Quyết định 850/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu | 850/QĐ-TTg |
Ngày ban hành | 07/09/2000 |
Ngày có hiệu lực | 07/09/2000 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký | Phạm Gia Khiêm |
Lĩnh vực | Công nghệ thông tin |
THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 850/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 07 tháng 9 năm 2000 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Nhằm thực hiện nhiệm vụ phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ theo định
hướng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp
hoá, hiện đại hoá và nhiệm vụ đến năm 2000;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường tại các văn
bản số: 2370/BKHCNMT-KH ngày 14/8/2000, 2047/BKHCNMT-KH ngày 14/7/2000,
1880/BKHCNMT-KH ngày 04/7/2000, 829/BKHCNMT-KH ngày 04/4/2000 và 47/TTr-BKHCNMT
ngày 07/01/2000,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt Đề án "Xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm" với những nội dung sau đây:
a. Tăng cường một bước cơ bản về cơ sở vật chất kỹ thuật cho khoa học và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng nghiên cứu, tạo ra và đưa nhanh các thành tựu khoa học, tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
b. Tập trung xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm thuộc những lĩnh vực khoa học và công nghệ ưu tiên về công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ chế tạo máy và tự động hoá, hoá dầu, năng lượng và lĩnh vực khác về cơ sở hạ tầng. Các phòng thí nghiệm trọng điểm được trang bị máy móc thiết bị đồng bộ, hiện đại đạt trình độ các nước trong khu vực, một số đạt trình độ quốc tế, với một đội ngũ chuyên gia giỏi.
2. Đối tượng, nguyên tắc đầu tư và phương thức hoạt động của phòng thí nghiệm trọng điểm:
a. Đối tượng được đầu tư xây dựng phòng thí nghiệm trọng điểm là các viện nghiên cứu khoa học đầu ngành, các trường đại học trọng điểm, các khu công nghệ cao thuộc sở hữu nhà nước đang thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ thuộc các lĩnh vực khoa học và công nghệ ưu tiên và lĩnh vực khác về cơ sở hạ tầng.
b. Các phòng thí nghiệm trọng điểm được đầu tư xây dựng theo nguyên tắc tận dụng tối đa cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, đội ngũ cán bộ tại những phòng thí nghiệm hiện có của các viện nghiên cứu, trường đại học, đồng thời đầu tư nâng cấp, trang bị đồng bộ và hiện đại để các phòng thí nghiệm này đạt trình độ phòng thí nghiệm trọng điểm. Chỉ đầu tư xây dựng mới các phòng thí nghiệm trọng điểm thuộc những chuyên ngành mà hiện nay các viện nghiên cứu và trường đại học ở nước ta chưa có.
Việc xây dựng, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư đối với từng phòng thí nghiệm trọng điểm cụ thể phải tuân thủ các quy định về quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành của Nhà nước.
c. Các phòng thí nghiệm trọng điểm được hoạt động theo phương thức mở, hợp tác giữa các cơ quan, đơn vị nhằm bảo đảm sử dụng tối đa hiệu suất của máy móc thiết bị và năng lực của đội ngũ cán bộ.
Đề án được triển khai thực hiện từ năm 2000 đến 2010, chia làm 2 giai đoạn :
a. Giai đoạn I (2000-2005),
b. Giai đoạn II (2006-2010).
4. Danh mục các phòng thí nghiệm trọng điểm:
a. Trong giai đoạn I từ năm 2000 đến 2005, tập trung đầu tư xây dựng 16 phòng thí nghiệm trọng điểm (danh mục cụ thể kèm theo). Trong các năm 2000-2002, chọn ra 5 đến 6 phòng thí nghiệm trọng điểm loại cấp bách nhất để tập trung đầu tư dứt điểm và rút kinh nghiệm cho việc triển khai thực hiện Đề án trong những năm sau.
b. Trong quá trình thực hiện giai đoạn I của Đề án, nếu có những thay đổi lớn về việc cân đối và bố trí các nguồn lực đầu tư, danh mục các phòng thí nghiệm trọng điểm nêu trên sẽ được xem xét, điều chỉnh lại cho phù hợp.
a. Tổng mức vốn đầu tư xây dựng 16 phòng thí nghiệm trọng điểm trong giai đoạn I (2000-2005) được xác định dựa trên vốn được phê duyệt của từng dự án cụ thể.
b. Vốn đầu tư để thực hiện Đề án được xác định từ các nguồn sau đây :
- Vốn ngân sách nhà nước : chi thường xuyên cho sự nghiệp khoa học, công nghệ và môi trường, sự nghiệp giáo dục và đào tạo, chi cho đầu tư phát triển, vốn vay và vốn viện trợ của nước ngoài;
- Các nguồn vốn khác: hợp đồng, hợp tác, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
a. Giao Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành có liên quan thực hiện các nhiệm vụ sau đây: