Quyết định 857/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt "Chương trình phát triển vật liệu xây không nung tỉnh Hải Dương đến năm 2020, định hướng đến năm 2030"

Số hiệu 857/QĐ-UBND
Ngày ban hành 19/03/2018
Ngày có hiệu lực 19/03/2018
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Hải Dương
Người ký Nguyễn Dương Thái
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 857/QĐ-UBND

Hải Dương, ngày 19 tháng 3 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT "CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY KHÔNG NUNG TỈNH HẢI DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030"

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 24a/2016/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Chính Phủ về quản lý vật liệu xây dựng;

Căn cứ Quyết định số 1469/QĐ-TTg ngày 22 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 2945/QĐ-UBND ngày 29 tháng 9 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Hải Dương đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 2962/QĐ-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương về việc phê duyệt Đcương, nhiệm vụ và dự toán Chương trình phát triển vật liệu xây không nung tỉnh Hải Dương đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình s 28/TTr-SXD ngày 09 tháng 3 năm 2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt "Chương trình phát triển vật liệu xây không nung (VLXKN) tỉnh Hải Dương đến năm 2020, định hướng đến năm 2030" với những nội dung chủ yếu sau đây:

1. Mục tiêu Chương trình

1.1. Mục tiêu chung

Phát triển sản xuất và sử dụng VLXKN để dần thay thế gạch đất sét nung, tiết kiệm đất nông nghiệp, giảm thiểu khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính và ô nhiễm môi trường, giảm chi phí xử lý phế thải của các ngành công nghiệp, tiết kiệm nhiên liệu than, đem lại hiệu quả kinh tế chung cho Tỉnh.

1.2. Mục tiêu cụ thể

- Phát triển sản xuất và sử dụng VLXKN thay thế gạch đất sét nung đạt tỷ lệ 30% vào năm 2020; Định hướng từ 40-50% vào năm 2030;

- Hàng năm, sử dụng tối đa lượng phế thải công nghiệp (tro xỉ nhiệt điện, tro bay, xỉ lò cao...) để sản xuất VLXKN, tiết kiệm đất nông nghiệp và diện tích đất chứa phế thải.

- Phát triển các cơ sở sản xuất với quy mô công suất hợp lý, công nghệ tiên tiến, đa dạng hóa về kích thước sản phẩm cho phù hợp với thực tế thi công các công trình xây dựng và đáp ứng yêu cầu về chất lượng. Chủng loại sản phẩm ưu tiên theo thứ tự: Gạch xi măng cốt liệu, gạch nhẹ AAC, gạch silicat, tấm tường, gạch nhẹ bê tông bọt,...

2. Phương án phát triển

2.1. Giai đoạn xây dựng phương án phát trin

Chương trình phát triển VLXKN giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

2.2. Định hướng phát triển các sản phẩm chủ yếu

a) Về chủng loại sản phẩm:

- Gạch xi măng - cốt liệu: tỷ lệ gạch xi măng - cốt liệu trên tổng số VLXKN khoảng 67,6% vào năm 2020 và 63,4% vào năm 2030;

- Gạch nhẹ AAC: Tỷ lệ gạch AAC trên tổng số VLXKN khoảng 32,4% vào năm 2020 và 20,9% vào năm 2030;

- Gạch silicat: Tỷ lệ gạch silicat trên tổng số VLXKN khoảng 11,8% vào năm 2030;

- Gạch từ bê tông bọt: Tỷ lệ gạch từ bê tông bọt trên tng sVLXKN khoảng 3,9% vào năm 2030.

Tổng hợp phương án phát triển từng chủng loại gạch xây không nung (GXKN)

[...]