Quyết định 772/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án phát triển bò thịt cao sản tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016-2020
Số hiệu | 772/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 11/04/2016 |
Ngày có hiệu lực | 11/04/2016 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Lâm Đồng |
Người ký | Phạm S |
Lĩnh vực | Tài chính nhà nước |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 772/QĐ-UBND |
Lâm Đồng, ngày 11 tháng 4 năm 2016 |
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN BÒ THỊT CAO SẢN TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2016-2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược chăn nuôi đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020;
Căn cứ Quyết định 984/QĐ-BNN-CN ngày 09/5/2014 của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
Căn cứ Thông tư số 205/2015/TT-BTC ngày 23/12/2015 của Bộ Tài chính quy định về cơ chế tài chính thực hiện Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020;
Căn cứ Quyết định số 2897/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc phê duyệt Quy hoạch nông nghiệp, nông thôn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 2777/QĐ-UBND ngày 24/12/2015 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020;
Xét Tờ trình số 40/TTr-SNN ngày 18/3/2016 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc đề nghị phê duyệt Đề án phát triển chăn nuôi bò thịt cao sản tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016-2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển bò thịt cao sản tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016-2020, với những nội dung chủ yếu sau:
I. Thực trạng ngành chăn nuôi bò thịt trên địa bàn tỉnh:
Giai đoạn 2010-2015, tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn là 8,4%/năm; cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp năm 2015: trồng trọt 82%, chăn nuôi 15%, dịch vụ 3%. Đối với ngành chăn nuôi, có mức tăng trưởng bình quân 18,9%/năm, với cơ cấu chăn nuôi: heo chiếm 54%; trâu, bò chiếm 20%; gia cầm, thủy cầm chiếm 19% và các loại khác chiếm 7%.
Tỉnh Lâm Đồng có điều kiện tự nhiên, khí hậu phù hợp để phát triển đàn bò thịt, nhất là bò thịt cao sản, tập trung ở các huyện: Đơn Dương, Đức Trọng, Cát Tiên, Đạ Tẻh, Đam Rông, Bảo Lâm... Trong giai đoạn 2011-2015, đàn bò thịt giảm bình quân 2,4%/năm (năm 2011: 70.000 con, sản lượng 5.521 tấn; đến năm 2015 còn 63.276 con, sản lượng 4.554 tấn); nguyên nhân, do diện tích đồng cỏ tự nhiên bị thu hẹp, nhu cầu về sức kéo cho sản xuất giảm, một số hộ dân chuyển sang chăn nuôi bò sữa.
Mặc dù quy mô tổng đàn giảm nhưng ngành chăn nuôi bò thịt có những bước phát triển theo chiều sâu như phát triển một số mô hình chăn nuôi bò thịt theo phương thức thâm canh quy mô trang trại, gia trại, có 06 cơ sở chăn nuôi bò thịt đạt tiêu chí quy mô trang trại, số lượng hộ chăn nuôi với quy mô chăn nuôi 4-6 con/hộ chiếm tỷ lệ lớn, số còn lại là chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán, tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên.
Phương thức chăn nuôi có bước phát triển theo hướng chú trọng đến chất lượng với tỷ lệ bò lai Zêbu đạt khoảng 60% tổng đàn, đây là giống thích nghi với điều kiện khí hậu, thời tiết tại Lâm Đồng, là cơ sở để lai tạo với một số giống bò cao sản có triển vọng như Blanc Blue Belgium (BBB), Red Angus, Droughmaster nhằm phát triển đàn bò thịt cao sản trong thời gian tới.
II. Đối tượng, phạm vi thực hiện:
1. Đối tượng: Các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại và hộ gia đình có điều kiện phát triển chăn nuôi bò thịt để được hỗ trợ theo quy định.
2. Phạm vi: Trên địa bàn 09 huyện: Đam Rông, Đức Trọng, Lâm Hà, Đơn Dương, Di Linh, Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên.
