triển Ninh Bình.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Hội đồng quản lý Quỹ Đầu tư Phát triển Ninh Bình, Giám đốc Quỹ Đầu tư Phát triển Ninh Bình, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NINH BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 948/2008/QĐ-UBND ngày 12/5/2008 của
UBND tỉnh)
Điều lệ này quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và hoạt động của Quỹ Đầu tư Phát triển Ninh Bình theo quy định tại Nghị định 138/2007/NĐ-CP ngay 28/8/2007 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương (sau đây gọi tắt là Nghị định 138/2007/NĐ-CP).
1. Trong Điều lệ này, những thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.1. “Vốn điều lệ” là vốn ghi trong Điều lệ này.
1.2. “Vốn điều lệ thực có” là số vốn điều lệ phản ánh trên sổ sách kế toán của Quỹ.
1.3. “Người có liên quan” là cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, vợ, chồng, con, con nuôi, anh chị em ruột của thành viên Hội đồng quản lý, Giám đốc, Trưởng ban kiểm soát, Kế toán trưởng của Quỹ.
2. Các tiêu đề (chương, điều của Điều lệ này) được sử dụng nhằm thuận tiện cho việc hiểu nội dung và không ảnh hưởng tới nội dung của Điều lệ này.
Điều 2. Thông tin chung về Quỹ Đầu tư phát triển Ninh Bình
1. Quỹ Đầu tư phát triển Ninh Bình (sau đây gọi tắt là Quỹ) là một tổ chức tài chính Nhà nước, được thành lập theo Quyết định số 870/QĐ-UBND, ngày 29/4/2008 của UBND tỉnh Ninh Bình nhằm mục đích tiếp nhận vốn Ngân sách, huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình.
2. Địa vị pháp lý của Quỹ quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định 138/2007/NĐ-CP.
3. Vốn điều lệ của Quỹ là 500 tỷ đồng (Năm trăm tỷ đồng).
4. Địa chỉ trụ sở chính của Quỹ đặt tại thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.
5. Tên gọi của Quỹ: Quỹ Đầu tư phát triển Ninh Bình.
6. Tên giao dịch: Quỹ Đầu tư phát triển địa phương NDIF.
7. Tên giao dịch quốc tế của Quỹ là: Ninh Bình Development Investment Fund (viết tắt là NDIF).
Cơ cấu tổ chức bộ máy của Quỹ gồm có Hội đồng quản lý, Ban Kiểm soát và Bộ máy điều hành.
Quỹ hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính, bảo đảm an toàn và phát triển vốn, tự bù đắp chi phí và tự chịu rủi ro. Quỹ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi nguồn vốn chủ sở hữu của Quỹ.
Điều 5. Tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam và các đoàn thể của Quỹ hoạt động theo quy định của Điều lệ Đảng, Điều lệ của tổ chức đoàn thể và các quy định khác của pháp luật.
Điều 6. Quản lý Nhà nước đối với Quỹ Đầu tư phát triển Ninh Bình
1. UBND tỉnh Ninh Bình trực tiếp quản lý hoạt động của Quỹ và quyết định các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quy định tại Nghị định 138/2007/NĐ-CP và pháp luật hiện hành.
2. Sở Tài chính tỉnh Ninh Bình thay mặt UBND tỉnh Ninh Bình trực tiếp theo dõi, kiểm tra, giám sát hoạt động của Quỹ và thực hiện một số nhiệm vụ khác có liên quan theo ủy quyền của UBND tỉnh Ninh Bình.
3. Quỹ chịu sự quản lý nhà nước về tài chính của Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan theo quy định tại Nghị định 138/2007/NĐ-CP và pháp luật hiện hành.
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN
1. Tiếp nhận vốn ngân sách của tỉnh Ninh Bình, vốn tài trợ, viện trợ; huy động các nguồn vốn trung và dài hạn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật để tạo nguồn vốn thực hiện các dự án phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình.
2. Tiếp nhận, quản lý nguồn vốn ủy thác từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện các hoạt động theo hợp đồng ủy thác; phát hành trái phiếu chính quyền địa phương theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình để huy động vốn cho ngân sách tỉnh Ninh Bình.
3. Nhận ủy thác quản lý hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quyết định của UBND tỉnh Ninh Bình.
4. Thực hiện đầu tư trực tiếp, cho vay đầu tư, góp vốn thành lập doanh nghiệp; ủy thác cho vay đầu tư, thu hồi nợ theo quy định tại Nghị định 138/2007/NĐ-CP.
Ngoài các nhiệm vụ quy định tại Điều 33 Nghị định 138/2007/NĐ-CP, Quỹ thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Quản lý, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả các nguồn vốn, đảm bảo an toàn và phát triển vốn; tự bù đắp chi phí và tự chịu rủi ro.
2. Đầu tư đúng quy định, đúng mục đích, đúng đối tượng, có hiệu quả; thu hồi kịp thời, đầy đủ cả nợ gốc và nợ lãi.
3. Thực hiện đúng hạn, đầy đủ các nghĩa vụ trả nợ của Quỹ đối với tổ chức, cá nhân đã cho Quỹ vay vốn.
4. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước theo quy định hiện hành.
5. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của UBND tỉnh Ninh Bình, Sở Tài chính tỉnh và Bộ Tài chính.
6. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình giao nhưng không được trái với quy định tại Nghị định 138/2007/NĐ-CP.
Ngoài các quyền hạn quy định tại Điều 34 Nghị định 138/2007/NĐ-CP, Quỹ có các quyền hạn sau:
1. Được pháp luật bảo hộ với tư cách là một pháp nhân trước mọi hành vi trái pháp luật gây tác hại đến tài sản, quyền lợi và uy tín của Quỹ.
2. Được tổ chức hoạt động kinh doanh phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động quy định tại Nghị định 138/2007/NĐ-CP và Điều lệ này.
3. Được quản lý, sử dụng vốn và tài sản được giao, khai thác các nguồn lực nhằm tăng nguồn vốn để thực hiện nhiệm vụ.
4. Được trực tiếp quan hệ với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để đàm phán, ký kết các hợp đồng vay vốn, nhận tài trợ trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi, theo đúng pháp luật Việt Nam.
5. Được lựa chọn các dự án thuộc đối tượng, có hiệu quả để quyết định đầu tư. Trường hợp đặc biệt do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
6. Được đầu tư vào các dự án với tư cách là chủ đầu tư hoặc đồng chủ đầu tư; cho vay hoặc hợp vốn cho vay đối với các dự án, ủy thác và nhận ủy thác theo quy định tại Nghị định 138/2007/NĐ-CP.
7. Có quyền yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu, hồ sơ về tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh để xem xét quyết định đầu tư; trực tiếp thẩm định phương án tài chính, hiệu quả đầu tư của các dự án.
8. Được thuê các tổ chức, chuyên gia tư vấn để xem xét, thẩm định một phần hoặc toàn bộ các dự án Quỹ đầu tư trực tiếp, cho vay, góp vốn thành lập doanh nghiệp.
9. Được kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất tình hình sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân vay vốn tại Quỹ; tình hình quản lý, sử dụng nguồn vốn Quỹ cho vay, đầu tư cũng như các vấn đề liên quan đến việc thực hiện dự án đầu tư.
10. Được đình chỉ việc đầu tư, cho vay, góp vốn; thu hồi các khoản đầu tư trước thời hạn nếu có đầy đủ chứng cứ chứng minh đối tượng sử dụng vốn không đúng mục đích hoặc vi phạm pháp luật.
11. Có quyền từ chối tài trợ, hợp tác, cho vay, cung cấp vốn nếu xét thấy trái pháp luật, Điều lệ hoạt động của Quỹ; khởi kiện theo quy định của pháp luật đối với các đơn vị, cá nhân vi phạm cam kết với Quỹ hoặc vi phạm các quy định của Nhà nước liên quan đến hoạt động của Quỹ
12. Được ban hành các quy chế, quy trình hoạt động để làm căn cứ triển khai hoạt động phù hợp với tình hình thực tế của Quỹ trong từng thời kỳ.
13. Được tuyển dụng, thuê mướn, bố trí, sử dụng và đào tạo cán bộ; lựa chọn các hình thức trả lương, thưởng trên cơ sở kết quả hoạt động của Quỹ và có các quyền khác của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.
14. Được cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản thuộc sở hữu của Quỹ theo quy định của pháp luật hiện hành.
