UỶ BAN NHÂN
DÂN
TỈNH HÀ NAM
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
876/2005/QĐ-UBND
|
Hà Nam, ngày
01 tháng 6 năm 2005
|
QUYẾT ĐỊNH
V/V BAN HÀNH QUY ĐỊNH KÝ QUĨ PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG TRONG KHAI
THÁC KHOÁNG SẢN
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26
tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 20 tháng 3 năm
1996 và Nghị định số 76/2000/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2000 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành Luật Khoáng sản (sửa đổi);
Căn cứ Lụât Bảo vệ môi trường ngày 27 tháng
12 năm 1993;
Căn cứ Thông tư liên tịch giữa Bộ Tài chính –
Bộ Công nghiệp - Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường số
126/1999/TTLT-BCN-BKHCNMT ngày 22 tháng 10 năm 1999 về việc hướng dẫn ký quĩ
phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản;
Xét đề nghị của Giám đốc sở Tài nguyên và Môi
trường, Sở Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này “Quy định về ký quỹ phục
hồi môi trường trong khai thác khoáng sản”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày
ký.
Điều 3. Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi
trường, Sở Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã; các
Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà
Nam có trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- Cục kiểm tra văn bản Bộ Tư pháp (để
báo cáo)
- Vụ Pháp chế Bộ TN&MT, (để báo cáo)
- TTTU, HĐND, (để báo cáo)
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh,
- Như điều 3,
- LĐVP (2), TCTM, TH, NC, NN, TTTH
Lưu VT, NN.
2005.1/VP3/98
|
TM. UỶ BAN
NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
CHỦ TỊCH
Đinh Văn Cương
|
QUY ĐỊNH
V/V KÝ QUỸ PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG TRONG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
(Ban hành kèm theo quyết định số 876/2005/QĐ-UB ngày 01/6/2005 của UBND tỉnh
Hà Nam)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
1. Tất cả các tổ
chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Nam phải thực hiện việc ký quỹ phục hồi môi trường theo qui định này.
2. Tiền ký quỹ phục hồi môi trường là
tiền của đơn vị được phép khai thác khoáng sản gửi vào một tài khoản phong toả
tại một tổ chức tín dụng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ bắt buộc phục hồi môi
trường sau khi kết thúc khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về
hoạt động khoáng sản.
3. Thời hạn khai thác khoáng sản từ 03
năm trở xuống (khai thác tận thu) ký quỹ 1 lần, từ 03 năm trở lên có thể
ký quĩ một lần hoặc nhiều lần trong thời gian hoạt động theo giấy phép
quy định (khai thác công nghiệp).
4. Trường hợp hoạt động khai thác trong
khoảng thời gian được gia hạn mà không gây tác động xấu đến môi trường và được
sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, chấp thuận thì không phải thực hiện ký
quỹ bổ xung; nếu gây tác động xấu đến môi trường, thì phải thực hiện ký quỹ một
lần tiếp theo.
Điều 2.
1. Đối với trường
hợp ký quỹ một lần và ký quỹ lần đầu của trường hợp ký quỹ nhiều lần: Việc ký
quỹ phải thực hiện trước ngày bắt đầu tiến hành khai thác khoáng sản.
2. Đối với trường hợp ký quỹ nhiều lần (tính
từ lần thứ hai trở đi): Việc ký quỹ phải thực hiện hàng năm (chậm nhất
là trước ngày 31 tháng 12).
3. Đối với trường hợp gia hạn: Việc ký
quỹ phải thực hiện xong trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được giấy phép chấp
thuận của cơ quan có thẩm quyền cho phép gia hạn.
Điều 3.
1. Ngay sau khi
cấp giấy phép khai thác khoáng sản UBND tỉnh Hà Nam uỷ quyền cho Sở Tài nguyên
và Môi trường ra Thông báo yêu cầu đối tượng được cấp phép phải tiến hành ký
quỹ vào tài khoản phong toả tại một Ngân hàng trên địa bàn tỉnh được sở Tài
nguyên và Môi trường qui định.
2. Trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày
nhận được Thông báo yêu cầu ký quỹ, đối tượng được phép khai thác khoáng sản
phải ký quỹ và thông báo cho Sở Tài nguyên và Môi trường. Sở Tài nguyên và Môi
trường có trách nhiệm báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, Cục địa chất và khoáng sản,
Cục môi trường theo quy định.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4.
1. Mức tiền ký quỹ
phục hồi môi trường được xác định trên cơ sở tổng dự toán chi phí phục hồi môi
trường theo Báo cáo nghiên cứu khả thi, Thiết kế mỏ, Báo cáo đánh giá tác động
môi trường (hoặc Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường ) được sở
Tài nguyên và Môi trường thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt.
