Quyết định 782/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Kế hoạch phát triển Thương mại điện tử tỉnh Gia Lai giai đoạn 2016-2020

Số hiệu 782/QĐ-UBND
Ngày ban hành 27/11/2015
Ngày có hiệu lực 27/11/2015
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Gia Lai
Người ký Hoàng Công Lự
Lĩnh vực Thương mại,Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 782/QĐ-UBND

Gia Lai, ngày 27 tháng 11 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TỈNH GIA LAI GIAI ĐOẠN 2016-2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;

n cứ Luật Giao dịch điện tử năm 2005;

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin năm 2006;

Căn cứ Nghị định 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về thương mại điện tử; Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 11/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2014 - 2020; Quyết định 07/QĐ-TTg ngày 02/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế qun lý và thực hiện Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia;

Căn cứ Thông tư 47/2014/TT-BCT ngày 05/12/2014 của Bộ Công Thương quy định về quản lý website thương mại điện tử;

Xét đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số 89/TTr-SCT ngày 18/11/2015, ý kiến của Sở Tài chính tại Công văn số 1960/STC-HCSN ngày 12/11/2015 và Biên bản cuộc họp ngày 12/11/2015 giữa Sở Công Thương, Sở Tài Chính, Sở Thông tin và Truyền thông,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch phát triển Thương mại điện tử tỉnh Gia Lai giai đoạn 2016-2020.

Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thông tin và Truyền thông; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- NĐiều 2;
- Bộ Công Thương (b/c);
- T/T Tỉnh ủy, T
/T HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND t
nh;
- Cục TMĐT và CNTT;
- Trung tâm phát triển TMĐT;
- Các PVP UBND tỉnh;
- Trung tâm tin học;
- Lưu: VT, CNXD
, VHXH, KTTH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hoàng Công Lự

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TỈNH GIA LAI GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Kèm theo Quyết định số: 782/QĐ-UBND ngày 27/11/2015 của UBND tỉnh)

I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TỈNH GIA LAI GIAI ĐOẠN 2011-2015

Thực hiện Quyết định số 1073/QĐ-TTg ngày 12/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển Thương mại điện tử (TMĐT) giai đoạn 2011-2015, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 613/QĐ-UBND ngày 15/9/2011 về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011-2015, tiếp đến là Quyết định số 156/QĐ-UBND ngày 07/4/2014 về việc thành lập Ban chỉ đạo ứng dụng Công nghệ thông tin tỉnh Gia Lai; Quyết định số 98/QĐ-UBND ngày 13/02/2015 về việc phê duyệt Kế hoạch cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước thuộc tỉnh Gia Lai năm 2015 và định hướng đến 2020; Quyết định số 11/2014/QĐ-UBND ngày 18/7/2014 về việc ban hành quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và trò chơi điện tử trên mạng trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Sau 4 năm triển khai thực hiện, TMĐT trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã và đang từng bước đi vào cuộc sống, góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế, xã hội chung của tỉnh. Điều dễ nhận ra nhất đó là nhận thức ngày càng cao về vị trí, vai trò cũng như những lợi ích của TMĐT đối với công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh hiện nay của cán bộ, công chức, của cộng đồng doanh nghiệp và nhiều tầng lớp dân cư trên địa bàn tỉnh, cụ thể:

- 95% cán bộ quản lý nhà nước và doanh nghiệp biết đến lợi ích của thương mại điện tử;

- 100% doanh nghiệp sử dụng thư điện tử trong hoạt động giao dịch, trao đổi thông tin;

- 10% doanh nghiệp có trang thông tin điện tử, cập nhật định kỳ thông tin hoạt động và quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp;

- 20% doanh nghiệp tham gia các website thương mại điện tử để mua bán các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;

- 30% các siêu thị, trung tâm mua sm và cơ sở phân phi hiện đại cho phép người tiêu dùng thanh toán không dùng tiền mặt khi mua hàng;

- 10% cơ sở kinh doanh các lĩnh vực thương mại dịch vụ như vận tải, văn hóa, thể thao và du lịch phát triển các kênh giao dịch điện tử phục vụ người tiêu dùng;

- 50% đơn vị cung cấp dịch vụ điện nước, viễn thông và truyền thông chấp nhận thanh toán phí dịch vụ của các hộ gia đình qua phương tiện điện tử;

[...]