15. Khi đến hạn trả nợ, nếu chủ đầu tư không trả được nợ thì Quỹ được quyền xử lý tài sản đảm bảo tiền vay để thu hồi nợ theo quy định của pháp luật.
16. Được quyền mở các văn phòng đại diện của Quỹ tại các Tỉnh/Thành phố khác nhằm thực thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của Quỹ.
HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NINH BÌNH
1. Quỹ được huy động vốn trung và dài hạn đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư cho các dự án theo quy định hiện hành của Nhà nước, bao gồm:
1.1. Vay các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thông qua hợp đồng vay vốn. Việc vay vốn nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về vay nợ nước ngoài.
1.2. Phát hành trái phiếu Quỹ Đầu tư phát triển địa phương theo quy định của pháp luật.
1.3. Các hình thức huy động khác theo quy định của pháp luật.
2. Quỹ không được huy động vốn ngắn hạn.
3. Giới hạn huy động vốn của Quỹ theo quy định tại Điều 28 của Nghị định 138/2007/NĐ-CP.
4. Trường hợp huy động vốn cho ngân sách tỉnh Ninh Bình được thực hiện theo quy định của Chính phủ, Bộ Tài chính và Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình và không tính vào nguồn vốn huy động của Quỹ.
Điều 11. Đầu tư trực tiếp vào các dự án
1. Đối tượng, điều kiện, phương thức, hình thức đầu tư trực tiếp thực hiện theo quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9 của Nghị định 138/2007/NĐ-CP.
2. Giới hạn đầu tư trực tiếp thực hiện theo quy định tại khoản 1 điều 25 Nghị định 138/2007/NĐ-CP.
3. Mức vốn đầu tư đối với một dự án trên 10% vốn chủ sở hữu của Quỹ do UBND tỉnh Ninh Bình quyết định.
4. Mức vốn đầu tư đối với một dự án từ trên 8% đến 10% vốn chủ sở hữu của Quỹ do Hội đồng quản lý Quỹ quyết định.
5. Mức vốn đầu tư đối với một dự án đến 8% vốn chủ sở hữu của Quỹ do Giám đốc Quỹ quyết định.
1. Đối tượng, điều kiện, thời hạn cho vay thực hiện theo quy định tại Điều 11, Điều 12, Điều 14 của Nghị định 138/2007/NĐ-CP.
2. Lãi suất cho vay vốn đối với từng dự án cụ thể do người quyết định cho vay quyết định nhưng phải đảm bảo phù hợp với quy định tại Điều 15 Nghị định 138/2007/NĐ-CP và khung lãi suất cho vay đầu tư do Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt.
3. UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt khung lãi suất cho vay đầu tư trên cơ sở đề nghị của Hội đồng quản lý Quỹ và thông báo cho Bộ Tài chính.
4. Giới hạn cho vay đối với một dự án thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định 138/2007/NĐ-CP.
5. Mức vốn cho vay đối với một dự án trên 15% vốn chủ sở hữu của Quỹ do UBND tỉnh Ninh Bình quyết định.
6. Mức vốn cho vay đối với một dự án trên 10% đến 15% vốn chủ sở hữu của Quỹ do Hội đồng quản lý Quỹ quyết định.
7. Mức vốn cho vay đối với một dự án đến 10% vốn chủ sở hữu của Quỹ do Giám đốc Quỹ quyết định.
8. Bảo đảm tiền vay: Căn cứ vào đặc điểm của từng dự án đầu tư, Quỹ lựa chọn một, một số hoặc tất cả các biện pháp bảo đảm tiền vay sau đây:
8.1. Cầm cố, thế chấp tài sản của chủ đầu tư;
8.2. Cầm cố, thế chấp bằng chính tài sản hình thành từ nguồn vốn vay;
8.3. Bảo lãnh của bên thứ ba;
8.4. Các biện pháp đảm bảo tiền vay khác phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
9. Hợp vốn cho vay: thực hiện theo quy định tại Điều 17 Nghị định 138/2007/NĐ-CP và Điều lệ này.
10. Việc phân loại nợ, trích lập dự phòng xử lý rủi ro đối với hoạt động cho vay đầu tư thực hiện theo quy định áp dụng cho các tổ chức tín dụng.
11. Xử lý rủi ro thực hiện theo quy định tại Điều 19, Điều 20 của Nghị định 138/2007/NĐ-CP.
Điều 13. Góp vốn thành lập các tổ chức kinh tế
1. Việc góp vốn thành lập các tổ chức kinh tế thực hiện theo quy định tại Điều 21 của Nghị định 138/2007/NĐ-CP.
2. Mức góp vốn đối với một doanh nghiệp trên 10% vốn chủ sở hữu của Quỹ do UBND tỉnh Ninh Bình quyết định.
3. Mức góp vốn đối với một doanh nghiệp từ trên 8% đến 10% vốn chủ sở hữu của Quỹ do Hội đồng quản lý Quỹ quyết định.
4. Mức góp vốn đối với một doanh nghiệp đến 8% vốn chủ sở hữu của Quỹ do Giám đốc Quỹ quyết định.
5. Giới hạn góp vốn thành lập tổ chức kinh tế thực hiện theo quy định tại khoản 3 điều 25 Nghị định 138/2007/NĐ-CP.
6. Người quyết định cử đại diện phần vốn góp của Quỹ tại doanh nghiệp mà Quỹ góp vốn không được là người có liên quan với người được cử đại diện phần vốn góp của Quỹ tại doanh nghiệp đó.
Điều 14. Nhận ủy thác và ủy thác
Hoạt động nhận ủy thác và ủy thác thực hiện theo quy định tại Điều 23 và Điều 24 của Nghị định 138/2007/NĐ-CP.
1. Vốn chủ sở hữu của Quỹ bao gồm vốn điều lệ thực có và các khoản tiền đóng góp tự nguyện, các khoản viện trợ, tài trợ ... theo quy định tại khoản 1, Điều 26 Nghị định 138/2007/NĐ-CP.
2. Việc thay đổi vốn điều lệ của Quỹ theo quy định tại khoản 2 Điều 26 của Nghị định.
3. Vốn huy động của Quỹ thực hiện theo quy định tại Điều 27 của Nghị định 138/2007/NĐ-CP.
Vốn nhận ủy thác từ Ngân sách Nhà nước, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước theo quy định tại Điều 23 của Nghị định 138/2007/NĐ-CP.
Vốn nhận ủy thác không thuộc vốn hoạt động của Quỹ.
Điều 17. Tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản lý Quỹ.
1. Hội đồng quản lý Quỹ có 5 thành viên, trong đó có 1 cán bộ của Sở Tài chính và 1 cán bộ của Chi nhánh Ngân hàng phát triển Ninh Bình có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tham gia (theo thông báo số 888-TB/TU, ngày 18/4/2008 của Thường trực Tỉnh ủy). Mỗi thành viên này được gọi là một ủy viên Hội đồng quản lý Quỹ.
2. Trong số các ủy viên Hội đồng quản lý Quỹ, 01 ủy viên giữ chức Chủ tịch; 01 đến 02 ủy viên khác giữ chức Phó Chủ tịch.
3. Ngoại trừ Giám đốc Quỹ kiêm Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý chuyên trách, tất cả các ủy viên khác của Hội đồng quản lý Quỹ đều có thể hoạt động kiêm nhiệm nhưng không được kiêm nhiệm bất kỳ một chức vụ nào khác trong Quỹ.
5. Ủy viên Hội đồng quản lý Quỹ phải có kiến thức, kinh nghiệm về tài chính, đầu tư vốn, quản trị doanh nghiệp. Ủy viên Hội đồng quản lý Quỹ, Giám đốc, Phó giám đốc, Trưởng ban kiểm soát và Kế toán trưởng của Quỹ không được là người có liên quan của nhau.
6. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản lý Quỹ thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 36 của Nghị định 138/2007/NĐ-CP.
7. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản lý Quỹ không quá 5 năm; ủy viên của Hội đồng quản lý có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
8. Ủy viên Hội đồng quản lý được miễn nhiệm hoặc bị bãi nhiệm trong những trường hợp sau:
8.1. Bị Tòa án kết án bằng bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật;
8.2. Không đủ năng lực, trình độ đảm nhận công việc được giao, bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị tước bỏ năng lực hành vi dân sự.
8.3. Không trung thực trong thực thi nhiệm vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thu lợi cho cá nhân hoặc cho người khác, báo cáo không trung thực tình hình tài chính của Quỹ.
