Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Quyết định 86/1997/QĐ-TCHQ về Quy chế địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu ngoài khu vực cửa khẩu do Tổng cục trưởng Tổng cục hải quan ban hành

Số hiệu 86/1997/QĐ-TCHQ
Ngày ban hành 29/04/1997
Ngày có hiệu lực 29/04/1997
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tổng cục Hải quan
Người ký Nguyễn Văn Cầm
Lĩnh vực Xuất nhập khẩu

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 86/1997/QĐ-TCHQ

Hà Nội, ngày 29 tháng 4 năm 1997

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ ĐỊA ĐIỂM KIỂM TRA HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU NGOÀI KHU VỰC CỬA KHẨU

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN

Căn cứ Điều 17 Pháp lệnh Hải quan ngày 20/2/1990.
Căn cứ Điều 3, Điều 4 Bản quy định thủ tục hải quan và lệ phí hải quan ban hành kèm theo Nghị định 171/HĐBT ngày 27/5/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục giám sát, quản lý về Hải quan.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1.- Ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy chế địa điểm kiểm tra hàng hoá xuất nhập khẩu ngoài khu vực cửa khẩu.

Điều 2.- Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 109/TCHQ-QĐ ngày 9/3/1995 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc ban hành Quy chế địa điểm kiểm tra hàng hoá ngoài khu vực cửa khẩu.

Điều 3.- Thủ trưởng các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan; Cục trưởng Cục hải quan các tỉnh, thành phố; trường Cao đẳng Hải quan và các doanh nghiệp có liên quan, chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nguyễn Văn Cầm

(Đã ký)

 

QUY CHẾ

ĐỊA ĐIỂM KIỂM TRA HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU NGOÀI KHU VỰC CỬA KHẨU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 86/QĐ-TCHQ ngày 29 tháng 4 năm 1997 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)

Chương 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.

1. Địa điểm kiểm tra hàng hoá xuất, nhập khẩu ngoài khu vực cửa khẩu (sau đây gọi là địa điểm kiểm tra hàng hoá) là các kho, bãi của các doanh nghiệp nằm ngoài khu vực cửa khẩu đã được Hải quan cấp giấy phép công nhận.

2. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chưa hoàn thành thủ tục Hải quan được phép chuyển về lưu giữ tại địa điểm kiểm tra hàng hoá phải chịu sự kiểm tra, giám sát, quản lý liên tục của Hải quan; nộp lệ phí hải quan và các khoản thu khác (nếu có) theo quy định hiện hành.

Điều 2.

1. Căn cứ các điều kiện công nhận địa điểm kiểm tra hàng hoá quy định tại Quy chế này và thực tế về sự cần thiết của các doanh nghiệp, lãnh đạo Cục Hải quan tỉnh, thành phố cấp giấy phép công nhận cho mỗi doanh nghiệp một địa điểm kiểm tra hàng hoá. Trường hợp đặc biệt, một doanh nghiệp có thể được cấp phép từ 2 địa điểm kiểm tra hàng hoá trở lên, nhưng Cục Hải quan tỉnh, thành phố phải báo cáo (kèm hồ sơ) và được Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan chấp nhận.

2. Cục Hải quan tỉnh, thành phố chỉ được cấp giấy phép công nhận địa điểm kiểm tra hàng hoá cho doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố mình quản lý và chịu trách nhiệm tổ chức theo dõi, kiểm tra việc chấp hành Quy chế này của các doanh nghiệp.

3. Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố không có tổ chức Hải quan nhưng có nhu cầu cần thiết về địa điểm kiểm tra hàng hoá thì có đơn gửi đến Cục Hải quan tỉnh, thành phố được Tổng cục Hải quan chỉ định (phụ lục kèm theo) để được cấp giấy phép.

4. Cục Hải quan tỉnh, thành phố chỉ được tổ chức kiểm tra hàng hoá tại địa điểm kiểm tra thuộc Hải quan tỉnh, thành phố mình cấp giấy phép. Trường hợp đặc biệt, Cục Hải quan tỉnh, thành phố này tổ chức kiểm tra hàng hoá tại địa điểm kiểm tra hàng hoá trên địa bàn quản lý của Cục Hải quan tỉnh, thành phố khác thì phải có sự phối hợp và chỉ đạo thống nhất bằng văn bản của lãnh đạo Cục Hải quan hai tỉnh, thành phố có liên quan.

5. Một số trường hợp đặc biệt sau đây, nếu chủ hàng có văn bản đề nghị và xét thấy hợp lý, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố giải quyết theo đúng quy định:

5.1. Những lô hàng nhập khẩu là vật tư, thiết bị của các công trình trọng điểm, các loại hàng siêu trường, siêu trọng, dễ đổ vỡ, hư hỏng được kiểm tra tại chân công trình (theo quy định tại khoản 4 nêu trên).

5.2. Những lô hàng nhập khẩu có số lượng lớn, đồng nhất (ví dụ như phân bón, xi măng) phải chuyển tải sang phương tiện vận tải khác để đưa hàng vào nội địa trước khi cho tàu vào cảng thì được kiểm tra hàng ngay tại tàu.

6. Một số tỉnh, thành phố lớn có quan hệ chặt chẽ với nhau trong việc phối hợp phát triển vùng hoặc khu vực kinh tế mà Chính phủ có quy định, nếu Chính quyền các địa phương sở tại có văn bản đề nghị về những vấn đề liên quan đến địa điểm kiểm tra hàng hoá thì Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố ở đó phải có ý kiến đề xuất và báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan xem xét, chỉ đạo giải quyết.

Chương 2:

[...]