Quyết định 8217/QĐ-BCT năm 2012 về phê duyệt Quy hoạch phát triển năng lượng tái tạo vùng đồng bằng, trung du Bắc Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Bộ Công thương ban hành
Số hiệu | 8217/QĐ-BCT |
Ngày ban hành | 28/12/2012 |
Ngày có hiệu lực | 28/12/2012 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Bộ Công thương |
Người ký | Lê Dương Quang |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
BỘ
CÔNG THƯƠNG |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 8217/QĐ-BCT |
Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2012 |
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Quyết định số 1208/2011/QĐ-TTg ngày 21 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020, có xét đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 1855/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050;
Xét Tờ trình số 1403/TTr-VNL ngày 21 tháng 12 năm 2012 của Viện Năng lượng về việc phê duyệt Hồ sơ Quy hoạch phát triển năng lượng tái tạo vùng đồng bằng, trung du Bắc Bộ đến năm 2020, có xét đến năm 2030 do Viện Năng lượng lập tháng 12 năm 2012;
Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Năng lượng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển năng lượng tái tạo vùng đồng bằng, trung du Bắc Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với các nội dung chính sau đây:
- Thúc đẩy, gia tăng tỷ trọng khai thác & sử dụng NLTT trong bối cảnh mục tiêu chung của cả nước về mục tiêu phát triển NLTT đến 2020, tầm nhìn 2030, bao gồm cả sản xuất năng lượng nói chung và điện nói riêng, nhằm góp phần thực hiện chủ trương Chính phủ theo tinh thần của Quyết định số 1855/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2050.
- Đẩy mạnh khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) tiềm năng của vùng: năng lượng sinh khối, năng lượng mặt trời và năng lượng từ rác thải. Tập trung khai thác mạnh các công nghệ NLTT đã chín muồi, có giá thành và mức hỗ trợ phù hợp với điều kiện dân sinh-kinh tế của vùng.
- Tập trung phát triển các dự án xử lý rác thải vừa để sản xuất điện nối lưới nhằm tận dụng nhiệt thải và góp phần cải thiện điều kiện môi trường khu vực vùng quy hoạch.
- Khuyến khích phát triển các dự án NLTT nhằm tiết kiệm điện, cho sản xuất điện nối lưới, lưới điện độc lập, điện cho cụm dân cư, điện cho hộ gia đình đơn lẻ, cung cấp nhiệt cho sản xuất, chế biến nông-lâm-thủy sản, cho đun nấu hộ gia đình.
- Ưu tiên cho các dự án điện độc lập ngoài lưới, gắn với điện khí hóa nông thôn tại các vùng sâu-vùng xa. Chú trọng phát triển NLTT cho những nơi có chi phí rẻ hơn so với điện diesel hoặc kéo điện bằng lưới quốc gia. Hỗ trợ và tập trung đầu tư mạnh cho những nơi có khả năng vừa phát triển sản xuất vừa gắn với việc tạo công ăn việc làm, cải thiện mức sống người dân.
- Khuyến khích phát triển các công nghệ NLTT theo hướng thương mại hóa sản phẩm với sự tham gia của tất cả các thành phần kinh tế trong và ngoài nước theo hình thức đầu tư được pháp luật nhà nước quy định.
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đẩy mạnh khai thác và sử dụng tối đa, có hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo trong vùng; Từng bước gia tăng tỷ trọng của năng lượng tái tạo trong sản xuất và tiêu thụ năng lượng, điện năng của vùng, giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng hóa thạch, cải thiện cơ cấu tiêu thụ năng lượng, đảm bảo an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; Hoàn thành mục tiêu điện khí hóa nông thôn của Đảng và Nhà nước về cung cấp điện cho các vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đến năm 2020, phấn đấu khai thác từ các dạng năng lượng tái tạo tương đương khoảng 889,66 KTOE/năm. Trong đó, cấp điện đạt 1206,63GWh/năm và đáp ứng các nhu cầu nhiệt tương đương 703,48 KTOE/năm. Cấp điện ngoài lưới từ nguồn năng lượng tái tạo cho khoảng 22.724 hộ (khoảng 0,61% số hộ nông thôn của vùng quy hoạch).
- Đến năm 2030, nâng tổng khai thác năng lượng tái tạo tương đương khoảng 1838,16 KTOE/năm. Trong đó, cấp điện đạt xấp xỉ 5100,81GWh/năm, cấp năng lượng dưới dạng nhiệt, tương đương 1051,11 KTOE/năm.
- Khẩn trương xây dựng và đưa vào vận hành đúng tiến độ các dự án thủy điện nhỏ đã quy hoạch.
- Đẩy mạnh phát triển và hỗ trợ đầu tư các dự án điện gió, dự án phát điện từ nguồn nguyên liệu sinh khối.
- Ưu đãi và hỗ trợ đầu tư các trạm phát điện tại chỗ sử dụng nguồn năng lượng tái tạo để cung cấp điện cho các hộ gia đình chưa có điện tại vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo phù hợp với chủ trương định canh, định cư của nhà nước và địa phương.
- Tăng cường tuyên truyền vận động để nâng cao nhận thức cộng đồng về lợi ích sử dụng năng lượng tái tạo nhằm phát triển mạnh ngày càng nhanh hơn việc khai thác năng lượng mặt trời, khí sinh học đáp ứng các nhu cầu năng lượng trong sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt.
BỘ
CÔNG THƯƠNG |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 8217/QĐ-BCT |
Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2012 |
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Quyết định số 1208/2011/QĐ-TTg ngày 21 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020, có xét đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 1855/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050;
Xét Tờ trình số 1403/TTr-VNL ngày 21 tháng 12 năm 2012 của Viện Năng lượng về việc phê duyệt Hồ sơ Quy hoạch phát triển năng lượng tái tạo vùng đồng bằng, trung du Bắc Bộ đến năm 2020, có xét đến năm 2030 do Viện Năng lượng lập tháng 12 năm 2012;
Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Năng lượng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển năng lượng tái tạo vùng đồng bằng, trung du Bắc Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với các nội dung chính sau đây:
- Thúc đẩy, gia tăng tỷ trọng khai thác & sử dụng NLTT trong bối cảnh mục tiêu chung của cả nước về mục tiêu phát triển NLTT đến 2020, tầm nhìn 2030, bao gồm cả sản xuất năng lượng nói chung và điện nói riêng, nhằm góp phần thực hiện chủ trương Chính phủ theo tinh thần của Quyết định số 1855/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2050.
