Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Quyết định 85/2014/QĐ-UBND về đổi tên Bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An

Số hiệu 85/2014/QĐ-UBND
Ngày ban hành 07/11/2014
Ngày có hiệu lực 17/11/2014
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Nghệ An
Người ký Nguyễn Xuân Đường
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 85/2014/QĐ-UBND

Nghệ An, ngày 07 tháng 11 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC ĐỔI TÊN BỆNH VIỆN ĐIỀU DƯỠNG - PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VÀ QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BỆNH VIỆN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG NGHỆ AN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Thông tư số 46/2013/TT-BYT ngày 31/12/2013 của Bộ Y tế về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của cơ sở phục hồi chức năng;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 1613/TTr-SYT ngày 28/7/2014 và Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 192/TTr-SNV ngày 06/8/2014 và Giám đốc Sở Tư pháp tại Báo cáo thẩm định số 1501/BCTĐ-STP ngày 25/9/2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Đổi tên "Bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng" thành "Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An".

Điều 2. Vị trí, chức năng

1. Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có chức năng khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng (PHCN) và tổ chức an dưỡng cho người bệnh và đối tượng khác có nhu cầu.

2. Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An là bệnh viện chuyên khoa, trực thuộc Sở Y tế Nghệ An; là đơn vị sự nghiệp công lập, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Nhiệm vụ, quyền hạn

1. Khám bệnh, chữa bệnh, PHCN theo các hình thức nội trú, ngoại trú, PHCN ban ngày và tổ chức an dưỡng:

a) Khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa PHCN;

b) Khám bệnh, chữa bệnh đa khoa;

c) Hồi sức, cấp cứu;

d) An dưỡng;

đ) Khám và chứng nhận sức khỏe theo quy định;

e) Tham gia khám giám định xác định khuyết tật khi được trưng cầu.

2. Đào tạo nhân lực:

a) Là cơ sở đào tạo thực hành cho các cơ sở đào tạo chuyên ngành y và các cơ sở giáo dục đào tạo hợp pháp khác;

b) Thực hiện việc đào tạo liên tục, bồi dưỡng kiến thức về chuyên ngành PHCN và cấp giấy chứng nhận theo đúng chương trình đào tạo.

3. Nghiên cứu khoa học:

a) Thực hiện nghiên cứu khoa học và ứng dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới về khám bệnh, chữa bệnh và PHCN;

b) Tham mưu cho cơ quan quản lý cấp trên về công tác nghiên cứu khoa học trong khám bệnh, chữa bệnh và PHCN.

4. Chỉ đạo tuyến về PHCN và PHCN dựa vào cộng đồng:

a) Chỉ đạo tuyến dưới phát triển kỹ thuật, nâng cao chất lượng PHCN;

b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan để thực hiện PHCN dựa vào cộng đồng theo hướng dẫn của Bộ Y tế;

[...]