Quyết định 850/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt dự án hiệu chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển hệ thống chợ tỉnh Phú Yên đến năm 2020

Số hiệu 850/QĐ-UBND
Ngày ban hành 11/05/2007
Ngày có hiệu lực 11/05/2007
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Phú Yên
Người ký Phạm Ngọc Chi
Lĩnh vực Thương mại,Xây dựng - Đô thị

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 850/QĐ-UBND

Tuy Hòa, ngày 11 tháng 5 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

DUYỆT DỰ ÁN HIỆU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CHỢ TỈNH PHÚ YÊN ĐẾN NĂM 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 559/2004/QĐ-TTg ngày 31/5/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc duyệt chương trình phát triển chợ đến năm 2010; các Nghị định của Chính phủ: số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 về việc phát triển và quản lý chợ; số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; số 99/2006/NĐ-CP ngày 15/9/2006 về việc công tác kiểm tra việc thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch;

Căn cứ các Quyết định của UBND tỉnh: số 419/QĐ-UB ngày 16/3/2005 của UBND tỉnh Phú Yên về việc duyệt đề cương, dự toán kinh phí hiệu chỉnh, bổ sung quy hoạch Phát triển hệ thống chợ tỉnh Phú Yên đến năm 2020; số 1617/2005/QĐ- UBND ngày 22/7/2005 của UBND tỉnh Phú Yên về việc quy định quản lý đầu tư xây dựng đối với các dự án do tỉnh Phú Yên quản lý;

Xét đề nghị của: Giám đốc Sở Thương mại và Du lịch (tại Tờ trình số 108, ngày 16/10/2006), Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư (tại Tờ trình số 337 ngày 08/3/2007),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Duyệt “Hiệu chỉnh, bổ sung quy hoạch Phát triển hệ thống chợ tỉnh Phú Yên đến năm 2020”, với nội dung chính như sau:

1. Quan điểm phát triển

- Quy hoạch phát triển hệ thống chợ phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, các quy hoạch phát triển ngành tỉnh và quy hoạch của các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh;

- Hình thành hệ thống chợ với quy mô khác nhau phù hợp với dung lượng hàng hoá lưu thông trên từng địa bàn góp phần phát triển sản xuất và đẩy mạnh giao lưu hàng hoá; chú trọng phát triển chợ ở các vùng nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số gắn với yêu cầu giao lưu văn hóa của đồng bào các dân tộc;

- Phát triển các chợ đầu mối theo ngành hàng cụ thể là chợ đầu mối nông sản, nông sản - gia súc, thủy sản để góp phần đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá ở những vùng sản xuất tập trung về nông sản, gia súc, thủy sản;

- Thực hiện xã hội hoá trong việc xây dựng, cải tạo, nâng cấp các chợ với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm trên cơ sở tự nguyện và cùng có lợi. Khuyến khích, huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng, kinh doanh khai thác và quản lý chợ theo quy hoạch.

- Nâng cao vai trò của chính quyền địa phương trong quản lý chợ. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động tại các chợ, nghiêm khắc xử lý các trường hợp vi phạm nội quy, kinh doanh lấn chiếm lề đường, ảnh hưởng đến an toàn giao thông và vệ sinh môi trường khu vực.

2. Mục tiêu phát triển

2.1. Mục tiêu tổng quát: Sắp xếp lại hệ thống chợ một cách khoa học, đưa hoạt động của chợ vào trật tự, nề nếp nhằm phục vụ thuận tiện nhu cầu trao đổi, mua bán hàng hoá của nhân dân; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước; kiên cố hoá và tổ chức khai thác hiệu quả mạng lưới chợ hiện có; phát triển các chợ mới ở các khu vực chưa có chợ, góp phần mở rộng thị trường, đẩy mạnh lưu thông hàng hoá và dịch vụ.

2.2. Mục tiêu cụ thể: Đến năm 2020, toàn tỉnh có 168 chợ (gồm: 01 chợ loại 1, 14 chợ loại 2, 153 chợ loại 3), 04 siêu thị và 03 trung tâm thương mại. Trong đó:

- Giữ nguyên vị trí và quy mô và đầu tư chiều sâu: 32 chợ;

- Nâng cấp, mở rộng: 71 chợ và 1 siêu thị hạng 3 hiện có;

- Di dời vị trí: 34 chợ;

- Giải tỏa: 04 chợ;

- Phát triển mới: 31 chợ; 03 siêu thị (hạng 1 siêu thị CoopMart tại phường 4; hạng 2 đường Hùng Vương phường 9 (thành phố Tuy Hòa), hạng 3 tại thị trấn Sông Cầu) và 03 trung tâm thương mại: (hạng 2 đường Hùng Vương phường 9 (thành phố Tuy Hòa), hạng 2 tại khu đô thị mới Nam Tuy Hòa, hạng 3 tại thị trấn Sông Cầu). Cụ thể, theo Biểu sau:

TT

Huyện, thành phố

Tổng số

Định hướng quy hoạch đến năm 2020

Tổng

Trong đó:

 

 

 

 

Giữ nguyên vị trí, quy mô

Nâng cấp, mở rộng

Di dời

Giải toả

Phát triển mới

A

HỆ THỐNG CHỢ

141

168

32

71

34

4

31

1

Thành phố Tuy Hòa

18

19

2

8

6

2

3

2

Huyện Phú Hòa

18

27

6

10

2

0

9

3

Huyện Đông Hòa

14

13

3

7

3

1

0

4

Huyện Tây Hòa

18

19

3

12

2

1

2

5

Huyện Tuy An

27

30

3

16

8

0

3

6

Huyện Sông Cầu

16

20

0

5

11

0

4

7

Huyện Đồng Xuân

14

18

10

3

1

0

4

8

Huyện Sơn Hòa

8

11

2

5

1

0

3

9

Huyện Sông Hinh

8

11

3

5

0

0

3

B

SIÊU THỊ

1

4

0

1

0

0

3

1

Thành phố Tuy Hòa

1

3

 

1

 

 

2

2

Huyện Sông Cầu

0

1

 

 

 

 

1

C

TT THƯƠNG MẠI

0

3

0

0

0

0

3

1

Thành phố Tuy Hòa

-

2

 

 

 

 

2

2

Huyện Sông Cầu

-

1

 

 

 

 

1

 

TỔNG SỐ

142

175

32

72

34

4

37

3. Tổng vốn đầu tư

Vốn đầu tư phát triển hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại đến năm 2020 khoảng 287 tỷ đồng (vốn đầu tư nâng cấp mở rộng 84 tỷ đồng; vốn đầu tư xây dựng mới: 203 tỷ đồng), trong đó: giai đoạn đến năm 2010: 94 tỷ đồng; giai đoạn sau 2010: 193 tỷ đồng;

* Vốn ngân sách nhà nước: chiếm khoảng 18,5% tổng vốn đầu tư; hỗ trợ xây dựng chợ Trung tâm thành phố Tuy Hòa, các chợ đầu mối nông, thuỷ sản; mở rộng, hiện đại hoá và xây dựng mới chợ trung tâm các huyện, trung tâm các xã; chợ ở các cụm xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa thuộc các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo, định canh định cư.

* Vốn huy động nhân dân và các doanh nghiệp: chiếm khoảng 81,5% tổng vốn đầu tư: kêu gọi các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng và kinh doanh khai thác các siêu thị, trung tâm thương mại; huy động nhân dân, các hộ kinh doanh xây dựng nhà chợ, các sạp hàng, quầy hàng, công trình dịch vụ và các hạng mục khác để tổ chức kinh doanh trao đổi mua bán hàng hoá thuận lợi.

[...]