8.4. Vi phạm quy định của pháp luật và Điều lệ này.
8.5. Khi có quyết định xử lý kỷ luật của UBND tỉnh Ninh Bình.
9. Ủy viên Hội đồng quản lý được thay thế trong những trường hợp sau:
9.1. Xin từ chức.
9.2. Khi có quyết định nghỉ theo chế độ bảo hiểm xã hội, điều chuyển hoặc bố trí công việc khác.
9.3. Không đảm bảo sức khoẻ đảm nhận công việc.
9.4. Khi có sự khiếm khuyết trong Hội đồng quản lý vì những lý do khác.
Điều 18. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản lý Quỹ
Ngoài các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, Điều 37 Nghị định 138/2007/NĐ-CP, Hội đồng quản lý Quỹ có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Nhận, quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn ngân sách và các nguồn lực do Nhà nước giao cho Quỹ.
2. Được sử dụng con dấu của Quỹ trong việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản lý.
3. Ban hành quy chế làm việc của Hội đồng quản lý, quy chế hoạt động của Ban kiểm soát Quỹ và một số các quy định liên quan phục vụ hoạt động của Hội đồng quản lý Quỹ.
4. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng, kỷ luật các thành viên của Ban kiểm soát theo đề nghị của Trưởng Ban kiểm soát.
5. Trình UBND tỉnh Ninh Bình quyết định phân cấp, điều chỉnh phân cấp giữa Hội đồng quản lý Quỹ và Giám đốc Quỹ trong việc quyết định đầu tư trực tiếp, cho vay đầu tư, góp vốn thành lập doanh nghiệp.
6. Quyết định việc đầu tư trực tiếp, cho vay đầu tư, góp vốn thành lập doanh nghiệp; Quyết định cử người đại diện phần vốn góp tại doanh nghiệp được Quỹ góp vốn trong phạm vi thẩm quyền được phân cấp.
7. Thông qua báo cáo tài chính hàng năm của Quỹ; phương án sử dụng lợi nhuận sau thuế; xử lý các khoản lỗ trong quá trình kinh doanh theo đề nghị của Giám đốc Quỹ; quyết định gia hạn nợ theo thẩm quyền; quyết định việc xóa nợ lãi cho vay đầu tư.
8. Thông qua đề nghị của Giám đốc Quỹ, ban hành Quy chế hoạt động của bộ máy điều hành Quỹ; Quy chế đầu tư xây dựng, mua sắm và quản lý tài sản của Quỹ; các định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí gián tiếp; Quy chế trả lương; các quy chế hoạt động nghiệp vụ của Quỹ (bao gồm nhưng không giới hạn ở: Quy chế đầu tư trực tiếp, Quy chế cho vay đầu tư, Quy chế góp vốn thành lập doanh nghiệp, Quy chế quản lý rủi ro, Quy chế thẩm định dự án, Quy chế huy động vốn, Quy chế bảo đảm tiền vay và một số quy chế khác thuộc thẩm quyền theo đề nghị của Giám đốc Quỹ) để làm căn cứ triển khai hoạt động của Quỹ, phù hợp với tình hình triển khai hoạt động của Quỹ trong từng thời kỳ.
9. Ủy quyền cho Giám đốc Quỹ thực hiện một số nhiệm vụ và quyền hạn thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản lý Quỹ. Người được ủy quyền chịu trách nhiệm trong phạm vi được ủy quyền, Hội đồng quản lý Quỹ chịu trách nhiệm cuối cùng đối với các nội dung ủy quyền.
10. Trình UBND tỉnh Ninh Bình quyết định phương án biên chế, chế độ tiền lương, thưởng; phương thức tổ chức, bộ máy quản lý của Quỹ phù hợp với quy định tại Nghị định 138/2007/NĐ-CP và pháp luật hiện hành.
11. Trên cơ sở quyết định của UBND tỉnh Ninh Bình về phương thức tổ chức hoạt động của Quỹ, quyết định tổ chức các Phòng, Ban nghiệp vụ của Quỹ theo đề nghị của Giám đốc Quỹ theo nguyên tắc gọn nhẹ, hiệu quả.
12. Chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Hội đồng và chịu trách nhiệm cá nhân từng thành viên Hội đồng về phần việc được phân công trước Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình và trước pháp luật.
13. Thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm khác theo ủy quyền của UBND tỉnh Ninh Bình nhưng không được trái với quy định của Nghị định 138/2007/NĐ-CP.
Điều 19. Chủ tịch Hội đồng quản lý
Chủ tịch Hội đồng quản lý có quyền hạn và nhiệm vụ sau đây:
1. Thay mặt Hội đồng quản lý, cùng Giám đốc Quỹ ký nhận vốn, tài nguyên và các nguồn lực khác do Nhà nước giao cho Quỹ.
2. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng quản lý theo quy định tại Điều 18 của Điều lệ này.
3. Thay mặt Hội đồng quản lý ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản lý.
4. Tổ chức theo dõi và giám sát việc thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản lý; có quyền hủy bỏ các quyết định của Giám đốc Quỹ trái với nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản lý.
5. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng quản lý ủy quyền cho Phó chủ tịch Hội đồng quản lý hoặc cho ủy viên Hội đồng quản lý thực hiện một số nhiệm vụ thuộc thẩm quyền. Người được ủy quyền chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng quản lý về các công việc được ủy quyền.
6. Các quyền khác theo quy định của pháp luật và ủy quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình.
Điều 20. Chế độ làm việc của Hội đồng quản lý Quỹ
1. Hội đồng quản lý Quỹ làm việc theo chế độ tập thể, họp thường kỳ tối thiểu 3 tháng một lần để xem xét và quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của Hội đồng quản lý Quỹ. Khi cần thiết, Hội đồng quản lý Quỹ có thể họp bất thường để giải quyết các vấn đề cấp bách của Quỹ theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng quản lý hoặc theo đề nghị của Giám đốc Quỹ hoặc Trưởng ban kiểm soát, sau khi được Chủ tịch Hội đồng quản lý chấp thuận.
2. Các cuộc họp của Hội đồng quản lý chỉ có hiệu lực khi có ít nhất 2/3 số thành viên của Hội đồng tham dự. Thành viên Hội đồng quản lý vắng mặt phải thông báo lý do vắng mặt bằng văn bản. Cuộc họp do Chủ tịch hoặc một thành viên khác được Chủ tịch ủy quyền trong trường hợp Chủ tịch vắng mặt làm chủ tọa. Trong trường hợp cấp bách, việc xin ý kiến các ủy viên Hội đồng quản lý Quỹ có thể được thực hiện bằng văn bản.
3. Tài liệu họp phải được chuẩn bị và gửi tới các thành viên Hội đồng quản lý tối thiểu 3 ngày làm việc trước ngày họp. Nội dung cuộc họp phải được ghi chép đầy đủ vào biên bản họp.
4. Hội đồng quản lý quyết định các vấn đề theo nguyên tắc đa số, mỗi thành viên Hội đồng quản lý có một phiếu biểu quyết ngang nhau. Các quyết định của Hội đồng quản lý có hiệu lực khi có ít nhất 50% trở lên tổng số ủy viên trong Hội đồng có mặt biểu quyết tán thành. Trường hợp số phiếu biểu quyết ngang nhau thì ý kiến theo phiếu của người Chủ tọa cuộc họp là quyết định cuối cùng. Ủy viên của Hội đồng quản lý có quyền bảo lưu ý kiến của mình và báo cáo lên Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình.
5. Nội dung và kết luận của các cuộc họp Hội đồng quản lý phải được ghi rõ trong biên bản cuộc họp và được tất cả các thành viên tham dự cuộc họp ký. Kết luận của cuộc họp được thể hiện bằng nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản lý và phải được gửi tới tất cả các ủy viên của Hội đồng quản lý.
6. Chủ tịch Hội đồng quản lý thay mặt Hội đồng ký ban hành các Nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản lý Quỹ và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hậu quả phát sinh từ các quyết định đó. Chủ tịch Hội đồng quản lý có thể ủy quyền bằng văn bản cho một ủy viên Hội đồng quản lý ký thay.
7. Các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản lý có tính bắt buộc thi hành đối với hoạt động của Quỹ. Giám đốc Quỹ có trách nhiệm tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định đó. Giám đốc Quỹ có quyền bảo lưu ý kiến và báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình, nhưng trong thời gian chưa có quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình thì vẫn phải chấp hành các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản lý.