- Đẩy mạnh khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) tiềm năng của vùng: năng lượng sinh khối, năng lượng mặt trời và năng lượng từ rác thải. Tập trung khai thác mạnh các công nghệ NLTT đã chín muồi, có giá thành và mức hỗ trợ phù hợp với điều kiện dân sinh-kinh tế của vùng.
- Tập trung phát triển các dự án xử lý rác thải vừa để sản xuất điện nối lưới nhằm tận dụng nhiệt thải và góp phần cải thiện điều kiện môi trường khu vực vùng quy hoạch.
- Khuyến khích phát triển các dự án NLTT nhằm tiết kiệm điện, cho sản xuất điện nối lưới, lưới điện độc lập, điện cho cụm dân cư, điện cho hộ gia đình đơn lẻ, cung cấp nhiệt cho sản xuất, chế biến nông-lâm-thủy sản, cho đun nấu hộ gia đình.
- Ưu tiên cho các dự án điện độc lập ngoài lưới, gắn với điện khí hóa nông thôn tại các vùng sâu-vùng xa. Chú trọng phát triển NLTT cho những nơi có chi phí rẻ hơn so với điện diesel hoặc kéo điện bằng lưới quốc gia. Hỗ trợ và tập trung đầu tư mạnh cho những nơi có khả năng vừa phát triển sản xuất vừa gắn với việc tạo công ăn việc làm, cải thiện mức sống người dân.
- Khuyến khích phát triển các công nghệ NLTT theo hướng thương mại hóa sản phẩm với sự tham gia của tất cả các thành phần kinh tế trong và ngoài nước theo hình thức đầu tư được pháp luật nhà nước quy định.
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đẩy mạnh khai thác và sử dụng tối đa, có hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo trong vùng; Từng bước gia tăng tỷ trọng của năng lượng tái tạo trong sản xuất và tiêu thụ năng lượng, điện năng của vùng, giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng hóa thạch, cải thiện cơ cấu tiêu thụ năng lượng, đảm bảo an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; Hoàn thành mục tiêu điện khí hóa nông thôn của Đảng và Nhà nước về cung cấp điện cho các vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đến năm 2020, phấn đấu khai thác từ các dạng năng lượng tái tạo tương đương khoảng 889,66 KTOE/năm. Trong đó, cấp điện đạt 1206,63GWh/năm và đáp ứng các nhu cầu nhiệt tương đương 703,48 KTOE/năm. Cấp điện ngoài lưới từ nguồn năng lượng tái tạo cho khoảng 22.724 hộ (khoảng 0,61% số hộ nông thôn của vùng quy hoạch).
- Đến năm 2030, nâng tổng khai thác năng lượng tái tạo tương đương khoảng 1838,16 KTOE/năm. Trong đó, cấp điện đạt xấp xỉ 5100,81GWh/năm, cấp năng lượng dưới dạng nhiệt, tương đương 1051,11 KTOE/năm.
- Khẩn trương xây dựng và đưa vào vận hành đúng tiến độ các dự án thủy điện nhỏ đã quy hoạch.
- Đẩy mạnh phát triển và hỗ trợ đầu tư các dự án điện gió, dự án phát điện từ nguồn nguyên liệu sinh khối.
- Ưu đãi và hỗ trợ đầu tư các trạm phát điện tại chỗ sử dụng nguồn năng lượng tái tạo để cung cấp điện cho các hộ gia đình chưa có điện tại vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo phù hợp với chủ trương định canh, định cư của nhà nước và địa phương.
- Tăng cường tuyên truyền vận động để nâng cao nhận thức cộng đồng về lợi ích sử dụng năng lượng tái tạo nhằm phát triển mạnh ngày càng nhanh hơn việc khai thác năng lượng mặt trời, khí sinh học đáp ứng các nhu cầu năng lượng trong sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt.
- Thúc đẩy và khuyến khích các thành phố, thị trấn, thị xã đầu tư xây dựng chuỗi thu gom và xử lý rác thải để phát điện.
4. Quy hoạch phát triển năng lượng tái tạo vùng đồng bằng, trung du Bắc Bộ
4.1. Giai đoạn 2013 - 2020
- Phát triển nguồn điện tái tạo nối lưới: Phát triển 325,7 MW, trong đó thủy điện nhỏ (TĐN) là 269,2MW; điện khí sinh học (KSH) 5,5MW; điện từ xử lý rác thải sinh hoạt (RTSH) 26MW; điện bã mía 15MW; điện trấu 10MW.
- Phát triển nguồn điện tái tạo phục vụ công cuộc điện khí hóa nông thôn vùng sâu, vùng xa ngoài lưới: Cung cấp điện cho 22.899 hộ, dựa trên các nguồn NLTT có sẵn tại chỗ với quy mô công suất là 7801kWp.
- Phát triển nguồn điện tái tạo ngoài lưới nhằm cung cấp điện tự dùng cho các trang trại chăn nuôi quy mô trung bình: phát triển và ứng dụng khoảng 2421 nghìn m3 hầm KSH cho phát điện.
- Chương trình khai thác NLTT cho nhiệt và nhiên liệu sinh học: Giai đoạn đến năm 2020: phát triển và ứng dụng 521 triệu m2 thiết bị đun nước nóng mặt trời; 6,46 triệu m3 hầm KSH, 395 nghìn bếp đun sinh khối cải tiến; 316 nghìn bếp khí hóa sinh khối và sản lượng ethanol 198 triệu lít/năm.
4.2. Định hướng giai đoạn 2020-2030
- Phát triển nguồn điện tái tạo nối lưới: Phát triển 1230,5 MW, trong đó TĐN là 939,8 MW (chiếm 76,4%); điện KSH 5,5MW (0,4%); điện từ xử lý RTSH 50,5MW (4,1%); điện sinh khối 111MW (9,0%); điện gió 110MW (8,9%).
- Phát triển nguồn điện tái tạo ngoài lưới: Cung cấp tự dùng cho các trang trại chăn nuôi quy mô trung bình: Giai đoạn 2020 - 2030: phát triển và ứng dụng khoảng 436 nghìn m3 hầm KSH cho phát điện.
