Để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ đặt ra, Bộ Tài
chính ban hành Chương trình hành động của Bộ Tài chính thực hiện Chiến lược phát
triển thị trường bảo hiểm đến năm 2030 (sau đây gọi là Chương trình hành động)
với những nội dung chủ yếu sau:
a) Chương trình hành động xác định các nhiệm vụ chủ
yếu của các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính để tổ chức thực hiện các mục
tiêu và giải pháp trong Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam đến
năm 2030 bảo đảm thị trường bảo hiểm hoạt động an toàn, lành mạnh, bền vững, hiệu
quả.
b) Chương trình hành động này là căn cứ cho các đơn
vị xây dựng các kế hoạch hành động theo chức năng để chỉ đạo, tổ chức thực hiện
các mục tiêu và giải pháp mà Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam
đến năm 2030 đã đặt ra.
c) Chương trình hành động này cũng là căn cứ để tổ
chức sơ kết, tổng kết và đánh giá, rút kinh nghiệm việc tổ chức thực hiện Chiến
lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam đến năm 2030; đồng thời, là căn cứ
để phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất, trình Thủ tướng Chính phủ xem
xét, điều chỉnh mục tiêu, giải pháp Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm
Việt Nam đến năm 2030 trong trường hợp cần thiết.
Việc xây dựng và tổ chức thực hiện các nội dung nhiệm
vụ xác định trong Chương trình hành động này được dựa trên những yêu cầu cơ bản
sau đây:
a) Quán triệt đầy đủ quan điểm, mục tiêu của Chiến
lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam đến năm 2030.
b) Cụ thể hóa các giải pháp trong việc tổ chức thực
hiện Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam đến năm 2030 gắn với từng
giai đoạn cụ thể, bảo đảm khả thi, có kết quả rõ ràng và có sự liên kết, hỗ trợ
lẫn nhau, cùng hướng tới mục tiêu của Chiến lược.
c) Quy định rõ trách nhiệm của đơn vị chủ trì, đơn
vị phối hợp trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, bảo đảm tính thống nhất,
đồng bộ và hiệu quả.
1. Danh mục phân công thực hiện các giải pháp của
Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam đến năm 2030 nêu tại Phụ lục
đính kèm.
2. Trong quá trình thực hiện, trường hợp cần thiết
điều chỉnh những nội dung cụ thể trong Chương trình hành động này, các đơn vị
thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính chủ động gửi kiến nghị tới Cục Quản lý, giám
sát bảo hiểm để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định nhằm đáp ứng
yêu cầu thực tiễn.
1. Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài
chính căn cứ mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể và các giải pháp thực hiện của
Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam đến năm 2030 chủ động xây dựng
lộ trình và phối hợp với các đơn vị liên quan để triển khai các nhiệm vụ tại
danh mục các nhiệm vụ, đề án thực hiện Chiến lược tại Mục II Quyết định này.
2. Các đơn vị chủ trì có trách nhiệm triển khai các
nhiệm vụ được giao theo đúng chương trình; định kỳ 05 năm (trước ngày 15 tháng
12 năm 2025 và năm 2030) có báo cáo gửi Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm để tổng
hợp báo cáo Bộ trưởng (trước ngày 31 tháng 12 năm 2025 và năm 2030) về kết quả
và tiến độ thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Quyết định này.
3. Trong quá trình tổ chức thực hiện, trường hợp cần
thiết bổ sung, sửa đổi, cập nhật những nội dung cụ thể trong Chương trình hành
động này, các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ chủ động kiến nghị với Cục Quản lý,
giám sát bảo hiểm để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định để đảm bảo
thực hiện đồng bộ, có hiệu quả Chương trình hành động này.
4. Kinh phí triển khai thực hiện Chương trình hành
động triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam đến
năm 2030 được ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và Luật Đầu tư công./.
