ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
79/2005/QĐ-UBND
|
Thị xã Cao Lãnh, ngày 02 tháng 08 năm 2005
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ BÁO CÁO VIÊN PHÁP LUẬT
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND do
Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam công bố ngày 10/12/2003;
Căn cứ Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg
ngày 17/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ “Phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo
dục pháp luật từ năm 2003 đến 2007”;
Căn cứ Quyết định số 210/1999/QĐ-BTP
ngày 9 tháng 7 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp V/v ban hành quy chế báo cáo
viên pháp luật;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp
tại Công văn số 278/TTPL-STP ngày 21/6/2005,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế báo cáo
viên pháp luật tỉnh Đồng Tháp.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ
ngày ký, thay thế Quyết định số 47/1998/QĐ-UB ngày 07/4/1998 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Đồng Tháp V/v ban hành bản quy định về tổ chức và hoạt động của lực
lượng báo cáo viên pháp luật tỉnh Đồng Tháp.
Giám đốc Sở Tư pháp có trách nhiệm hướng
dẫn và tổ chức thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban
nhân dân Tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành Tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân
các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- TT/TU, TT/HĐND Tỉnh;
- Chủ tịch, PCT.UBND Tỉnh;
- TAND, VKSND Tỉnh;
- LĐVP;
- Lưu VT, NC/NC.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Trương Ngọc Hân
|
QUY CHẾ
BÁO CÁO VIÊN PHÁP LUẬT TỈNH ĐỒNG THÁP
(Ban hành kèm theo QĐ số 79/2005/QĐ-UBND ngày 02 tháng 8 năm 2005 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Đồng Tháp)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1. Khái niệm Báo cáo
viên pháp luật.
Báo cáo viên pháp luật là những người
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận để thực hiện nhiệm vụ báo cáo viên
pháp luật.
Báo cáo viên pháp luật bao gồm:
1/ Báo cáo viên pháp luật của các sở,
ban, ngành, đoàn thể tỉnh (gọi chung là báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh).
2/ Báo cáo viên pháp luật của huyện, thị
xã (gọi chung là báo cáo viên pháp luật cấp huyện).
3/ Báo cáo viên pháp luật ở các Doanh
nghiệp Nhà nước.
Điều 2. Phạm vi hoạt động của
báo cáo viên pháp luật:
Báo cáo viên pháp luật làm việc tại cơ
quan, tổ chức nào thì trực tiếp thực hiện báo cáo các nội dung pháp luật tại cơ
quan tổ chức đó đồng thời được mời truyền đạt, phổ biến pháp luật cho cán bộ công
chức và nhân dân khi có yêu cầu.
Điều 3. Yêu cầu đối với
người làm báo cáo viên pháp luật.
1/ Phổ biến đúng chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước;
2/ Truyền đạt chính xác, phổ thông, dễ
hiểu phù hợp với từng nhóm đối tượng cụ thể và có sức thuyết phục;
3/ Tác động tích cực đến người nghe nhằm
góp phần tạo niềm tin pháp luật, cổ vũ động viên cán bộ, nhân dân thực hiện
đúng chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Điều 4. Bảo đảm sự hoạt động
của báo cáo viên.
Sở Tư pháp có trách nhiệm chủ trì phối
hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh tham mưu trình Ủy ban nhân
dân Tỉnh việc xây dựng, củng cố, kiện toàn đội ngũ báo cáo viên pháp luật đáp
ứng yêu cầu thực tế hiện nay.
Chương II
TIÊU CHUẨN VÀ
THỦ TỤC CÔNG NHẬN BÁO CÁO VIÊN PHÁP LUẬT
Điều 5. Nguồn lựa chọn báo cáo
viên.
1/ Báo cáo viên pháp luật được lựa chọn
từ các cán bộ, công chức, sỹ quan đã và đang làm việc trong các cơ quan bảo vệ
pháp luật, cơ quan Tuyên giáo, trong các cơ quan Tuyên huấn thuộc lực lượng vũ
trang, các tổ chức chính trị - xã hội, và cán bộ công chức đang làm công tác
pháp luật;
2/ Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh được
lựa chọn từ cán bộ, công chức đang công tác tại các sở, ban, ngành tỉnh và một
số báo cáo viên pháp luật của cấp huyện;
3/ Báo cáo viên pháp luật cấp huyện được
lựa chọn từ cán bộ, công chức đang công tác tại các phòng, ban, đoàn thể huyện
và một số cán bộ, công chức cấp xã.
Điều 6. Tiêu chuẩn của báo cáo
viên pháp luật.
Báo cáo viên pháp luật có các tiêu chuẩn
sau đây:
1/ Gương mẫu thực hiện chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước, có phẩm chất chính trị vững vàng, tư cách đạo đức
tốt;
2/ Có uy tín trong công tác, trong sinh
hoạt;
3/ Có trình độ cử nhân Luật hoặc tương
đương, hoặc cử nhân chuyên ngành và có khả năng sư phạm để báo cáo pháp luật
trước công chúng;
4/ Tự nguyện, nhiệt tình có đủ điều
kiện về sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ báo cáo viên pháp luật;
5/ Được cơ quan, tổ chức nơi người đó
công tác, sinh hoạt hoặc chính quyền cơ sở đề nghị.