- Chương trình khai thác NLTT cho nhiệt và nhiên liệu sinh học: Phát triển và ứng dụng 1158 triệu m2 thiết bị nước nóng năng lượng mặt trời; 7,98 triệu m3 hầm KSH, 627 nghìn bếp đun sinh khối cải tiến; 543 nghìn bếp khí hóa sinh khối, sản lượng ethanol 198 triệu lít/năm.
5. Tổng hợp khối lượng đầu tư xây dựng và nguồn vốn đầu tư:
5.1. Tổng hợp khối lượng đầu tư:
a. Giai đoạn đến 2020:
Nhu cầu vốn đầu tư ước tính để triển khai với quy mô quy hoạch đến năm 2020 khoảng 16.954,2 tỷ đồng trong đó:
- Thủy điện nhỏ nối lưới: 6661,14 tỷ đồng
- Điện khí sinh học nối lưới: 14 tỷ đồng
- Phát điện từ sinh khối: 682,84 tỷ đồng
- Phát điện từ xử lý rác thải sinh hoạt: 159,3 tỷ đồng
- Các loại hình năng lượng tái tạo ngoài lưới: 9076 tỷ đồng.
b. Giai đoạn đến 2030:
Nhu cầu vốn đầu tư ước tính để triển khai với quy mô quy hoạch đến năm 2030 khoảng 31.577,8 tỷ đồng trong đó:
- Thủy điện nhỏ nối lưới: 16.048,6 tỷ đồng
- Phát điện từ sinh khối: 2856,5 tỷ đồng
- Phát điện từ xử lý rác thải sinh hoạt: 3525,5 tỷ đồng
- Điện gió: 3898 tỷ đồng
- Điện địa nhiệt: 771,2 tỷ đồng
- Các loại hình năng lượng tái tạo ngoài lưới: 4477,7 tỷ đồng.
5.2. Nguồn vốn đầu tư
- Huy động các tổ chức, thành phần kinh tế tham gia đầu tư và hỗ trợ phát triển sử dụng NLTT.
- Huy động tài chính để hỗ trợ phát triển và sử dụng NLTT từ các nguồn như: (i) phụ thu tiền điện; (ii) phí từ việc tiêu thụ các sản phẩm xăng dầu, than đá, phí khai thác tài nguyên năng lượng; (iii) trích từ lệ phí bán chứng chỉ giảm phát thải của các chương trình, dự án NLTT; (iv) tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
- Tăng đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước cấp cho các dự án NLTT ở vùng nông thôn, miền núi, hải đảo để góp phần phát triển kinh tế và xóa đói, giảm nghèo cho các khu vực.
- Ưu tiên bố trí nguồn vốn ODA và các nguồn vốn vay song phương khác của nước ngoài cho các dự án NLTT.
6. Hệ thống giải pháp và cơ chế, chính sách thực hiện Quy hoạch
6.1. Giải pháp về xây dựng cơ chế chính sách, quy hoạch
- Xây dựng khung chính sách pháp lý về khuyến khích, hỗ trợ phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo bao gồm Luật Năng lượng tái tạo và các văn bản quy phạm dưới Luật.
- Cải tiến đơn giản hóa thủ tục đầu tư và giám sát phát triển các dự án NLTT trên nguyên tắc đảm bảo các dự án đáp ứng yêu cầu kinh tế, an toàn, môi trường và xã hội.
- Xây dựng kế hoạch và đầu tư thích đáng cho điều tra, điều tra bổ sung các số liệu về đánh giá tiềm năng và khả năng khai thác các nguồn NLTT.
- Tổ chức xây dựng quy hoạch chi tiết cho từng dạng năng lượng tái tạo theo định kỳ 5 năm thực hiện, có xét đến 5 năm tiếp theo.
- Công khai danh mục các dự án đầu tư NLTT; khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư vào lĩnh vực năng lượng NLTT.
- Ưu tiên mua điện sản xuất từ năng lượng tái tạo của các chủ dự án phát triển NLTT hợp lệ.
- Các dự án NLTT sử dụng hợp đồng mua bán điện mẫu không đàm phán trong mua bán điện từ các nhà máy sản xuất NLTT.
6.2. Giải pháp về hỗ trợ đầu tư và phát triển
- Xây dựng danh mục hỗ trợ đầu tư phát triển các dự án NLTT theo định kỳ.
- Hỗ trợ vốn đầu tư cho phát triển các hệ thống điện độc lập từ nguồn NLTT cung cấp điện cho khu vực lưới điện quốc gia không vươn tới phục vụ sản xuất và nâng cao đời sống nhân dân tại khu vực vùng sâu, vùng xa;
- Quy định nguyên tắc trợ giá điện bán lẻ cho các khu vực ngoài lưới, trong đó quy định giá tối thiểu có trợ cấp cho một lượng điện năng tiêu thụ tối thiểu có tính đến khả năng chi trả của các hộ nghèo.
- Hỗ trợ phát triển các dự án phát điện nối lưới từ nguồn NLTT khả thi về kinh tế, đáp ứng mục tiêu phát triển dài hạn, trên cơ sở đảm bảo thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý cho chủ đầu tư.
- Hỗ trợ chương trình phát triển và sử dụng NLTT cho các mục đích cấp nhiệt, sản xuất nhiên liệu sinh học.
- Đạt 2% tổng số các đơn vị công cộng, dịch vụ (bệnh viện, trường học, khách sạn, nhà hàng, cơ quan nhà nước) vào năm 2015 và 10% tổng số các đơn vị vào năm 2020 sử dụng nước nóng được cấp nhiệt từ nguồn năng lượng mặt trời.
- Đạt 30% số trang trại vào năm 2015, và 80% số trang trại vào năm 2020 trên tổng số các cơ sở chăn nuôi tập trung phải đầu tư xây dựng các thiết bị xử lý phế thải, tận dụng và thu hồi khí mê tan cho các mục đích năng lượng.
- Xây dựng chương trình quốc gia về phát triển NLTT, đặc biệt chú ý đến phát triển và sử dụng NLTT ở vùng nông thôn, cho sử dụng nhiệt và nhiên liệu sinh học.
- Nghiên cứu và trình Thủ tướng Chính phủ thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển NLTT.
6.3. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực
- Nâng cao năng lực quản lý phát triển nguồn NLTT tại các cấp.