1. Mục tiêu chung: Phát triển nhanh đàn bò thịt nhằm từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò thịt lai cao sản, gồm các giống: Red Angus, Droughmaster và BBB, nâng cao sức cạnh tranh ngành chăn nuôi bò thịt của tỉnh với các sản phẩm nhập nội; tăng thu nhập cho người chăn nuôi, bảo vệ môi trường sinh thái.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020:
- Duy trì tốc độ tăng đàn bình quân toàn tỉnh đạt 10%/năm;
- Nâng quy mô tổng đàn bò thịt đạt 100.000 con; trong đó, đàn bò lai (gồm: bò lai Zêbu và bò lai cao sản) đạt 75.000 con (chiếm 75% tổng đàn); nâng số lượng bò lai cao sản lên 30.000 - 35.000 con; trong đó, tập trung cho các giống Red Angus, Droughmaster, BBB;
- Sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng trên 10.000 tấn; trong đó, thịt bò chất lượng cao đạt 3.000 tấn (chiếm 30%);
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 772/QĐ-UBND |
Lâm Đồng, ngày 11 tháng 4 năm 2016 |
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN BÒ THỊT CAO SẢN TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2016-2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược chăn nuôi đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020;
Căn cứ Quyết định 984/QĐ-BNN-CN ngày 09/5/2014 của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
Căn cứ Thông tư số 205/2015/TT-BTC ngày 23/12/2015 của Bộ Tài chính quy định về cơ chế tài chính thực hiện Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020;
Căn cứ Quyết định số 2897/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc phê duyệt Quy hoạch nông nghiệp, nông thôn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 2777/QĐ-UBND ngày 24/12/2015 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020;
Xét Tờ trình số 40/TTr-SNN ngày 18/3/2016 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc đề nghị phê duyệt Đề án phát triển chăn nuôi bò thịt cao sản tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016-2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển bò thịt cao sản tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016-2020, với những nội dung chủ yếu sau:
I. Thực trạng ngành chăn nuôi bò thịt trên địa bàn tỉnh:
Giai đoạn 2010-2015, tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn là 8,4%/năm; cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp năm 2015: trồng trọt 82%, chăn nuôi 15%, dịch vụ 3%. Đối với ngành chăn nuôi, có mức tăng trưởng bình quân 18,9%/năm, với cơ cấu chăn nuôi: heo chiếm 54%; trâu, bò chiếm 20%; gia cầm, thủy cầm chiếm 19% và các loại khác chiếm 7%.
Tỉnh Lâm Đồng có điều kiện tự nhiên, khí hậu phù hợp để phát triển đàn bò thịt, nhất là bò thịt cao sản, tập trung ở các huyện: Đơn Dương, Đức Trọng, Cát Tiên, Đạ Tẻh, Đam Rông, Bảo Lâm... Trong giai đoạn 2011-2015, đàn bò thịt giảm bình quân 2,4%/năm (năm 2011: 70.000 con, sản lượng 5.521 tấn; đến năm 2015 còn 63.276 con, sản lượng 4.554 tấn); nguyên nhân, do diện tích đồng cỏ tự nhiên bị thu hẹp, nhu cầu về sức kéo cho sản xuất giảm, một số hộ dân chuyển sang chăn nuôi bò sữa.
Mặc dù quy mô tổng đàn giảm nhưng ngành chăn nuôi bò thịt có những bước phát triển theo chiều sâu như phát triển một số mô hình chăn nuôi bò thịt theo phương thức thâm canh quy mô trang trại, gia trại, có 06 cơ sở chăn nuôi bò thịt đạt tiêu chí quy mô trang trại, số lượng hộ chăn nuôi với quy mô chăn nuôi 4-6 con/hộ chiếm tỷ lệ lớn, số còn lại là chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán, tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên.
Phương thức chăn nuôi có bước phát triển theo hướng chú trọng đến chất lượng với tỷ lệ bò lai Zêbu đạt khoảng 60% tổng đàn, đây là giống thích nghi với điều kiện khí hậu, thời tiết tại Lâm Đồng, là cơ sở để lai tạo với một số giống bò cao sản có triển vọng như Blanc Blue Belgium (BBB), Red Angus, Droughmaster nhằm phát triển đàn bò thịt cao sản trong thời gian tới.