STT
|
Các nhiệm vụ triển
khai
|
Sản phẩm/ Kết
quả
|
Đơn vị chủ trì
|
Đơn vị phối hợp
|
Thời gian thực
hiện
|
2023
|
2024
|
2025
|
2026
|
2027
|
2028
|
2029
|
2030
|
I
|
Hoàn thiện hệ thống
pháp luật kinh doanh bảo hiểm
|
1
|
Hướng dẫn chi tiết về vốn trên cơ sở rủi ro, quản
trị rủi ro, kiểm soát nội bộ, các biện pháp can thiệp đối với doanh nghiệp bảo
hiểm. Rà soát và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về triển khai các
sản phẩm bảo hiểm có tính đặc thù, sản phẩm bảo hiểm có tác động an sinh xã hội,
thúc đẩy đầu tư và phát triển kinh tế xã hội, liên kết bảo hiểm y tế thương mại
và bảo hiểm y tế xã hội,... Hướng dẫn chi tiết về các loại chứng chỉ bảo hiểm,
chứng chỉ đại lý bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm, chứng chỉ phụ trợ bảo
hiểm. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi và cơ hội
kinh doanh cho các doanh nghiệp bảo hiểm.
|
Luật/ Nghị định/ Thông
tư
|
Cục Quản lý, giám
sát bảo hiểm
|
Vụ Pháp chế
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Hướng dẫn việc thu thập, quản lý cơ sở dữ liệu
chung, đồng bộ các thông tin về thị trường bảo hiểm nhằm phục vụ mục tiêu quản
lý, giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
|
Thông tư/ Quy chế
cơ sở dữ liệu
|
Cục Quản lý, giám
sát bảo hiểm
|
Cục Tin học và Thống
kê Tài chính
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II
|
Tăng cường năng lực tài
chính, quản lý rủi ro, quản trị doanh nghiệp, chất lượng dịch vụ khách hàng
và công khai minh bạch của doanh nghiệp bảo hiểm
|
1
|
Nâng cao năng lực về tài chính, tăng cường quản
trị tài chính.
|
Báo cáo
|
Cục Quản lý, giám
sát bảo hiểm
|
Cục Tài chính
doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp bảo hiểm là công ty con/công ty liên kết của
doanh nghiệp nhà nước, Ủy ban chứng khoán (đối với doanh nghiệp bảo hiểm là
công ty đại chúng)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Xây dựng đầy đủ hệ thống quản trị rủi ro tại doanh
nghiệp bảo hiểm, kịp thời phát hiện được các rủi ro phát sinh từ hoạt động
nghiệp vụ, hoạt động tài chính và quản trị doanh nghiệp; Doanh nghiệp bảo hiểm
tự đánh giá, xếp loại, chủ động có biện pháp kiểm soát, phòng ngừa, giảm thiểu
rủi ro, hạn chế tổn thất, can thiệp và điều chỉnh kịp thời trong quá trình hoạt
động; Tự đánh giá và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về các chỉ tiêu chất lượng
giải quyết bồi thường, quyền lợi bảo hiểm theo quy định pháp luật.
|
Báo cáo/Thông tư
|
Cục Quản lý, giám
sát bảo hiểm
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
Tăng cường công khai thông tin đầy đủ, toàn diện,
kịp thời.
|
Thông tư/Báo cáo
|
Cục Quản lý, giám
sát bảo hiểm
|
Ủy ban chứng khoán
(đối với doanh nghiệp bảo hiểm là công ty đại chúng)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4
|
Thúc đẩy các doanh nghiệp đủ năng lực và có nhu cầu
niêm yết trên thị trường chứng khoán.
|
Báo cáo/Thông tư
|
Ủy ban chứng khoán
|
Cục Quản lý, giám
sát bảo hiểm
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5
|
Thúc đẩy các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái
bảo hiểm đủ điều kiện thực hiện xếp hạng tín nhiệm.
|
Báo cáo/Thông tư
|
Vụ Tài chính ngân
hàng
|
Cục Quản lý, giám
sát bảo hiểm
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III
|
Phát triển sản phẩm và
đa dạng hóa sản phẩm bảo hiểm
|
1
|
Khuyến khích doanh nghiệp bảo hiểm phát triển đa
dạng các dòng sản phẩm mới, lấy khách hàng làm trọng tâm.
|
Nghị định/ Thông
tư/Báo cáo
|
Cục Quản lý, giám
sát bảo hiểm
|
Vụ Chính sách thuế,
Vụ Ngân sách nhà nước,...