- Khuyến khích và hỗ trợ các trường đại học kỹ thuật hoặc dạy nghề phát triển giáo trình và giảng dạy các môn học mới liên quan tới NLTT.
- Khuyến khích và hỗ trợ nghiên cứu và phát triển NLTT trong các tổ chức nghiên cứu khoa học kỹ thuật, đặc biệt các công nghệ NLTT đặc thù cho điều kiện của Vùng, miền nhưng chưa được nghiên cứu sâu.
- Xây dựng kế hoạch hợp tác ngắn và dài hạn với các tổ chức quốc tế trong việc phát triển nguồn nhân lực, đào tạo và tập huấn về NLTT.
- Khuyến khích và hỗ trợ phát triển các dịch vụ và các tổ chức tư vấn trong lĩnh vực NLTT.
6.4. Giải pháp hình thành thị trường cung cấp thiết bị, dịch vụ và công nghệ
- Xây dựng chương trình quốc gia về NLTT để thúc đẩy sử dụng NLTT trong lĩnh vực phát điện, sử dụng năng lượng mặt trời, khí sinh học cho các hộ gia đình, triển khai các chương trình nghiên cứu, phát triển công nghệ NLTT, phổ biến thông tin, tuyên truyền cộng đồng trong lĩnh vực phát triển NLTT.
- Xây dựng và phát triển ngành công nghiệp NLTT, khuyến khích nghiên cứu, chuyển giao, tiếp nhận và ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, sử dụng NLTT.
- Từng bước hình thành và phát triển thị trường công nghệ NLTT, tạo sự bình đẳng trên cơ sở cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, hỗ trợ thúc đẩy phát triển các dự án sản xuất, kinh doanh và dịch vụ NLTT.
- Ban hành các tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng thiết bị NLTT, tiêu chuẩn thiết kế và xây dựng các dự án năng lượng tái tạo nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn. Giám sát và cấp chứng chỉ chất lượng cho các thiết bị NLTT nhằm giảm thiểu nhập khẩu các thiết bị chất lượng thấp và nâng cao chất lượng dịch vụ NLTT.
- Tăng cường hợp tác quốc tế để thu hút nguồn vốn và thúc đẩy chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực NLTT. Xây dựng kế hoạch hợp tác ngắn và dài hạn với các tổ chức quốc tế trong việc phát triển nguồn nhân lực, đào tạo và tập huấn về NLTT.
6.5. Giải pháp về cơ chế tài chính:
- Huy động các tổ chức, thành phần kinh tế tham gia đầu tư và hỗ trợ phát triển sử dụng năng lượng mới và tái tạo.
- Nghiên cứu thành lập Quỹ Phát triển năng lượng mới và tái tạo và Điện khí hóa nông thôn để hỗ trợ đầu tư cho phát triển năng lượng mới và tái tạo, trợ giá cho sản phẩm năng lượng mới và tái tạo, thực hiện các dự án công ích.
- Tăng đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước cấp cho các dự án năng lượng mới và tái tạo ở vùng nông thôn, miền núi, hải đảo để góp phần phát triển kinh tế và xóa đói, giảm nghèo cho các khu vực này.
- Ưu tiên bố trí nguồn vốn tín dụng ưu đãi từ quỹ hỗ trợ phát triển, nguồn vốn ODA và các nguồn vốn vay song phương khác của nước ngoài cho các dự án năng lượng như: tìm kiếm thăm dò, phát triển nguồn năng lượng mới và tái tạo.
6.6. Giải pháp về tổ chức
Nghiên cứu thành lập đơn vị chuyên trách về phát triển NLTT trực thuộc Sở Công Thương với các nhiệm vụ chính như sau:
a) Là tổ chức đầu mối về phát triển công nghệ NLTT địa phương;
b) Đầu mối quản lý quy hoạch, và lộ trình phát triển và sử dụng NLTT cấp tỉnh.
c) Thẩm định và trình Giám đốc Sở xem xét, UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch phát triển NLTT địa phương.
d) Đầu mối xây dựng chương trình cấp tỉnh về phát triển và sử dụng NLTT.
đ) Định kỳ hàng năm, lập Danh mục phát triển các dự án nhà máy điện từ nguồn NLTT nối lưới; Danh mục Chương trình phát triển hệ thống điện độc lập từ NLTT; phát điện từ nguồn NLTT quy mô gia đình và Danh mục Chương trình phát triển NLTT cho các mục đích khác.
e) Đề xuất, xây dựng cơ chế tài chính hỗ trợ phát triển NLTT địa phương.
g) Xây dựng kế hoạch, các chương trình nâng cao năng lực, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ các công nghệ NLTT.
h) Quản lý dữ liệu thông tin về tiềm năng NLTT.
i) Thực hiện các hoạt động thông tin, tuyên truyền về phát triển và sử dụng công nghệ NLTT.
k) Xây dựng các hướng dẫn về quy định về thủ tục, điều kiện hỗ trợ, cơ chế lựa chọn dự án NLTT được hỗ trợ.
l) Tổ chức lựa chọn dự án NLTT được hỗ trợ.
m) Xây dựng kế hoạch và đầu tư thích đáng cho điều tra, điều tra cập nhật các số liệu về đánh giá tiềm năng và khả năng khai thác các nguồn NLTT.
1. Ủy ban nhân dân các tỉnh đồng bằng, trung du Bắc Bộ:
- Xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển các dự án năng lượng tái tạo cấp tỉnh phù hợp với quy hoạch được duyệt và lồng ghép cùng với các chương trình mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng khác của địa phương.
- Nghiên cứu, đề xuất cơ chế hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo tại địa phương theo quy hoạch được duyệt.
- Xây dựng chương trình cung cấp điện từ nguồn năng lượng cho khu vực khó khăn và đặc biệt khó khăn.
- Chỉ đạo Sở Công Thương thực hiện kiểm tra, giám sát và báo cáo Bộ Công Thương về tình hình thực hiện quy hoạch NLTT; định kỳ 5 năm thực hiện rà soát, đánh giá, rút kinh nghiệm quá trình triển khai thực hiện quy hoạch.