Điều 21. Chế độ lương, phụ cấp, thưởng của Hội đồng quản lý Quỹ
1. Mọi chi phí hoạt động của Hội đồng quản lý theo quy định được tính vào chi phí quản lý của Quỹ.
2. Các thành viên chuyên trách của Hội đồng quản lý được hưởng chế độ tiền lương, thưởng, phụ cấp theo quy định hiện hành áp dụng cho công ty nhà nước. Các ủy viên kiêm nhiệm của Hội đồng quản lý được hưởng phụ cấp trách nhiệm và tiền thưởng theo quy định về chế độ kiêm nhiệm.
Điều 22. Tổ chức Ban kiểm soát Quỹ
1. Ban kiểm soát có 3 thành viên, giúp Hội đồng quản lý giám sát hoạt động của bộ máy điều hành Quỹ. Ban kiểm soát hoạt động theo chế độ bán kiêm nhiệm.
2. Trưởng ban kiểm soát do Chủ tịch Ủy ban nhân dân Ninh Bình bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng quản lý. Trưởng Ban kiểm soát phải đáp ứng được các tiêu chuẩn quy định tại khoản 5 Điều 30 của Nghị định 138/2007NĐ-CP.
3. Nhiệm kỳ của thành viên Ban kiểm soát không quá 5 năm và có thể được bổ nhiệm lại.
4. Các thành viên Ban kiểm soát do Chủ tịch Hội đồng quản lý bổ nhiệm theo đề nghị của trưởng ban kiểm soát.
Điều 23. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát
Ban kiểm soát hoạt động theo quy chế do Hội đồng quản lý phê duyệt. Ngoài các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều 38 của Nghị định, Ban kiểm soát còn có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
1. Kịp thời phát hiện và báo cáo ngay với Hội đồng quản lý và Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình về những hoạt động không bình thường, có dấu hiệu vi phạm pháp luật, thua lỗ hoặc các vi phạm trong việc quản lý tài chính của bộ máy điều hành Quỹ.
2. Không được tiết lộ kết quả kiểm tra, kiểm soát khi chưa được Hội đồng quản lý chấp thuận.
3. Trưởng Ban kiểm soát phải chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh Ninh Bình, Hội đồng quản lý và pháp luật nếu có hành vi bao che, bỏ qua các hành vi vi phạm đã phát hiện; về các thiệt hại của Quỹ nếu tiết lộ kết quả kiểm tra, kiểm soát khi chưa có sự chấp thuận của Hội đồng quản lý Quỹ.
4. Trường hợp đột xuất, vì lợi ích của Quỹ và trách nhiệm của Ban kiểm soát, Trưởng Ban kiểm soát có quyền báo cáo trực tiếp với Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ hoặc Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình.
5. Thành viên kiểm soát được hưởng lương, phụ cấp và các quyền lợi khác theo quy định của Hội đồng quản lý Quỹ. Chi phí hoạt động của Ban kiểm soát được tính vào chi phí hoạt động của Quỹ.
Điều 24. Giám đốc Quỹ có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
1. Giám đốc là người đại diện pháp nhân của Quỹ, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản lý và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động nghiệp vụ của Quỹ, do Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm.
2. Ngoài các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc Quỹ quy định tại khoản 5 điều 39 Nghị định 138/2007NĐ-CP, Giám đốc Quỹ có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
2.1. Được phép đại diện cho Quỹ đối với các quan hệ trong và ngoài nước.
2.2. Đại diện pháp nhân của Quỹ trước pháp luật trong việc tố tụng, tranh chấp, giải thể và những vấn đề thuộc phạm vi điều hành tác nghiệp của Quỹ.
2.3. Xây dựng chiến lược phát triển, phương hướng hoạt động, kế hoạch hoạt động dài hạn và hàng năm; xây dựng chiến lược, kế hoạch huy động vốn, kế hoạch đầu tư, kế hoạch tài chính trình Hội đồng quản lý thông qua để trình UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt.
2.4. Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch đã được duyệt và các hoạt động khác của Quỹ phù hợp với quy định tại điều lệ này và các quy định khác có liên quan.
2.5. Xây dựng các định mức kinh tế - kỹ thuật trình Hội đồng quản lý Quỹ thông qua để làm căn cứ thực hiện.
2.6. Căn cứ các quy chế hoạt động nghiệp vụ do Hội đồng quản lý Quỹ ban hành, ban hành quy trình nghiệp vụ hoạt động của Quỹ.