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm có ý nghĩa cộng
đồng và góp phần ổn định an sinh xã hội như bảo hiểm vi mô, bảo hiểm sức khỏe,
bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm xanh,...
|
Luật/ Nghị định/ Thông
tư
|
Cục Quản lý, giám
sát bảo hiểm
|
Vụ Hành chính sự
nghiệp, Vụ Tài chính ngân hàng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
Khuyến khích đổi mới phương thức phát triển, thiết
kế sản phẩm bảo hiểm gắn liền với cách mạng công nghiệp; các sản phẩm bảo hiểm
được thiết kế theo hướng cá nhân hóa đặc tính, nhu cầu của khách hàng.
|
Thông tư/Báo cáo
|
Cục Quản lý, giám
sát bảo hiểm
|
Vụ Chính sách thuế
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4
|
Đẩy mạnh ứng dụng giao dịch điện tử, chữ ký điện
tử, hợp đồng điện tử trong giao dịch bảo hiểm, đảm bảo an toàn, bảo mật và
tin cậy.
|
Thông tư/Báo cáo
|
Cục Tin học và thống
kê tài chính
|
Cục Quản lý, giám
sát bảo hiểm
|
|
|
|
|
|
|
|
|
IV
|
Đa dạng và chuyên nghiệp
hóa kênh phân phối bảo hiểm
|
|
Đa dạng hóa kênh phân phối theo hướng phục vụ tốt
nhất bên mua bảo hiểm và tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận bảo hiểm một cách
dễ dàng nhất. Chuyên nghiệp hóa các kênh phân phối thông qua việc ban hành
quy định hoặc các quy tắc đạo đức hành nghề; xây dựng hệ thống đánh giá chất
lượng hệ thống kênh phân phối. Chuẩn hóa hoạt động phân phối bảo hiểm qua đại
lý tổ chức, đại lý ngân hàng; nâng cao chất lượng đào tạo và thi đại lý bảo
hiểm.
|
Thông tư/ Báo cáo
|
Cục Quản lý, giám
sát bảo hiểm
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
V
|
Phát triển và nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực
|
1
|
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn
nhân lực tại lĩnh vực mới được quy định tại Luật
Kinh doanh bảo hiểm, như quản trị rủi ro, vốn trên cơ sở rủi ro, quản lý
tài chính doanh nghiệp bảo hiểm, công nghệ thông tin,.. thông qua việc đào tạo,
tuyển dụng, cơ chế chi trả,..
|
Đề án
|
Cục Quản lý, giám
sát bảo hiểm
|
Vụ Tổ chức cán bộ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Tăng cường, đa dạng hóa hoạt động đào tạo, bồi dưỡng
và phổ biến kiến thức đối với thị trường bảo hiểm.
|
Hội thảo/ Hội nghị
|
Cục Quản lý, giám
sát bảo hiểm
|
Viện Chiến lược và
chính sách tài chính
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
Ứng dụng công nghệ thông tin và xã hội hóa công
tác đào tạo, tổ chức thi, cấp chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ đại lý bảo hiểm,
chứng chỉ môi giới bảo hiểm, chứng chỉ phụ trợ bảo hiểm; tăng cường hợp tác
đào tạo với các tổ chức đào tạo quốc tế về bảo hiểm và các lĩnh vực chuyên
môn khác.
|
Nghị định/ Thông
tư
|
Cục Quản lý, giám
sát bảo hiểm
|
Vụ Tổ chức cán bộ,
Cục Tin học và thống kê tài chính; Vụ Hợp tác quốc tế
|
|
|
|
|
|
|
|
|
VI
|
Đẩy mạnh tuyên truyền về
bảo hiểm
|
|
Đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến về vai trò,
ý nghĩa, sự cần thiết của bảo hiểm, pháp luật về kinh doanh bảo hiểm đối với
các tổ chức, cá nhân. Nâng cao nhận thức của người dân về bảo hiểm và thị trường
bảo hiểm. Phổ biến kịp thời các thay đổi về quy định pháp luật kinh doanh bảo
hiểm; chính sách bảo hiểm của Nhà nước đối với người dân và các doanh nghiệp
bảo hiểm, các tổ chức có liên quan. Đa dạng hóa các phương thức tuyên truyền,
phổ biến kiến thức về bảo hiểm như qua các trang thông tin điện tử, các phương
tiện thông tin đại chúng, tổ chức sự kiện ngành bảo hiểm, hội chợ, các cuộc
thi,...