2. Tổng cục Năng lượng phối hợp với Ủy ban nhân dân và Sở Công Thương các tỉnh vùng đồng bằng, trung du Bắc Bộ hướng dẫn, theo dõi, giám sát việc thực hiện Quy hoạch; đề xuất cơ chế hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo; hướng dẫn xây dựng và tổ chức thẩm tra các chương trình cung cấp điện từ nguồn năng lượng tái tạo cho khu vực ngoài lưới trình Bộ Công Thương xem xét, phê duyệt hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ; Tổng Cục trưởng Tổng cục Năng lượng, Vụ trưởng các Vụ: Kế hoạch, Tài chính, Khoa học và Công nghệ; Tổng giám đốc Tập đoàn điện lực Việt Nam; Chủ tịch Ủy ban nhân dân và Giám đốc Sở Công Thương các tỉnh Bắc Cạn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Bắc Giang, Phú Thọ, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình, Thái Bình và Nam Định có trách nhiệm thực hiện Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG CỦI GỖ (KHẢ THỰC) GIAI
ĐOẠN 2011-2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 8217/QĐ-BCT
ngày 28 tháng 12 năm
2012 của Bộ Công Thương)
Đơn vị: 1000 tấn
STT |
Tỉnh |
2011 |
2015 |
2020 |
2030 |
||||
|
|
Tiềm năng |
Cơ cấu |
Tiềm năng |
Cơ cấu |
Tiềm năng |
Cơ cấu |
Tiềm năng |
Cơ cấu |
1 |
Điện Biên |
250.5415 |
7.2% |
320.139 |
8.5% |
389.736 |
9.5% |
528.930 |
11.3% |
2 |
Sơn La |
429.4682 |
12.3% |
528.781 |
14.0% |
628.093 |
15.4% |
826.718 |
17.6% |
3 |
Bắc Kạn |
282.906 |
8.1% |
310.607 |
8.2% |
338.309 |
8.3% |
393.711 |
8.4% |
4 |
Tuyên Quang |
446.844 |
12.8% |
464.625 |
12.3% |
482.406 |
11.8% |
517.968 |
11.0% |
5 |
Yên Bái |
595.546 |
17.1% |
623.895 |
16.5% |
652.244 |
16.0% |
708.941 |
15.1% |
6 |
Thái Nguyên |
296.622 |
8.5% |
307.946 |
8.1% |
319.270 |
7.8% |
341.917 |
7.3% |
7 |
Bắc Giang |
265.83 |
7.6% |
274.457 |
7.3% |
283.083 |
6.9% |
300.336 |
6.4% |
8 |
Phú Thọ |
368.02 |
10.6% |
377.545 |
10.0% |
387.070 |
9.5% |
406.119 |
8.7% |
9 |
Hòa Bình |
303.504 |
8.7% |
316.413 |
8.4% |
329.321 |
8.1% |
355.138 |
7.6% |
10 |
Vĩnh Phúc |
65.573 |
1.9% |
67.386 |
1.8% |
69.200 |
1.7% |
72.826 |
1.6% |
11 |
Bắc Ninh |
4.681 |
0.1% |
5.038 |
0.1% |
5.395 |
0.1% |
6.109 |
0.1% |
12 |
Hải Dương |
43.245 |
1.2% |
44.880 |
1.2% |
46.516 |
1.1% |
49.786 |
1.1% |
13 |
TP Hải Phòng |
31.092 |
0.9% |
36.112 |
1.0% |
41.132 |
1.0% |
51.171 |
1.1% |
14 |
Hưng Yên |
8.474 |
0.2% |
9.130 |
0.2% |
9.785 |
0.2% |
11.096 |
0.2% |
15 |
Thái Bình |
27.674 |
0.8% |
28.682 |
0.8% |
29.689 |
0.7% |
31.704 |
0.7% |
16 |
Hà Nam |
12.16 |
0.3% |
13.774 |
0.4% |
15.387 |
0.4% |
18.614 |
0.4% |
17 |
Nam Định |
17.902 |
0.5% |
19.450 |
0.5% |
20.998 |
0.5% |
24.093 |
0.5% |
18 |
Ninh Bình |
31.231 |
0.9% |
35.448 |
0.9% |
39.665 |
1.0% |
48.098 |
1.0% |
Tổng |
3481.314 |
100.0% |
3784.304 |
100.0% |
4087.295 |
100.0% |
4693.277 |
100.0% |
TỔNG HỢP TIỀM NĂNG VÀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
KHÍ SINH HỌC VÙNG ĐỒNG BẰNG, TRUNG DU BẮC BỘ ĐẾN 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 8217/QĐ-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Công Thương)
Bảng 2.1. Tổng hợp tiềm năng KSH từ các nguồn
a- Phân gia súc
TT |
Nguồn phân |
SL KSH |
Quy năng lượng |
Quy dầu |
1 |
Trâu |
148.267,20 |
711.682.560 |
71,17 |
2 |
Bò |
101.984,40 |
489.525.120 |
48,95 |
3 |
Lợn |
938.800,80 |
4.506.243.840 |
450,62 |
4 |
Phân bắc |
337.029,06 |
1.617.739.506 |
161,77 |
|
Tổng cộng |
1.526.081,46 |
|
732,52 |
b- Phụ phẩm cây trồng
TT |
Nguồn phụ phẩm |
SL KSH |
Quy năng lượng |
Quy dầu |
1 |
Lúa |
1.274.609,00 |
6.118.123.200 |
611,81 |
2 |
Ngô |
409.248,00 |
1.964.390.400 |
196,44 |
3 |
Khoai lang |
5.770,50 |
27.698.400 |
2,77 |
4 |
Lạc |
16.510,50 |
79.250.400 |
7,93 |
5 |
Đậu tương |
12.082,50 |
57.996.000 |
5,80 |
|
Tổng cộng |
1.718.220,50 |
|
212,93 |
Bảng 2.2: Quy hoạch phát triển các công trình KSH quy mô hộ gia đình và trang trại cho vùng dự án
Tỉnh |
Số hộ tiềm năng (hộ) |
SL công trình KSH đã xây (CT) |
Số hộ có thể xây dựng tiếp |
Phát triển giai đoạn 5 năm tới (công trình nhỏ) |
Số lượng trang trại |
Phát triển giai đoạn 5 năm tới (công trình TB) |
Bắc Giang |