II. Đối tượng, phạm vi thực hiện:
1. Đối tượng: Các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại và hộ gia đình có điều kiện phát triển chăn nuôi bò thịt để được hỗ trợ theo quy định.
2. Phạm vi: Trên địa bàn 09 huyện: Đam Rông, Đức Trọng, Lâm Hà, Đơn Dương, Di Linh, Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên.
1. Mục tiêu chung: Phát triển nhanh đàn bò thịt nhằm từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò thịt lai cao sản, gồm các giống: Red Angus, Droughmaster và BBB, nâng cao sức cạnh tranh ngành chăn nuôi bò thịt của tỉnh với các sản phẩm nhập nội; tăng thu nhập cho người chăn nuôi, bảo vệ môi trường sinh thái.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020:
- Duy trì tốc độ tăng đàn bình quân toàn tỉnh đạt 10%/năm;
- Nâng quy mô tổng đàn bò thịt đạt 100.000 con; trong đó, đàn bò lai (gồm: bò lai Zêbu và bò lai cao sản) đạt 75.000 con (chiếm 75% tổng đàn); nâng số lượng bò lai cao sản lên 30.000 - 35.000 con; trong đó, tập trung cho các giống Red Angus, Droughmaster, BBB;
- Sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng trên 10.000 tấn; trong đó, thịt bò chất lượng cao đạt 3.000 tấn (chiếm 30%);
- Góp phần nâng cao giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong cơ cấu ngành nông nghiệp, đạt 20% - 25%.
1. Phát triển, cải tạo và nâng cao chất lượng giống bò thịt:
a) Tăng cơ học đối với bò cái, bò đực lai Zêbu:
- Ngân sách Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí mua 155 con bò cái lai Zêbu (từ 12 tháng tuổi trở lên) cho các đối tượng là hộ nghèo và hộ cận nghèo, có điều kiện phát triển chăn nuôi bò thịt theo quy định để cải tạo đàn bò cái nền có đủ điều kiện lai tạo với bò cao sản.
- Thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi bò thịt và khuyến khích nhân dân đầu tư để tăng nhanh đàn bò cái nền lai Zêbu.
b) Lai tạo giống bò Zêbu và bò thịt cao sản:
- Sử dụng tinh bò Zêbu thụ tinh nhân tạo cho đàn bò cái địa phương và đàn bò cái lai Zêbu có tỷ lệ máu lai dưới 75% để nâng cao tầm vóc và tỷ lệ máu lai Zêbu, nhằm tạo đàn bò cái nền lai Zêbu đủ tiêu chuẩn (tỷ lệ máu lai trên 75% và trọng lượng trên 280 kg/con) phục vụ công tác lai tạo bò thịt cao sản.
- Sử dụng tinh bò Droughtmaster thụ tinh nhân tạo cho bò cái nền lai Zêbu có tỷ lệ máu lai trên 75%, để tạo đàn bò lai Droughmaster nuôi thịt hoặc chọn bò cái, bò đực đủ tiêu chuẩn để làm giống.
- Sử dụng tinh bò Red Angus và BBB thụ tinh nhân tạo cho đàn bò cái nền lai Zêbu có tỷ lệ máu lai trên 75% và trọng lượng trên 280 kg/con, để tạo đàn bò lai cao sản. Bò lai Red Angus có thể nuôi thịt hoặc chọn bò cái, bò đực đủ tiêu chuẩn để nhân giống, bò lai BBB chỉ sử dụng nuôi thịt.
c) Đầu tư, nâng cấp hệ thống thụ tinh nhân tạo bò:
- Đầu tư trang bị các dụng cụ, thiết bị phục vụ công tác thụ tinh nhân tạo bò, gồm: bình chứa ni tơ bảo quản tinh, kéo cắt tinh cọng rạ, súng bắn tinh, kìm bấm số tai, số tai bò, bút viết số tai, sổ theo dõi, ghi chép thụ tinh nhân tạo bò...
- Thực hiện giám định, bình tuyển bò cái nền lai Zêbu để thụ tinh nhân tạo bằng tinh bò thịt cao sản và thực hiện công tác quản lý giống bò thịt.
- Đầu tư trang bị phần mềm quản lý giống bò thịt và các thiết bị liên quan, đào tạo cán bộ quản lý phần mềm.