Điều 7. Thủ tục công nhận báo
cáo viên pháp luật.
Thủ tục công nhận báo cáo viên pháp luật
được thực hiện như sau:
1/ Sở Tư pháp phối hợp với các cơ quan,
tổ chức cùng cấp và Ủy ban nhân dân cấp huyện lựa chọn người có đủ điều kiện
trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công nhận báo cáo viên pháp
luật cấp tỉnh.
2/ Phòng Tư pháp phối hợp với các cơ quan,
tổ chức cùng cấp và Ủy ban nhân dân cấp xã lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn
trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận báo cáo viên pháp
luật của cấp mình.
3/ Trong từng giai đoạn, cơ quan tư pháp,
chủ trì phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan rà soát, đánh giá hoạt động,
đề nghị bổ sung hoặc thay đổi báo cáo viên.
Điều 8. Thẻ báo cáo viên pháp
luật.
1/ Thẻ báo cáo viên pháp luật là giấy
chứng nhận tư cách của người được cấp thẻ;
2/ Cấp nào quyết định công nhận báo cáo
viên thì cấp đó có trách nhiệm cấp và thu hồi thẻ báo cáo viên pháp luật;
3/ Thẻ báo cáo viên pháp luật được cấp
theo mẫu thống nhất do Bộ Tư pháp phát hành.
Chương III
QUYỀN, NGHĨA VỤ
VÀ CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI BÁO CÁO VIÊN PHÁP LUẬT
Điều 9. Quyền của báo cáo viên
pháp luật.
Báo cáo viên pháp luật có các quyền
sau:
1/ Được cung cấp văn bản quy phạm pháp
luật và các tài liệu khác cần thiết cho công tác báo cáo pháp luật;
2/ Được tham dự các lớp tập huấn, bồi
dưỡng nghiệp vụ để nâng cao kiến thức chuyên môn về phổ biến, giáo dục pháp luật;
3/ Được sử dụng thẻ báo cáo viên pháp
luật để thực hiện công tác báo cáo pháp luật và tham gia các hoạt động phổ biến,
giáo dục pháp luật khác;
4/ Được hưởng thù lao báo cáo pháp luật
theo quy định:
a/ Đối với báo cáo viên cấp tỉnh: 180.000đồng/1
ngày báo cáo.
b/ Đối với báo cáo viên pháp luật cấp
huyện: 120.000đồng/1 ngày báo cáo.
Điều 10. Nghĩa vụ của báo cáo
viên pháp luật.
Báo cáo viên pháp luật có các nghĩa vụ
sau:
1/ Chịu trách nhiệm cá nhân về nội dung
báo cáo; phải phát ngôn phù hợp với chính sách của Đảng; truyền đạt đúng nội
dung văn bản pháp luật; không tiết lộ bí mật nhà nước; không sử dụng thẻ báo
cáo viên vào mục đích khác ngoài mục đích giới thiệu tư cách báo cáo viên;
2/ Luôn học tập chuyên môn, trao dồi nghiệp
vụ tuyên truyền, tìm hiểu thực tiễn, thu thập thông tin để nâng cao năng lực
phổ biến, giáo dục pháp luật;
3/ Thường xuyên giữ mối liên hệ với các
cơ quan tư pháp, báo cáo cho cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý và cơ quan tư
pháp về hoạt động của mình.
Điều 11. Trách nhiệm của Sở Tư
pháp.
1/ Xây dựng tổ chức và quản lý hoạt động
của báo cáo viên;
2/ Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp
vụ, trao đổi kinh nghiệm báo cáo pháp luật nhằm nâng cao trình độ cho báo cáo
viên;
3/ Cung cấp tài liệu, văn bản quy phạm
pháp luật cần thiết cho báo cáo viên;
4/ Trao đổi thống nhất ý kiến với thủ
trưởng cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý báo cáo viên để tạo điều kiện về thời
gian, phương tiện hoạt động cho báo cáo viên khi thực hiện nhiệm vụ.
5/ Phối hợp với các ngành, các địa phương
rà soát lại lực lượng báo cáo viên pháp luật hiện có nếu đủ điều kiện theo quy
chế này thì tiếp tục đề nghị công nhận mới cho phù hợp.
6/ Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết,
thực hiện công tác thi đua khen thưởng trong hoạt động báo cáo pháp luật.
Chương IV
KHEN THƯỞNG VÀ
KỶ LUẬT
Điều 12. Khen
thưởng
Báo cáo viên có thành tích tốt trong hoạt
động phổ biến, giáo dục pháp luật được xét khen thưởng theo quy định chung của
Nhà nước.
Điều 13. Kỷ luật
Báo cáo viên pháp luật vi phạm Quy chế
này, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp
luật.