194.697 |
11.003 |
183.694 |
12.859 |
659 |
461 |
Thái Nguyên |
130.000 |
10.000 |
120.000 |
12.000 |
618 |
433 |
Bắc Cạn |
30.580 |
500 |
30.080 |
4.512 |
1 |
1 |
Tuyên Quang |
109.000 |
1.781 |
107.219 |
10.722 |
18 |
13 |
Yên Bái |
65.000 |
3.734 |
61.266 |
9.190 |
119 |
83 |
Phú Thọ |
150.000 |
5.000 |
145.000 |
14.500 |
202 |
141 |
Vĩnh Phúc |
145.000 |
17.200 |
127.800 |
12.780 |
679 |
475 |
Hưng Yên |
100.000 |
10.870 |
89.130 |
8.913 |
1384 |
969 |
Ninh Bình |
60.000 |
7.000 |
53.000 |
5.300 |
299 |
209 |
Hải Dương |
70.000 |
13.200 |
56.800 |
5.680 |
685 |
480 |
Nam Định |
124.000 |
3.272 |
120.728 |
12.073 |
644 |
451 |
Bắc Ninh |
60.906 |
17.500 |
43.406 |
4.341 |
1339 |
937 |
Hòa Bình |
150.000 |
6.500 |
143.500 |
14.350 |
52 |
36 |
Hà Nam |
104.000 |
8.500 |
95.500 |
9.550 |
282 |
197 |
Thái Bình |
186.000 |
8.596 |
177.404 |
12.418 |
2388 |
1.672 |
Hải Phòng |
160.000 |
6.376 |
153.624 |
10.754 |
685 |
480 |
Tổng cộng |
1.839.183 |
|
|
159.941 |
10.054 |
7.038 |
TỔNG HỢP TIỀM NĂNG NĂNG LƯỢNG TỪ XỬ LÝ RÁC
THẢI VÙNG ĐỒNG BẰNG, TRUNG DU BẮC BỘ GIAI ĐOẠN ĐẾN 2020, CÓ XÉT ĐẾN 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 8217/QĐ-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Công Thương)
3.1. Tiềm năng lý thuyết toàn vùng quy hoạch
Chỉ tiêu |
Đơn vị |
2013 |
2014 |
2015 |
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
2021 |
2022 |
2023 |
2024 |
2025 |
2026 |
2027 |
2028 |
2029 |
2030 |
Khối lượng RTSH trung bình năm |
tấn /năm |
2,787,234 |
3,036,951 |
3,782,654 |
4,121,934 |
4,491,737 |
4,894,810 |
5,334,146 |
6,541,585 |
7,129,105 |
7,769,489 |
8,467,493 |
9,228,305 |
26,913,726 |
29,334,671 |
31,973,488 |
34,849,783 |
37,984,931 |
41,402,229 |
Khối lượng RTSH cho chôn lấp |
tấn /năm |
1,393,617 |
1,518,476 |
1,891,327 |
2,060,967 |
2,245,869 |
2,447,405 |
2,667,073 |
3,270,792 |
3,564,552 |
3,884,744 |
4,233,747 |
4,614,153 |
13,456,863 |
14,667,336 |
15,986,744 |
17,424,892 |
18,992,466 |
20,701,114 |
Khối lượng RTSH cho đốt trực tiếp |
tấn /năm |
278,723 |
303,695 |
378,265 |
412,193 |
449,174 |
489,481 |
533,415 |
654,158 |
712,910 |
776,949 |
846,749 |
922,831 |
2,691,373 |
2,933,467 |
3,197,349 |
3,484,978 |
3,798,493 |
4,140,223 |
Giải pháp chôn lấp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||
Sản lượng KBR thu được trung bình 15 năm |
103 m3/15 năm |
83,617 |
91,109 |
113,480 |
123,658 |
134,752 |
146,844 |
160,024 |
196,248 |
213,873 |
233,085 |
254,025 |
276,849 |
807,412 |
880,040 |
959,205 |
1,045,493 |
1,139,548 |
1,242,067 |
Công suất lắp đặt tăng thêm cho từng năm |
MW |
1 |
2 |
2 |
2 |
3 |
3 |
3 |
4 |
5 |
5 |
6 |
6 |
19 |
20 |
22 |
24 |
27 |
29 |
Công suất chạy máy phát |
MW |
2 |
4 |
6 |
8 |
11 |
14 |
17 |
21 |
26 |
31 |
37 |
43 |
62 |
82 |
104 |
128 |
155 |
184 |
Sản lượng điện năng trong 15 năm |
MWh/15 năm |
133,787 |
145,774 |
181,567 |
197,853 |
215,603 |
234,951 |
256,039 |
313,996 |
342,197 |
372,935 |
406,440 |
442,959 |
1,291,859 |
1,408,064 |
1,534,727 |
1,672,790 |
1,823,277 |
1,987,307 |
Sản lượng điện năng trung bình hàng năm |
MWh/năm |
17,105 |
26,823 |
38,928 |
52,118 |
66,492 |
82,155 |
99,224 |
120,157 |
142,970 |
167,833 |
194,929 |
224,459 |
310,583 |
404,454 |
506,769 |
618,289 |
739,841 |
872,328 |
Giải pháp đốt trực tiếp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Công suất chạy máy phát điện |
MW |
20 |
21 |
24 |
25 |
26 |
27 |
29 |
34 |
36 |
38 |
41 |
44 |
126 |
137 |
149 |
162 |
176 |
191 |
Sản lượng điện năng trung bình hàng năm |
MWh/năm |
78,043 |
6,992 |
27,872 |
37,372 |
47,726 |
59,012 |
71,314 |
105,122 |
121,572 |
139,503 |
159,047 |
180,350 |
675,542 |
743,328 |
817,215 |
897,751 |
985,536 |
1,081,220 |
Sản lượng điện năng tb hàng năm tăng thêm |
MWh |
78,043 |
6,992 |
20,880 |
9,500 |
10,354 |
11,286 |
12,301 |
33,808 |
16,451 |
17,931 |
19,544 |
21,303 |
495,192 |
67,786 |
73,887 |
80,536 |
87,784 |
95,684 |
Bảng 3.2: Tiềm năng kỹ thuật toàn vùng quy hoạch
Chỉ tiêu |
Đơn vị |
2014 |
2015 |
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
2021 |
2022 |
2023 |
