Quyết định 922/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Đề án mỗi vùng có sản phẩm đặc trưng, chất lượng, an toàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2018-2020 thuộc Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm

Số hiệu 922/QĐ-UBND
Ngày ban hành 12/07/2018
Ngày có hiệu lực 12/07/2018
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Bình
Người ký Đinh Chung Phụng
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 922/QĐ-UBND

Ninh Bình, ngày 12 tháng 07 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN MỖI VÙNG CÓ SẢN PHẨM ĐẶC TRƯNG, CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2018-2020 THUỘC CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Quyết định số 414/QĐ-TTg ngày 04/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 32/2016/QH14 ngày 23/11/2016 của Quốc hội về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp;

Căn cứ Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình mỗi vùng có sản phẩm đặc trưng, chất lượng, an toàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2018 - 2020 thuộc Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm (gọi tắt là Chương trình OCOP) với những nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm

Chương trình OCOP là Chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Trọng tâm của Chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện.

Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách để thực hiện; đnh hướng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, dịch vụ; quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; hỗ trợ các khâu: Đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, tín dụng.

2. Mc tiêu

a) Mục tiêu tổng quát:

- Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất (Doanh nghiệp, HTX, THT, hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh) để sản xuất các sản phẩm truyền thống, các sản phẩm đặc sản có lợi thế, góp phần phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị.

- Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm phát triển kinh tế khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập, đời sống cho nông dân, thực hiện có hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;

- Góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, phát triển xã hội nông thôn bền vững.

b) Mục tiêu cụ thể:

* Xây dựng, hoàn thiện bộ máy tổ chức, điều hành Chương trình OCOP tỉnh Ninh Bình

* Ban hành Bộ tiêu chí, quy trình đánh giá, xếp hạng sản phẩm của tỉnh Ninh Bình;

* Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng về chương trình OCOP, sản phẩm OCOP.

* Phát triển các sản phẩm chủ lực:

- Áp dụng các chính sách đồng bộ để thực hiện có hiệu quả Chương trình;

- Hoàn thiện, tiêu chuẩn hóa tối thiểu 11 sản phẩm hiện có;

- Phát triển mới 13 sản phẩm được chứng nhận đạt chuẩn sản phẩm OCOP;

- Chứng nhận 3 sản phẩm OCOP đạt hạng 5 sao;

- Phát triển 1-3 làng văn hóa du lịch đạt tiêu chuẩn 3-5 sao.

[...]