2. Xây dựng mô hình chăn nuôi bò thịt lai cao sản giống Red Angus và giống BBB:
- Hỗ trợ xây dựng 15 mô hình chăn nuôi bò cao sản, với quy mô 10 bò cái lai Zêbu/mô hình. Trong đó: hỗ trợ 02 mô hình/huyện đối với các huyện: Đức Trọng, Lâm Hà, Cát Tiên, Đạ Tẻh, Đạ Huoai, Đam Rông; hỗ trợ 01 mô hình/huyện đối với các huyện: Di Linh, Bảo Lâm, Đơn Dương.
- Nhân rộng mô hình phát triển bò thịt lai cao sản cho người dân và các doanh nghiệp tại các địa phương.
3. Đào tạo, tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:
- Thực hiện đào tạo và bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho 55 kỹ thuật viên thụ tinh nhân tạo bò; tập huấn cho 65 tiểu giáo viên về quy trình quản lý giống bò, kỹ thuật chăn nuôi bò.
- Tổ chức 30 lớp tập huấn (40 người/lớp) chuyển giao quy trình kỹ thuật chăn nuôi bò thịt cao sản cho người chăn nuôi.
- Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn ở nước ngoài cho 02 cán bộ kỹ thuật về chăn nuôi bò cao sản (Chương trình hợp tác với tỉnh Đông Flanders, Vương quốc Bỉ).
- Tổ chức 01 chuyến nghiên cứu học tập, trao đổi kinh nghiệm tại địa phương có kinh nghiệm phát triển chăn nuôi bò thịt cao sản.
4. Phát triển diện tích trồng cỏ, cây thức ăn thô xanh:
- Phát triển mới 2.500 ha diện tích trồng cỏ, cây thức ăn thô xanh; phấn đấu đến năm 2020, diện tích trồng thức ăn thô xanh đạt 4.000 ha, tương đương 800.000 tấn/năm, đồng thời tận dụng nguồn thức ăn thô xanh hiện có (cỏ tự nhiên, phụ phẩm nông nghiệp) để đáp ứng đủ nhu cầu về thức ăn thô xanh cho đàn bò thịt toàn tỉnh tương đương 01 triệu tấn/năm.
- Ngân sách Nhà nước hỗ trợ một phần chi phí mua các giống cỏ có năng suất, chất lượng cao để phát triển diện tích cỏ cao sản.
- Khuyến khích, vận động nhân dân trồng mới hoặc chuyển đổi một phần diện tích cây trồng kém hiệu quả sang phát triển các giống cỏ cao sản và các loại thức ăn thô xanh khác; tận dụng các diện tích tại các khu vực bãi bồi, ven sông suối để phát triển thêm diện tích trồng thức ăn thô xanh.
Chi tiết tại Phụ lục I, II, III đính kèm.
V. Mức hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước:
1. Hỗ trợ 50% chi phí mua giống bò cái lai Zêbu để tăng đàn cơ học theo điểm a, khoản 1, phần IV nêu trên.
2. Hỗ trợ 100% kinh phí vật tư thụ tinh nhân tạo, gồm: tinh đông lạnh (tinh thường, tinh phân giới tính), nitơ lỏng, găng tay, dẫn tinh quản; định mức hỗ trợ: 03 liều tinh bò thịt cao sản/01 bò cái; 02 liều tinh bò Zêbu/01 bò cái để lai tạo giống bò Zêbu và bò thịt cao sản theo điểm b, khoản 1, phần IV nêu trên.
3. Hỗ trợ trang thiết bị phục vụ công tác thụ tinh nhân tạo bò (bình chứa nitơ bảo quản tinh, kéo cắt tinh cọng rạ, súng bắn tinh, kìm bấm số tai, số tai bò, bút viết số tai, sổ theo dõi, ghi chép thụ tinh nhân tạo bò...)
4. Hỗ trợ 100% kinh phí thực hiện công tác đào tạo, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật.
5. Hỗ trợ tối đa không quá 200 triệu đồng/mô hình chăn nuôi bò cao sản theo khoản 2, phần IV nêu trên.
6. Hỗ trợ 100% kinh phí mua giống cỏ, tối đa không quá 0,5 ha/hộ, định mức hỗ trợ: tối đa 07 tấn hom giống/ha hoặc 10 kg hạt giống/ha theo khoản 4, phần IV nêu trên.