2024 |
2025 |
2026 |
2027 |
2028 |
2029 |
2030 |
Hải Phòng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Công suất lắp đặt |
MW |
6.00 |
6.00 |
7.00 |
8.00 |
8.00 |
9.00 |
10.00 |
11.00 |
12.00 |
12.00 |
13.00 |
14.00 |
15.00 |
16.00 |
17.00 |
17.00 |
18.00 |
Sản lượng điện năng trung bình hàng năm |
MWh/năm |
33000 |
33000 |
38500 |
44000 |
44000 |
49500 |
55000 |
60500 |
66000 |
66000 |
71500 |
77000 |
82500 |
88000 |
93500 |
93500 |
99000 |
Hải Dương |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Công suất lắp đặt |
MW |
0.00 |
0.00 |
0.00 |
0.00 |
0.00 |
0.00 |
2.00 |
2.00 |
2.00 |
2.00 |
2.00 |
2.00 |
3.00 |
3.00 |
3.00 |
4.00 |
4.00 |
Sản lượng điện năng trung bình hàng năm |
MWh/năm |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
11000 |
11000 |
11000 |
11000 |
11000 |
11000 |
16500 |
16500 |
16500 |
22000 |
22000 |
Nam Định |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Công suất lắp đặt |
MW |
0.00 |
0.00 |
0.00 |
0.00 |
0.00 |
1.00 |
1.00 |
1.00 |
1.00 |
1.00 |
1.50 |
1.50 |
1.50 |
1.00 |
2.00 |
2.00 |
2.00 |
Sản lượng điện năng trung bình hàng năm |
MWh/năm |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
5500 |
5500 |
5500 |
5500 |
5500 |
8250 |
8250 |
8250 |
5500 |
11000 |
11000 |
11000 |
Bắc Ninh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Công suất lắp đặt |
MW |
0.00 |
0.00 |
0.00 |
0.00 |
0.00 |
1.00 |
1.00 |
1.00 |
1.00 |
1.50 |
1.50 |
1.50 |
1.50 |
2.00 |
2.00 |
2.00 |
2.00 |
Sản lượng điện năng trung bình hàng năm |
MWh/năm |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
5500 |
5500 |
5500 |
5500 |
8250 |
8250 |
8250 |
8250 |
11000 |
11000 |
11000 |
11000 |
Hưng Yên |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Công suất lắp đặt |
MW |
0.00 |
0.00 |
0.00 |
0.00 |
1.00 |
1.00 |
1.00 |
1.00 |
1.50 |
1.50 |
1.50 |
1.50 |
2.00 |
2.00 |
2.00 |
2.00 |
3.00 |
Sản lượng điện năng trung bình hàng năm |
MWh/năm |
0 |
0 |
0 |
0 |
5500 |
5500 |
5500 |
5500 |
8250 |
8250 |
8250 |
8250 |
11000 |
11000 |
11000 |
11000 |
16500 |
Vĩnh Phúc |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Công suất lắp đặt |
MW |
0.00 |
0.00 |
0.00 |
0.00 |
0.00 |
0.00 |
0.00 |
1.00 |
1.00 |
1.00 |
1.00 |
1.00 |
1.50 |
1.50 |
1.50 |
1.50 |
2.00 |
Sản lượng điện năng trung bình hàng năm |
MWh/năm |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
5500 |
5500 |
5500 |
5500 |
5500 |
8250 |
8250 |
8250 |
8250 |
11000 |
Hà Nội |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Công suất lắp đặt |
MW |
11.00 |
12.00 |
13.00 |
14.00 |
15.00 |
16.00 |
17.00 |
19.00 |
20.00 |
21.00 |
23.00 |
24.00 |
26.00 |
27.00 |
29.00 |
31.00 |
33.00 |
Sản lượng điện năng trung bình hàng năm |
MWh/năm |
60500 |
66000 |
71500 |
77000 |
82500 |
88000 |
93500 |
104500 |
110000 |
115500 |
126500 |
132000 |
143000 |
148500 |
159500 |
170500 |
181500 |
Tổng công suất |
MW |
17.00 |
18.00 |
20.00 |
22.00 |
24.00 |
28.00 |
32.00 |
36.00 |
38.50 |
40.00 |
43.50 |
45.50 |
50.50 |
52.50 |
56.50 |
59.50 |
64.00 |
Sản lượng điện hàng năm |
MWh/năm |
93500 |
99000 |
110000 |
121000 |
132000 |
154000 |
176000 |
198000 |
211750 |
220000 |
239250 |
250250 |
277750 |
288750 |
310750 |
327250 |
352000 |
PHÁT TRIỂN NGUỒN ĐIỆN NGOÀI LƯỚI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 8217/QĐ-BCT
ngày 28 tháng 12 năm
2012 của Bộ Công Thương)
1. Cấp điện từ hệ thống hỗn hợp gió, pin mặt trời và thủy điện cực nhỏ:
Bảng 4.1. Tỷ lệ điện khí hóa dự kiến theo loại công nghệ
TT |
Địa phương |
Mức độ điện khí hóa bằng NLTT (%) |
Mở rộng lưới |
||
Gió - Diesel |
Pin MT |
TĐN |
|||
1 |
Hải Phòng |
100 |
|
|
0 |
2 |
Bắc Kạn |
|
54 |
8 |
37 |
3 |
Tuyên Quang |
|
5 |
0 |
95 |
4 |
Yên Bái |
|
13 |
14 |
74 |
5 |
Thái Nguyên |
|
1 |
0 |
99 |
6 |
Phú Thọ |
|
7 |
0 |
93 |
7 |
Hòa Bình |
|
0 |
0 |
100 |
8 |
Sơn La |
|
20 |
1 |
79 |
9 |
Điện Biên |
|
12 |
3 |
86 |
|
Tổng |
0.15% |
16.82% |
2.79% |
80.34% |
2. Cấp điện từ việc sử dụng hầm khí sinh học:
- Sản lượng điện năng đến 2015: 48,4GWh;
- Sản lượng điện năng đến 2020: 110,6GWh;
- Sản lượng điện năng đến 2030: 130,5GWh.