|
Bài tuyên truyền,
Phóng sự, Tin bài. Tài liệu giới thiệu, tuyên truyền về Hội thảo
|
Cục Quản lý, giám
sát bảo hiểm
|
Văn phòng Bộ, Vụ
Pháp chế, Cục Tin học và thống kê tài chính
|
|
|
|
|
|
|
|
|
VII
|
Đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, quản lý nhà nước hoạt động
kinh doanh bảo hiểm
|
1
|
Khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp bảo hiểm, doanh
nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có hệ thống công nghệ
thông tin hiện đại, ứng dụng trong tất cả các khâu của kinh doanh bảo hiểm,
có biện pháp bảo vệ thông tin, bảo mật thông tin khách hàng. Thiết lập cơ chế
chia sẻ thông tin giữa doanh nghiệp bảo hiểm nhằm phòng chống gian lận bảo hiểm,
hỗ trợ và tư vấn pháp lý, giải quyết khiếu nại; cơ chế chia sẻ thông tin giữa
cơ sở dữ liệu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm với các cơ sở dữ liệu chuyên
ngành, cơ sở dữ liệu quốc gia. Thúc đẩy chuyển đổi số công tác quản lý và
phát triển thị trường bảo hiểm, phát triển và sử dụng các nền tảng số để thúc
đẩy phát triển và tối ưu hóa thị trường bảo hiểm. Ứng dụng các giải pháp công
nghệ số, nền tảng số để giám sát, đo lường trực tuyến kết quả thực hiện các
tiêu chí quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo hiểm đảm bảo minh bạch, chính
xác, kịp thời.
|
Thông tư/ Cơ sở dữ
liệu về bảo hiểm/Báo cáo
|
Cục Quản lý, giám
sát bảo hiểm
|
Cục Tin học và thống
kê tài chính
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Xây dựng khung thể chế thử nghiệm cho các dịch vụ
công nghệ bảo hiểm (Insurtech) theo thông lệ tốt nhất, tạo thuận lợi cho
doanh nghiệp phát triển các dịch vụ bảo hiểm số mới.
|
Đề án/ Nghị định
|
Cục Quản lý, giám
sát bảo hiểm
|
Vụ Pháp chế, Cục
Tin học và thống kê tài chính
|
Thực hiện khi có phát sinh
|
VIII
|
Tăng cường hiệu lực quản
lý nhà nước và hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử phạt hành
chính trong lĩnh vực bảo hiểm
|
1
|
Chuyển đổi sang quản lý, giám sát trên cơ sở rủi ro
thông qua kiểm tra chỉ tiêu an toàn vốn, phân loại, quản trị rủi ro, đánh giá
doanh nghiệp, cập nhật và hoàn thiện hệ thống giám sát và cảnh báo sớm.
|
Quy chế
|
Cục Quản lý, giám
sát bảo hiểm
|
Cục Tài chính
doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp bảo hiểm là công ty con/công ty liên kết của
doanh nghiệp nhà nước, Ủy ban chứng khoán (đối với doanh nghiệp bảo hiểm là
công ty đại chúng)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Xây dựng và ban hành sổ tay quản lý, giám sát bảo
hiểm trên cơ sở rủi ro trong đó xây dựng hồ sơ doanh nghiệp và xếp loại doanh
nghiệp dựa căn cứ vào rủi ro và các tiêu chí áp dụng các biện pháp can thiệp
(nếu có); xây dựng và ban hành sổ tay kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp bảo hiểm.
|
Sổ tay
|
Cục Quản lý, giám
sát bảo hiểm
|
Thanh tra Bộ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
Tăng cường vai trò và trách nhiệm của Bộ Tài
chính trong quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm minh các trường
hợp vi phạm pháp luật để răn đe, tăng tính tuân thủ của các doanh nghiệp.