1. Năm 2016: thực hiện thí điểm các nội dung của Đề án tại 04 huyện Đức Trọng, Đam Rông, Lâm Hà, Cát Tiên; tổ chức đánh giá, sơ kết, rút kinh nghiệm (về phương thức tổ chức thực hiện, các hình thức hỗ trợ, hiệu quả từ các mô hình...) vào tháng 12/2016 để nhân rộng.
2. Giai đoạn 2017-2020: Tiếp tục triển khai thực hiện các nội dung của Đề án trên địa bàn 09 huyện Đam Rông, Đức Trọng, Lâm Hà, Đơn Dương, Di Linh, Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên với quy mô, giống bò cao sản phù hợp với điều kiện khí hậu, khả năng thực tế của từng địa phương.
VII. Kinh phí thực hiện Đề án: Tổng kinh phí: 108.992,9 triệu đồng, trong đó:
1. Vốn ngân sách tỉnh: 19.919,8 triệu đồng (chiếm 18,3%);
2. Vốn ngân sách huyện: 5.020,8 triệu đồng (chiếm 4,6%);
3. Vốn đối ứng của dân, doanh nghiệp: 84.052,3 triệu đồng (chiếm 77,1%).
Chi tiết tại Phụ lục IV, V đính kèm.
1. Giải pháp về giống:
- Tăng cường công tác quản lý chất lượng giống bò thịt, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống bò thịt theo đúng quy định hiện hành.
- Tập trung sử dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo bò Zêbu với đàn bò cái của địa phương để cải tạo, nâng cao tầm vóc đàn bò của địa phương; đối với vùng sâu, xa không có điều kiện thụ tinh nhân tạo thực hiện phối giống trực tiếp.
- Phát triển đàn bò thịt lai cao sản bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo bò cao sản với đàn bò cái lai Zêbu tỷ lệ máu lai trên 75%.
- Tăng cường công tác quản lý theo dõi bò đực giống để tránh tình trạng đồng huyết.
2. Giải pháp tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm:
- Hoàn chỉnh và phê duyệt quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, trong đó xác định rõ vùng khuyến khích chăn nuôi bò thịt; các khu vực thuận lợi cho phát triển chăn nuôi tập trung, chăn nuôi trang trại và chăn nuôi bán thâm canh để người dân và doanh nghiệp căn cứ thực hiện.
- Phát triển các liên kết giữa các hộ chăn nuôi với nhau để hình thành nhóm nông hộ, câu lạc bộ, tổ hợp tác, hợp tác xã; tăng cường khả năng tiếp nhận tiến bộ kỹ thuật, thông tin thị trường, giá cả; tạo đầu mối liên kết với các doanh nghiệp trong việc cung cấp vật tư nông nghiệp, chuyển giao khoa học kỹ thuật chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh và ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.
3. Giải pháp huy động nguồn lực:
- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến quán triệt định hướng phát triển chăn nuôi bò thịt cao sản và các mục tiêu của Đề án tới các địa phương, đơn vị có liên quan và người chăn nuôi để người dân thấy rõ mục đích, ý nghĩa và hiệu quả của việc phát triển đàn bò lai cao sản, từ đó chủ động đầu tư phát triển chăn nuôi.
- Chủ động bố trí nguồn vốn từ ngân sách và lồng ghép từ các chương trình, đề án, dự án khác để thực hiện các nội dung Đề án.
- Khuyến khích, tạo điều kiện, hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận các nguồn tín dụng theo Nghị định 55/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, trong đó ưu tiên cho vay trung và dài hạn để đầu tư chăn nuôi đại gia súc.
- Thu hút, tạo điều kiện các doanh nghiệp có năng lực đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi bò thịt tại các địa phương có điều kiện thuận lợi để phát triển bò thịt theo Đề án chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định số 2735/QĐ-UBND ngày 21/12/2015 của UBND tỉnh.
