Quyết định 931/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề án Tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ Dân số - Kế hoạch hóa gia đình cho vị thành niên/thanh niên giai đoạn 2017-2020 do tỉnh Thái Bình ban hành

Số hiệu 931/QĐ-UBND
Ngày ban hành 13/04/2018
Ngày có hiệu lực 13/04/2018
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thái Bình
Người ký Nguyễn Thị Lĩnh
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 931/QĐ-UBND

Thái Bình, ngày 13 tháng 4 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH CHO VỊ THÀNH NIÊN/THANH NIÊN GIAI ĐOẠN 2017 - 2020.

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 906/QĐ-BYT ngày 15/3/2017 của Bộ trưởng BY tế về việc phê duyệt Đề án Tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ Dân số - Kế hoạch hóa gia đình cho vị thành niên/thanh niên giai đoạn 2016 - 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 27/TTr-SYT ngày 27/3/2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ Dân số - Kế hoạch hóa gia đình cho vị thành niên/thanh niên giai đoạn 2017 - 2020 (sau đây gọi tắt là Đề án) với các nội dung chính sau:

1. Mc tiêu của Đề án

a) Mục tiêu tổng quát

Đáp ứng nhu cầu kế hoạch hóa gia đình của vị thành niên/thanh niên, góp phần giảm tình trạng mang thai ngoài ý muốn và nâng cao chất lượng dân số, nhằm thực hiện thành công Chiến lược Dân số - Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020.

b) Mục tiêu cụ thể

- Kiến thức, thái độ và kỹ năng thực hành của vị thành niên/thanh niên về KHHGĐ được nâng lên: 55% vị thành niên/thanh niên hiểu biết cơ bản về một số vấn đề Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) như: các biện pháp tránh thai, tác hại của tảo hôn, tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân...

- Tăng cường cung cấp dịch vụ dân số - KHHGĐ cho vị thành niên/ thanh niên.

+ Giảm nhu cầu KHHGĐ chưa được đáp ứng của vị thành niên/thanh niên xung còn 15% vào năm 2020.

+ Giảm 30% số vị thành niên/thanh niên có thai ngoài ý muốn vào năm 2020 so với năm 2016.

+ Tăng tỷ lệ điểm cung cấp dịch vụ dân số - KHHGĐ thân thiện với vị thành niên/thanh niên lên 25% tại địa bàn triển khai vào năm 2020.

- Môi trường gia đình, xã hội thân thiện đối với vị thành niên/thanh niên được cải thiện.

+ 80% cấp ủy Đảng, chính quyền có văn bản chỉ đạo tạo môi trường xã hội thân thiện, ủng hộ vị thành niên/thanh niên.

+ 50% cha mẹ có con trong độ tuổi vị thành niên/thanh niên ủng hộ, hướng dẫn, hỗ trợ con cái chđộng tìm hiểu thông tin, kiến thức và tiếp cận, thụ hưởng các dịch vụ dân số - KHHGĐ.

2. Thời gian, địa bàn thực hiện Đề án, đối tượng của Đề án

a) Thời gian, địa bàn thực hiện Đề án

Năm 2017: Xây dựng dự thảo Đề án, kế hoạch hoạt động truyền thông lồng ghép, hoạt động cung cấp dịch vụ lồng ghép, mô hình chuyên biệt về truyền thông và cung cấp dịch vụ. Lựa chọn địa bàn triển khai, khảo sát, thu thập thông tin, đánh giá.

Năm 2018: Phê duyệt Đề án. Đào tạo, tập huấn, hội thảo, nâng cao năng lực nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng cho người làm công tác truyền thông, tư vấn và cung cấp dịch vụ về dân số - KHHGĐ cho vị thành niên/thanh niên. Xây dựng và triển khai thực hiện mô hình chuyên biệt về truyền thông và cung cấp dịch vụ tại 8 xã/8 huyện, thành phố.

Năm 2019: Triển khai thực hiện mô hình chuyên biệt về truyền thông và cung cấp dịch vụ tại 24 xã/8 huyện, thành phố (duy trì 8 xã, mở rộng 16 xã).

Năm 2020: Triển khai thực hiện mô hình chuyên biệt về truyền thông và cung cấp dịch vụ tại 48 xã/8 huyện, thành phố (duy trì 24 xã, mở rộng 24 xã), khảo sát, thu thập thông tin. Tổng kết, đánh giá việc thực hiện Đề án.

b) Đối tượng của Đề án

- Đối tượng tham gia: Cán bộ dân số/y tế; cơ quan dân số/y tế; các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, ban ngành, đoàn thể; gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội.

[...]