Bảng 4.2. Thống kê số hộ được cấp điện theo từng giai đoạn
TT |
Tỉnh, thành phố |
Số hộ dân chưa có điện (hộ) |
Dự kiến đầu tư giai đoạn 1 (2011-2015) |
Dự kiến đầu tư giai đoạn 2 (2016-2020) |
||||
2011 |
2015 |
2020 |
Số hộ dân |
Tỷ lệ (%) |
Số hộ dân |
Tỷ lệ (%) |
||
I |
Bắc Cạn |
5.664 |
5.894 |
6.195 |
370 |
6 |
5.579 |
96 |
a |
Cấp điện từ lưới QG |
|
|
|
370 |
|
1.891 |
|
b |
Cấp điện từ lưới điện độc lập, tái tạo |
|
|
|
|
|
3.688 |
|
II |
Điện Biên |
26.194 |
27.258 |
28.648 |
8.235 |
30 |
19.213 |
96 |
a |
Cấp điện từ lưới QG |
|
|
|
8.235 |
|
15.280 |
|
b |
Cấp điện từ lưới điện độc lập, tái tạo |
|
|
|
|
|
3.933 |
|
III |
Hòa Bình |
3.475 |
3.616 |
3.801 |
3.616 |
100 |
185 |
100 |
a |
Cấp điện từ lưới QG |
|
|
|
3.616 |
|
185 |
|
b |
Cấp điện từ lưới điện độc lập, tái tạo |
|
|
|
|
|
|
|
IV |
Phú Thọ |
3.461 |
3.602 |
3.785 |
678 |
19 |
2.911 |
95 |
a |
Cấp điện từ lưới QG |
|
|
|
678 |
|
2.669 |
|
b |
Cấp điện từ lưới điện độc lập, tái tạo |
|
|
|
|
|
242 |
|
V |
Sơn La |
51.826 |
53.930 |
56.681 |
27.705 |
51 |
26.238 |
95 |
a |
Cấp điện từ lưới QG |
|
|
|
27.705 |
|
14.688 |
|
b |
Cấp điện từ lưới điện độc lập, tái tạo |
|
|
|
|
|
11.550 |
|
VI |
Thái Nguyên |
3.884 |
4.042 |
4.248 |
4.042 |
100 |
206 |
100 |
a |
Cấp điện từ lưới QG |
|
|
|
3.990 |
|
206 |
|
b |
Cấp điện từ lưới điện độc lập, tái tạo |
|
|
|
52 |
|
|
|
VII |
Tuyên Quang |
6.044 |
6.289 |
6.610 |
4.148 |
66 |
2.163 |
95 |
a |
Cấp điện từ lưới QG |
|
|
|
4.148 |
|
1.831 |
|
b |
Cấp điện từ lưới điện độc lập, tái tạo |
|
|
|
|
|
332 |
|
VIII |
Yên Bái |
10.623 |
11.054 |
11.503 |
1.145 |
10 |
9.935 |
96 |
a |
Cấp điện từ lưới QG |
|
|
|
1.145 |
|
7.008 |
|
b |
Cấp điện từ lưới điện độc lập, tái tạo |
|
|
|
|
|
2.927 |
|
IX |
Hải Phòng |
162 |
169 |
175 |
|
|
175 |
100 |
a |
Cấp điện từ lưới điện độc lập, tái tạo |
|
|
|
|
|
175 |
|
PHÁT TRIỂN VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NĂNG LƯỢNG MỚI
VÀ TÁI TẠO ĐỂ CUNG CẤP NHIỆT NĂNG VÀ NHIÊN LIỆU SINH HỌC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 8217/QĐ-BCT
ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Công Thương)
1. Phát triển các công nghệ NLTT cho sử dụng nhiệt trong giai đoạn quy hoạch:
• Thiết bị đun nước nóng mặt trời: lắp đặt khoảng 232.400 m2 vào năm 2015; 521.000 m2 vào năm 2020 và 1158.000 m2 vào năm 2030.
• Hầm khí sinh học: đến năm 2015 khoảng 2,6 triệu m3 được xây dựng; đến năm 2020 khoảng 6,46 triệu m3 và đến năm 2030 khoảng 7,98 triệu m3.
• Năng lượng sinh khối:
- Năm 2015, gần 192 nghìn hộ gia đình dùng bếp cải tiến và 115 nghìn hộ gia đình dùng bếp khí hóa SK.
- Năm 2020, hơn 395 nghìn hộ gia đình dùng bếp cải tiến và 316 nghìn hộ gia đình dùng bếp khí hóa SK.
- Năm 2030, hơn 627 nghìn hộ gia đình dùng bếp cải tiến và 543 nghìn hộ gia đình dùng bếp khí hóa SK.
2. Sản xuất nhiên liệu sinh học: Đến năm 2015, sản lượng ethanol đạt 182 triệu lít; Đến năm 2020-2030: Sản lượng ethanol đạt 198 triệu lít/năm, với điều kiện tất cả nguồn nguyên liệu sắn trong vùng chỉ cung cấp cho sản xuất ethanol.
TỔNG HỢP KHỐI LƯỢNG VỐN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN
2013 - 2030 CHO PHÁT TRIỂN NLTT VÙNG ĐỒNG BẰNG, TRUNG DU BẮC BỘ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 8217/QĐ-BCT
ngày 28 tháng 12 năm
2012 của Bộ Công Thương)
TT |
Dạng NLTT |
2013-2020 (tỷ đồng) |
2020-2030 (tỷ đồng) |
Tổng 2 giai đoạn (tỷ đồng) |
I |
Điện NLTT nối lưới |
7517,27 |
27100,34 |
34617,61 |
1 |
TĐN |
6661,14 |
16048,59 |
22709,73 |
2 |
Khí sinh học |
14 |
|
14,00 |
3 |
NLSK |
682,84 |
2856,45 |
3539,29 |
4 |
RTSH |
159,29 |
3525,11 |
3684,40 |
5 |
Gió |
|
3898,95 |
3898,95 |
6 |
Địa nhiệt |
|
771,24 |
771,24 |
II |
NLTT ngoài lưới |
9076,93 |
4477,43 |
13554,36 |
1 |
Khí sinh học |
5654,87 |
1300,80 |
6955,67 |
2 |
PV hộ gia đình |
718,87 |
|
718,87 |
3 |
TĐCN |
37,07 |
|
37,07 |
4 |
Bếp sinh khối |
749,39 |
310,83 |
1060,22 |
5 |
TBNNMT |
1897,73 |
2865,80 |
4763,53 |
6 |
Gió - PV - Diesel |
19,00 |
|
19,00 |
|
Tổng |
16594,2 |
31577,77 |
48171,97 |