4. Giải pháp về cơ chế chính sách:
- Tiếp tục vận dụng các cơ chế chính sách về đất đai để chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa 01 vụ và tận dụng đất trống, đất lâm nghiệp phát triển đồng cỏ phục vụ chăn nuôi.
- Thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020 theo Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ.
5. Hợp tác quốc tế: Tăng cường hợp tác với các cơ quan nghiên cứu, tổ chức phi chính phủ để tận dụng tối đa nguồn lực đầu tư, tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực phát triển chăn nuôi bò thịt, mở rộng thị trường tiêu thụ; trong đó, tập trung thực hiện có hiệu quả Chương trình hợp tác với tỉnh Đông Flanders, Vương quốc Bỉ để phát triển đàn bò lai BBB.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực thực hiện Đề án, có trách nhiệm:
- Xây dựng kế hoạch hàng năm, tổ chức thực hiện và hướng dẫn các địa phương thực hiện các mục tiêu, nội dung, giải pháp của Đề án.
- Tham mưu, đề xuất cụ thể hóa các cơ chế chính sách và huy động các nguồn lực để thực hiện Đề án.
- Hướng dẫn, theo dõi và tổng hợp tình hình thực hiện tại các địa phương. Định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; hàng năm tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá tình hình, kết quả và rút kinh nghiệm quá trình triển khai thực hiện.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tham mưu cân đối, bố trí ngân sách và lồng ghép nguồn vốn các chương trình, dự án liên quan, đảm bảo kinh phí thực hiện Đề án theo mục tiêu đề ra; hướng dẫn về trình tự thủ tục giải ngân, thanh quyết toán kinh phí theo quy định.
3. Sở Khoa học Công nghệ: Xây dựng các đề tài nghiên cứu về giống, kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng, thú y đối với bò thịt lai cao sản. Ưu tiên bố trí vốn sự nghiệp khoa học cho đề tài nghiên cứu, khảo nghiệm, chuyển giao giống cỏ chất lượng cao và các thành tựu khoa học công nghệ liên quan đến chăn nuôi bò thịt cao sản.
4. Hội Nông dân tỉnh: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng đến Hội viên nông dân về chủ trương, chính sách phát triển chăn nuôi bò thịt lai cao sản; tích cực vận động và giúp nông dân áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất; phát động thi đua, phong trào nông dân sản xuất giỏi, giúp nhau làm giàu, xây dựng và nhân rộng những điển hình tiên tiến.
5. Các sở, ngành liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ để chỉ đạo thực hiện và lồng ghép các nguồn vốn hợp pháp từ các chương trình, đề án, dự án khác thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nội dung, giải pháp của Đề án.
6. UBND các huyện:
- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn lập kế hoạch để triển khai thực hiện tốt các nội dung, giải pháp và đảm bảo tính hiệu quả của Đề án tại địa phương.
- Bố trí kinh phí lồng ghép với các chương trình, dự án, đề án trên địa bàn để thực hiện Đề án theo đúng tiến độ đề ra.
- Định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh thông qua Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh; đồng thời phản ánh các kiến nghị, đề xuất để có chỉ đạo kịp thời.
Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên Môi trường, Khoa học Công nghệ, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành từ ngày ký./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
HIỆN TRẠNG CHĂN NUÔI BÒ THỊT GIAI ĐOẠN 2010- 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 772/QĐ-UBND
ngày 11/4/2016 của UBND
tỉnh)
(Đơn vị tính: con)
TT |
Địa phương |
Năm 2010 |
Năm 2011 |
Năm 2012 |
Năm 2013 |
Năm 2014 |
Năm 2015 |
Tăng BQ/năm (%) |
1 |
Đà lạt |
3.060 |
2.895 |
2.344 |
2.168 |
2.260 |
2.158 |
-6,4 |
2 |
Bảo Lộc |
1.936 |
1.832 |
1.399 |
1.429 |
1.552 |
1.630 |
-2,6 |
3 |
Lạc Dương |
4.180 |
4.480 |
4.235 |
3.330 |
3.072 |
3.203 |
-4,6 |
4 |
Đơn Dương |
19.193 |
17.156 |
16.823 |
14.058 |
13.213 |
9.193 |
-13,1 |
5 |
Đức Trọng |
12.446 |
13.266 |
13.237 |
13.438 |
13.612 |
14.100 |
2,6 |
6 |
Lâm Hà |
4.673 |
4.908 |
4.829 |
3.675 |
3.936 |
4.002 |
-2,3 |
7 |
Đam Rông |
4.202 |
4.564 |
4.199 |
4.354 |
4.250 |
4.790 |
2,9 |
8 |
Di Linh |
3.141 |
2.958 |
2.889 |
2.549 |
2.877 |
2.957 |
-0,9 |
9 |
Bảo Lâm |
6.240 |
5.600 |
5.150 |
4.050 |
4.220 |
4.400 |
-6,2 |
10 |
Đa Huoai |
2.866 |
2.388 |
2.523 |
2.687 |
2.827 |
3.050 |
1,7 |
11 |
Đạ Tẻh |
4.587 |
4.207 |
3.824 |
3.949 |
4.826 |
5.250 |
3,4 |
12 |
Cát Tiên |
6.199 |
5.746 |
5.545 |
6.638 |
7.285 |
8.543 |
7,2 |
Tổng cộng |
72.723 |
70.000 |
66.997 |
62.325 |
63.930 |
63.276 |
-2,7 |
PHÁT TRIỂN ĐÀN BÒ THỊT GIAI ĐOẠN
2016-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 772/QĐ-UBND
ngày 11/4/2016 của UBND
tỉnh)
(Đơn vị tính: con)
TT |
Địa phương |
Năm 2016 |
Năm 2017 |
Năm 2018 |
Năm 2019 |
Năm 2020 |
Tăng BQ/năm (%) |
1 |
Đà Lạt |
2.200 |
2.250 |
2.300 |
2.350 |
2.500 |
3,3 |
2 |
Bảo Lộc |
2.000 |
2.100 |
2.200 |
2.300 |
2.500 |
5,8 |
3 |
Lạc Dương |
3.400 |
3.800 |
4.400 |
5.000 |
5.500 |
12,8 |
4 |
Đơn Dương |
9.850 |
11.000 |
12.000 |
13.000 |
14.000 |
9,2 |
5 |
Đức Trọng |
14.700 |
15.700 |
16.200 |
17.100 |
18.200 |
5,5 |
6 |
Lâm Hà |
4.500 |
5.050 |
6.000 |
7.000 |
8.000 |
15,5 |
7 |
Đam Rông |
5.300 |
6.500 |
6.900 |
7.800 |
9.500 |
15,9 |
8 |
Di Linh |
3.500 |
3.900 |
4.400 |
4.900 |
5.500 |
12,0 |
9 |
Bảo Lâm |
4.600 |
5.000 |
5.500 |
6.200 |
7.000 |
11,1 |
10 |
Đa Huoai |
3.500 |
4.000 |
4.600 |
5.200 |
6.000 |
14,4 |
11 |
Đạ Tẻh |
5.700 |
6.200 |
7.000 |
7.750 |
8.500 |
10,5 |
12 |
Cát Tiên |
8.750 |
9.500 |
10.500 |
11.400 |
12.800 |
10,0 |
Tổng cộng |
68.000 |
75.000 |
82.000 |
90.000 |
100.000 |
10,1 |
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐÀN BÒ LAI CAO SẢN GIAI ĐOẠN
2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 772/QĐ-UBND
ngày 11/4/2016 của UBND
tỉnh)
(Đơn vị tính: con)
TT |
Địa phương |
Năm 2016 |
Năm 2017 |
Năm 2018 |
Năm 2019 |
Năm 2020 |
1 |
Đơn Dương |
50 |
1.155 |
2.190 |
3.042 |
5.023 |
2 |
Đức Trọng |
100 |
1.672 |
3.240 |
4.104 |
6.698 |
3 |
Lâm Hà |
100 |
530 |
1.095 |
1.575 |
2.870 |
4 |
Đam Rông |
50 |
439 |
863 |
1.170 |
2.185 |
5 |
Di Linh |
0 |
410 |
792 |
1.073 |
1.898 |
6 |
Bảo Lâm |
0 |
480 |
963 |
1.376 |
2.415 |
7 |
Đa Huoai |
50 |
372 |
805 |
1.217 |
2.291 |
8 |
Đạ Tẻh |
50 |
595 |
1.225 |
1.814 |
3.245 |
9 |
Cát Tiên |
100 |
1.154 |
2.126 |
2.804 |
4.828 |
Tổng cộng |
500 |
6.807 |
13.298 |
18.175 |
31.453 |
(Năm 2016, ngân sách Nhà nước hỗ trợ đầu tư thí điểm cho 04 huyện: Đam Rông, Lâm Hà, Đức trọng, Cát tiên; các địa phương còn lại sẽ do nhân dân và doanh nghiệp tự thực hiện).