Tăng cường hợp tác, trao đổi thông tin và phối hợp với các cơ quan quản lý
trong lĩnh vực khác có liên quan trong phát triển các sản phẩm bảo hiểm mới,
phương thức kinh doanh mới và quản lý, giám sát, kiểm tra, thanh tra doanh
nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm. Đẩy mạnh hợp tác với các cơ quan
quản lý nước ngoài trong quản lý, giám sát các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh
nghiệp tái bảo hiểm, phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố đặc biệt trong
việc quản lý, giám sát dịch vụ cung cấp bảo hiểm qua biên giới, hoạt động
kinh doanh đa quốc gia của các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm.
|
Nghị định/ Thông
tư/ Quy chế/Báo cáo
|
Cục Quản lý, giám
sát bảo hiểm
|
Thanh tra Bộ, Vụ
Pháp chế
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4
|
Tăng cường minh bạch hóa hoạt động quản lý, giám sát
của cơ quan quản lý với thị trường bảo hiểm, trong đó thúc đẩy việc công khai
các hoạt động quản lý giám sát hàng năm của cơ quan quản lý tương tự như các
cơ quan quản lý bảo hiểm khác trên thế giới.
|
Báo cáo
|
Cục Quản lý, giám
sát bảo hiểm
|
Văn phòng Bộ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
IX
|
Tăng cường vai trò của
các tổ chức xã hội- nghề nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm
|
|
Nâng cao vai trò của các tổ chức xã hội - nghề
nghiệp trong tuyên truyền về bảo hiểm, tham gia hòa giải, giải quyết tranh chấp
trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm. Khuyến khích vai trò của các tổ chức xã hội
- nghề nghiệp là đầu mối của toàn thị trường trong việc tổng hợp ý kiến, phản
ánh và đề xuất cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm.
Phát huy vai trò tự quản của các tổ chức xã hội nghề nghiệp trong ngành bảo
hiểm trong việc hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước trên các lĩnh vực pháp lý, thể
chế, chính sách và đào tạo nguồn nhân lực, giám sát sự tuân thủ quy định pháp
luật của các thành viên; phòng chống trục lợi bảo hiểm, rửa tiền, tài trợ khủng
bố trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
|
Báo cáo
|
Cục Quản lý, giám
sát bảo hiểm
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
X
|
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế
và hội nhập trong lĩnh vực bảo hiểm
|
1
|
Xây dựng và thực hiện lộ trình hội nhập trong
lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm phù hợp với lộ trình hội nhập bảo hiểm của ASEAN
và các cam kết quốc tế khác. Triển khai thực hiện tốt, có hiệu quả các cam kết
hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm, các chương trình hợp tác
đang thực hiện với các tổ chức và đối tác quốc tế, đặc biệt là các dịch vụ bảo
hiểm trong các Hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết. Khuyến khích các
doanh nghiệp bảo hiểm tiếp tục nghiên cứu đầu tư ra nước ngoài để mở rộng cơ
hội kinh doanh, trong đó tập trung vào các địa bàn có tiềm năng và thuận lợi
trên nguyên tắc an toàn, hiệu quả.
|
Báo cáo
|
Cục Quản lý, giám
sát bảo hiểm
|
Vụ Hợp tác quốc tế
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Chủ động, tích cực tham gia Diễn đàn các cơ quan
quản lý bảo hiểm Đông Nam Á và Hiệp hội nhà quản lý bảo hiểm quốc tế; tranh
thủ tối đa sự hỗ trợ, hợp tác song phương giữa các cơ quan quản lý bảo hiểm
thông qua chương trình hợp tác, biên bản ghi nhớ, đào tạo cán bộ, hội thảo
nghiệp vụ.
|
Tham gia/ Tổ chức
hội nghị quốc tế
|
Cục Quản lý, giám
sát bảo hiểm
|
Vụ Hợp tác quốc tế
|
|
|
|
|
|
|
|
|