THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số:
79/2010/QĐ-TTg
|
Hà
Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2010
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều
1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý nhà nước về thông tin đối
ngoại.
Điều
2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2011.
Điều
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính
phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, QHQT (5b)
|
THỦ
TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
|
QUY CHẾ
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 79/2010/QĐ-TTg ngày 30 tháng 11 năm 2010 của
Thủ tướng Chính phủ)
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Quy chế này
quy định nguyên tắc và nội dung quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại; quy định
trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban
nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh) trong việc quản lý nhà nước và phối hợp, triển khai các hoạt động
thông tin đối ngoại.
2. Quy chế này
áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia quản lý và thực hiện các
hoạt động thông tin đối ngoại.
Điều 2. Thông tin đối ngoại
Thông tin đối
ngoại quy định tại Quy chế này là thông tin quảng bá hình ảnh quốc gia, đất nước,
con người, lịch sử, văn hóa dân tộc Việt Nam; thông tin về chủ trương, đường lối
của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước Việt Nam ra thế giới và thông tin
về thế giới vào Việt Nam.
Điều 3. Nguyên tắc quản lý hoạt động thông tin đối ngoại
1. Chính phủ thống
nhất quản lý nhà nước đối với các hoạt động thông tin đối ngoại; có sự phân
công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhằm bảo đảm hiệu quả công tác quản
lý nhà nước về thông tin đối ngoại.
2. Phát huy sức
mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, tất cả các cấp, các ngành, địa phương,
các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các hoạt động thông tin đối ngoại;
các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quản lý và tổ chức thực
hiện công tác thông tin đối ngoại trong phạm vi quản lý của mình.
3. Công tác
thông tin đối ngoại được triển khai chủ động, toàn diện, thường xuyên, song có
trọng tâm, trọng điểm theo từng giai đoạn; kết hợp chặt chẽ thông tin đối ngoại
với thông tin đối nội; giữa thông tin đối ngoại với các hoạt động chính trị,
kinh tế, văn hóa đối ngoại; giữa ngoại giao nhà nước với đối ngoại của Đảng, đối
ngoại nhân dân nhằm mở rộng hợp tác quốc tế trên tinh thần cùng có lợi, bảo đảm
lợi ích quốc gia.
Điều
4. Nội dung hoạt động thông tin đối ngoại
Hoạt động thông
tin đối ngoại là hoạt động đưa thông tin đến với tổ chức, cá nhân nước ngoài,
người Việt Nam ở nước ngoài và phối hợp đưa thông tin quốc tế đến nhân dân
trong nước. Nội dung hoạt động thông tin đối ngoại bao gồm:
1. Thông tin về
chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước, những thành
tựu của công cuộc đổi mới đất nước; thông tin về tình hình quốc tế, quan hệ đối
ngoại của Việt Nam và phối hợp đưa thông tin quốc tế đến nhân dân trong nước.
2. Giới thiệu,
quảng bá hình ảnh đất nước, con người, lịch sử, văn hóa, tiềm năng hợp tác và
phát triển của Việt Nam.
3. Phản bác các
thông tin sai, xuyên tạc, chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của
nhân dân Việt Nam.
4. Các loại hình
hoạt động thông tin đối ngoại khác.
Chương 2.
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI
Điều
5. Nội dung công tác quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại
1. Xây dựng và
ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về thông tin đối ngoại và tổ chức thực
hiện các văn bản đã ban hành theo thẩm quyền được pháp luật quy định.
2. Xây dựng và tổ
chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình về thông tin đối
ngoại.
3. Tổ chức bộ
máy, xây dựng cơ chế, chính sách đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt
động thông tin đối ngoại ở trong và ngoài nước; xây dựng, trang bị cơ sở vật chất
kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực hoạt động thông tin đối ngoại.
4. Tổ chức và quản
lý công tác nghiên cứu về thông tin đối ngoại; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho
các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thông tin đối ngoại.
5. Chỉ đạo, hướng
dẫn nội dung thông tin cho các cơ quan thông tấn, báo chí của Việt Nam; cung cấp
thông tin cho báo chí nước ngoài, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và cộng
đồng quốc tế.
6. Thanh tra, kiểm
tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động thông tin đối
ngoại theo quy định của pháp luật.
7. Sơ kết, tổng
kết hoạt động thông tin đối ngoại; khen thưởng, kỷ luật đối với cơ quan, tổ chức,
cá nhân tham gia hoạt động thông tin đối ngoại.
Điều
6. Cơ quan quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại
1. Bộ Thông tin
và Truyền thông chịu trách nhiệm trước Chính phủ, chủ trì thực hiện quản lý nhà
nước về thông tin đối ngoại.
2. Các Bộ, cơ
quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về thông tin
đối ngoại trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và Quy
chế này.
3. Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại tại địa phương
trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và Quy chế này.
Chương 3.
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI
Điều
7. Trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông
1. Chủ trì, phối
hợp với các cơ quan liên quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thông tin
đối ngoại, cụ thể là:
a) Xây dựng,
trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các văn bản quy phạm pháp luật về thông
tin đối ngoại và tổ chức thực hiện các văn bản đã ban hành theo thẩm quyền được
pháp luật quy định.
b) Xây dựng và
ban hành theo thẩm quyền các văn bản quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại và
văn bản hướng dẫn thực hiện công tác quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại.
c) Hướng dẫn nội
dung thông tin đối ngoại cho các cơ quan thông tấn, báo chí trong nước.
d) Xây dựng quy
hoạch mạng lưới đại diện của các cơ quan thông tấn, báo chí Việt Nam ở nước
ngoài.