2.7. Lập phương án phân phối, sử dụng lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ trình Hội đồng quản lý Quỹ quyết định theo thẩm quyền hoặc để trình UBND tỉnh Ninh Bình quyết định.
2.8. Trên cơ sở cơ chế quản lý tài chính do Bộ Tài chính ban hành, xây dựng quy chế lao động, tiền lương, khen thưởng, kỷ luật... áp dụng chung cho toàn Quỹ để trình Hội đồng quản lý phê duyệt.
2.9. Thực hiện báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về các hoạt động của Quỹ cho Hội đồng quản lý Quỹ, UBND tỉnh Ninh Bình, Sở Tài chính và Bộ Tài chính.
2.10. Đề nghị Hội đồng quản lý trình UBND tỉnh Ninh Bình bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với Phó Giám đốc, Kế toán trưởng của Quỹ.
2.11. Thực hiện việc tuyển dụng, bố trí, đào tạo cán bộ và quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh trưởng, phó các phòng nghiệp vụ.
2.12. Thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác của Quỹ do Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình hoặc Hội đồng quản lý ủy nhiệm nhưng không được trái với quy định tại Nghị định 138/2007/NĐ-CP.
2.13. Giám đốc Quỹ phải đáp ứng được các tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 4 Điều 30 của Nghị định.
Điều 25. Phó Giám đốc và Kế toán trưởng
1. Phó Giám đốc giúp Giám đốc điều hành Quỹ, được phân công quản lý, điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Quỹ.
2. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Phó Giám đốc và Kế toán trưởng theo quy định tại khoản 3 Điều 39 của Nghị định 138/2007NĐ-CP.
3. Kế toán trưởng phải đáp ứng được các điều kiện, tiêu chuẩn; có trách nhiệm và quyền hạn theo quy định của Luật kế toán.
4. Các Phó Giám đốc Quỹ phải đáp ứng được các tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 4 Điều 30 của Nghị định 138/2007NĐ-CP.
5. Phó Giám đốc, kế toán trưởng Quỹ là người giúp việc cho Giám đốc Quỹ, chịu trách nhiệm trước Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng quản lý, UBND tỉnh Ninh Bình và trước pháp luật về phần việc được Giám đốc phân công phụ trách.
1. Các bộ phận nghiệp vụ do Hội đồng quản lý quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể theo đề nghị của Giám đốc Quỹ, có chức năng tham mưu và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ do Hội đồng quản lý và Giám đốc Quỹ giao.
2. Lãnh đạo các bộ phận nghiệp vụ do Giám đốc Quỹ bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật.
3. Lãnh đạo các bộ phận nghiệp vụ và cán bộ công chức, viên chức làm nhiệm vụ chuyên môn chịu trách nhiệm trước Giám đốc Quỹ và pháp luật về nhiệm vụ được giao.
Điều 27. Chế độ kế toán, kiểm toán
1. Chế độ kế toán, kiểm toán của Quỹ thực hiện theo quy định do Bộ Tài chính ban hành.
2. Quỹ phải tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của pháp luật và kế toán.
XỬ LÝ TRANH CHẤP, TỔ CHỨC LẠI, GIẢI THỂ
Điều 28. Mọi tranh chấp giữa Quỹ với pháp nhân và thể nhân có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động của Quỹ được xử lý theo pháp luật hiện hành.
Điều 29. Việc tổ chức lại hoặc giải thể Quỹ Đầu tư phát triển do Hội đồng quản lý Quỹ đề nghị UBND tỉnh Ninh Bình quyết định; các trường hợp khác thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 30. Việc tổ chức lại, sáp nhập, thành lập mới các đơn vị, phòng ban nghiệp vụ trực thuộc Quỹ do Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ quyết định theo đề nghị của Giám đốc Quỹ, trên cơ sở phương thức tổ chức bộ máy quản lý đã được UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt.
Điều 31. Điều lệ này là cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của Quỹ Đầu tư Phát triển Ninh Bình. Tất cả các cá nhân, đơn vị trực thuộc Quỹ Đầu tư Phát triển Ninh Bình có trách nhiệm thi hành điều lệ này.
Điều 32. Trong quá trình thực hiện, Quỹ có trách nhiệm tổng kết hoạt động, đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ này (nếu cần thiết)./.