2. Các tổ chức, cá nhân đang hoạt động
khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Nam mà chưa thực hiện việc ký quỹ
phục hồi môi trường, thì phải lập đề án, tổng dự toán chi phí cho phục hồi môi
trường trình sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định, làm cơ sở cho việc kiểm
tra, nghiệm thu việc phục hồi môi trường của đơn vị sau khi kết thúc khai thác
mỏ. Mức tiền ký quỹ phục hồi môi trường trong trường hợp này được tính như sau:
TT
|
Loại Khoáng
sản được khai thác
|
Các dạng
phục hồi môi trường khi kết thúc khai thác mỏ
|
Đơn giá
(đ/ha)
|
1
|
Đất đồi, Đất sét gạch ngói
|
Khi kết thúc đáy mỏ sâu hơn cốt tự nhiên, phục
hồi môi trường để nuôi trồng thuỷ sản, hồ sinh thái….
|
23.000.000
|
2
|
Đất đồi, Đất sét xi măng
|
Khi kết thúc đáy mỏ bằng cốt tự nhiên xung
quanh, phục hồi môi trường bằng trồng cây
|
25.000.000
|
3
|
Khai thác Cát lòng sông
|
Phục hồi môi trường bằng cách bồi lắng Phù Sa
|
2.000.000
|
4
|
Khai thác Đá Vôi
|
Khi kết thúc đáy mỏ bằng cốt tự nhiên xung
quanh, phục hồi môi trường bằng cây xanh
|
64.000.000
|
5
|
Khai thác Đá Vôi
|
Khi kết thúc đáy mỏ dở dang cốt tự nhiên xung
quanh, phục hồi môi trường bằng cây xanh
|
45.000.000
|
Điều 5. Các tổ chức, cá nhân có quyền rút tiền ký quỹ sau khi đã
thực hiện xong nghĩa vụ phục hồi môi trường và được sở Tài nguyên và Môi trường
thẩm định, xác nhận bằng văn bản.
Trong thời gian 6 tháng sau khi kết thúc khai
thác mỏ tổ chức, cá nhân được khai thác phải phục hồi môi trường. Quá thời hạn
trên UBND tỉnh giao cho sở Tài nguyên và Môi trường sử dụng tiền ký quỹ vào
việc phục hồi môi trường thông qua hình thức đấu thầu.
Trường hợp tổ chức, cá nhân giải thể hoặc phá
sản thì toàn bộ tiền ký quỹ được xung vào ngân sách Nhà nước.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 6: Trách nhiệm của các
cấp, các ngành.
1. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
- Ra thông báo mức ký quỹ, nơi ký quỹ và đôn
đốc, kiểm tra các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản ký quỹ theo đúng quy
định.
- Thẩm định và xác nhận các trường hợp gia hạn
khai thác mà hoạt động không ảnh hưởng đến môi trường.
- Thẩm định và xác nhận các trường hợp tổ chức,
cá nhân đã hoàn thành việc phục hồi môi trường.
- Thông báo cho các tổ chức, cá nhân được rút
tiền ký quỹ phục hồi môi trường sau khi đã phục hồi môi trường đạt yêu cầu.
2. Tổ chức tín dụng nơi ký quỹ hướng dẫn
về trình tự, thủ tục kỹ quỹ cho các tổ chức, cá nhân ký quỹ và được thu khoản
lệ phí dịch vụ ký quỹ theo quy định của pháp luật.
Tiền ký quỹ phục hồi môi trường của các tổ chức,
cá nhân được phép khai thác khoáng sản được hưởng lãi suất tiền gửi theo quy
định của Ngân hàng Nhà nước.
3. UBND các huyện, thị xã căn cứ vào chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với sở Tài nguyên và
Môi trường và các cơ quan, ban, nghành có liên quan tiến hành kiểm tra định kỳ
việc thực hiện tiến độ phục hồi môi trường theo phương án và dự toán đã được
duyệt.
Điều 7. Khen thưởng và xử lý
vi phạm.
Tổ chức, cá nhân nào được phép khai thác khoáng
sản trên địa bàn tỉnh mà thực hiện nghiêm chỉnh quy định này thì được xét khen
thưởng; tổ chức, cá nhân nào không thực hiện, sẽ bị xử lý theo quy định pháp
luật về hoạt động khoáng sản và Luật bảo vệ môi trường
Điều 8. Điều khoản thi hành.
Trong quá trình thực hiện quy định này, các cơ
quan, tổ chức, cá nhân có khó khăn vướng mắc thì phản ánh về sở Tài nguyên và
Môi trường để tổng hợp, báo cáo trình UBND tỉnh kịp thời sửa đổi, bổ sung cho
phù hợp./.