đ) Đôn đốc việc
thực hiện kế hoạch thông tin đối ngoại của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Phối hợp với
Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan về chủ trương cung cấp thông tin cho báo
chí nước ngoài, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và cộng đồng quốc tế.
3. Tổng hợp báo
cáo Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện kế hoạch thông tin đối ngoại của các
Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; theo
dõi, tổng hợp kinh phí hàng năm cho các hoạt động thông tin đối ngoại nói
chung.
Điều
8. Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao
1. Chủ trì triển
khai các hoạt động thông tin đối ngoại ở nước ngoài; phối hợp với các Bộ, ngành
hữu quan quản lý hoạt động thông tin đối ngoại.
2. Chủ trì theo
dõi, nghiên cứu, tổng hợp dư luận báo chí nước ngoài phục vụ thông tin đối ngoại.
3. Chủ trì đưa
tin về các hoạt động của người Việt Nam ở nước ngoài; phối hợp các hoạt động
thông tin đối ngoại với công tác người Việt Nam ở nước ngoài.
4. Phát ngôn quan
điểm, lập trường chính thức của Việt Nam về các vấn đề quốc tế; tổ chức các cuộc
họp báo quốc tế; chuẩn bị trả lời phỏng vấn của lãnh đạo Nhà nước, Bộ Ngoại
giao cho phóng viên nước ngoài.
5. Quản lý và cấp
phép cho hoạt động báo chí của phóng viên nước ngoài tại Việt Nam và của các
đoàn đại biểu nước ngoài thăm Việt Nam.
6. Phối hợp với
các Bộ, ngành, địa phương liên quan hướng dẫn báo chí trong nước đưa tin về hoạt
động đối ngoại của lãnh đạo Nhà nước, Bộ Ngoại giao và phối hợp hướng dẫn đưa
tin về tình hình quốc tế, tin trong nước liên quan đến đối ngoại.
7. Phối hợp với
các Bộ, cơ quan liên quan cung cấp thông tin về kinh tế đối ngoại, văn hóa đối
ngoại và thông tin về các lĩnh vực khác cho người nước ngoài.
8. Phối hợp với
các Bộ, ngành liên quan trong việc tổ chức bộ máy, xây dựng cơ chế, chính sách
đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thông tin đối ngoại ở nước
ngoài.
9. Phối hợp với
Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng quy hoạch mạng lưới đại diện của các cơ
quan thông tấn, báo chí Việt Nam ở nước ngoài.
Điều
9. Trách nhiệm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
1. Chủ trì, phối
hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan triển khai các hoạt
động thông tin đối ngoại thông qua hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao và
du lịch.
2. Sử dụng có hiệu
quả và tạo điều kiện cho các cơ quan liên quan sử dụng các Trung tâm văn hóa Việt
Nam ở nước ngoài do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý để phục vụ hoạt động
thông tin đối ngoại.
Điều
10. Trách nhiệm của Bộ Công an
1. Chủ trì, phối
hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn và theo dõi việc chấp hành chế độ
bảo mật thông tin trong hoạt động thông tin đối ngoại.
2. Theo dõi, tổng
hợp diễn biến thông tin đối ngoại để đề xuất chủ trương, biện pháp phản bác các
thông tin sai, xuyên tạc, chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam.
Điều
11. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
1. Thẩm định dự
toán ngân sách hàng năm cho các hoạt động thông tin đối ngoại, trình cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
2. Bảo đảm kinh
phí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm để đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật
và thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án, hoạt động thông tin đối ngoại.
3. Chủ trì, phối
hợp với các cơ quan liên quan xây dựng định mức kinh phí cho các hoạt động
thông tin đối ngoại.
Điều
12. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh
1. Chỉ đạo và tổ
chức thực hiện kế hoạch hoạt động thông tin đối ngoại trong phạm vi quản lý.
2. Cung cấp
thông tin cho báo chí trong và ngoài nước về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực
và địa bàn quản lý theo quy định.
3. Xây dựng kế
hoạch hoạt động thông tin đối ngoại và dự toán kinh phí hàng năm theo quy định,
đồng thời gửi cho Bộ Thông tin và Truyền thông để theo dõi, tổng hợp, xây dựng
kế hoạch thông tin đối ngoại hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
4. Sơ kết, tổng
kết, đánh giá hiệu quả hoạt động thông tin đối ngoại theo phạm vi quản lý, gửi
báo cáo về Bộ Thông tin và Truyền thông trước ngày 31 tháng 12 hàng năm hoặc
báo cáo đột xuất theo yêu cầu để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
5. Phân công tổ
chức hoặc cá nhân trực thuộc chịu trách nhiệm triển khai hoạt động thông tin đối
ngoại.
6. Thanh tra, kiểm
tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động thông tin đối
ngoại.
7. Thực hiện chế
độ bảo mật theo quy định của pháp luật.
8. Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh giao cho Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu, giúp Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại ở địa
phương, giao các Sở liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có
trách nhiệm phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện nhiệm vụ tham
mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thông
tin đối ngoại.
Điều
13. Tổ chức thực hiện
1. Các Bộ trưởng,
Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh có kế hoạch triển khai thực hiện Quy chế này.
2. Bộ Thông tin
và Truyền thông có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Quy chế này, hằng năm báo cáo
Thủ tướng Chính phủ về tình hình, kết quả thực hiện./.