CHI TIẾT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 772/QĐ-UBND ngày 11/4/2016 của UBND tỉnh)
(Đơn vị tính: triệu đồng)
TT |
Hạng mục |
Tổng vốn đầu tư |
Nguồn vốn đầu tư |
||
Ngân sách tỉnh |
Ngân sách huyện |
Dân, doanh nghiệp |
|||
I |
Phát triển, cải tạo và nâng cao chất lượng giống bò thịt |
70.639,9 |
14.594,8 |
1.185,8 |
54.859,3 |
1 |
Đầu tư bò giống lai Zêbu |
26.000,0 |
3.100,0 |
0 |
22.900,0 |
2 |
Lai tạo giống bò Zêbu và bò thịt cao sản |
38.829,5 |
9.761,4 |
0 |
29.068,1 |
3 |
Đầu tư, nâng cấp hệ thống thụ tinh nhân tạo bò |
983,4 |
983,4 |
0 |
0 |
4 |
Đầu tư trang bị phần mềm quản lý giống bò thịt và các thiết bị liên quan, đào tạo cán bộ quản lý phần mềm |
500,0 |
300,0 |
200,0 |
0 |
5 |
Thực hiện giám định, bình tuyển bò cái nền lai Zêbu để thụ tinh nhân tạo bằng tinh bò thịt cao sản và quản lý giống bò thịt |
3.877,0 |
0 |
985,8 |
2.891,2 |
6 |
Theo dõi thực hiện công tác phát triển, cải tạo và nâng cao chất lượng giống bò thịt |
450,0 |
450,0 |
0 |
0 |
II |
Đào tạo, tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực |
1.675,0 |
1.675,0 |
0 |
0 |
1 |
Đào tạo kỹ thuật thụ tinh nhân tạo bò |
|
550,0 |
0 |
0 |
2 |
Tập huấn quy trình quản lý giống bò, kỹ thuật chăn nuôi bò |
|
325,0 |
0 |
0 |
3 |
Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn ở nước ngoài về kỹ thuật về chăn nuôi bò cao sản |
|
200,0 |
0 |
0 |
4 |
Tập huấn chuyển giao quy trình kỹ thuật chăn nuôi bò thịt cao sản |
|
450,0 |
0 |
0 |
5 |
Tham quan học tập các tỉnh phát triển chăn nuôi bò thịt cao sản |
|
150,0 |
0 |
0 |
III |
Xây dựng mô hình chăn nuôi bò thịt lai cao sản giống Red Angus và giống BBB |
10.500,0 |
3.000,0 |
0 |
7.500,0 |
IV |
Phát triển diện tích trồng cỏ, cây thức ăn thô xanh |
23.528,0 |
0 |
1.835,0 |
21.693,0 |
V |
Hợp tác quốc tế (Chương trình hợp tác với tỉnh Đông Flanders, Vương quốc Bỉ để phát triển đàn bò lai BBB) |
150,0 |
150,0 |
0 |
0 |
VI |
Quản lý đề án |
2.500,0 |
500,0 |
2.000,0 |
0 |
Tổng vốn đầu tư |
108.992,9 |
19.919,8 |
5.020,8 |
84.052,3 |
CHI TIẾT PHÂN KỲ NGUỒN VỐN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 772/QĐ-UBND
ngày 11/4/2016 của UBND
tỉnh)
(Đơn vị tính: Triệu đồng)
TT |
Hạng mục |
2016 |
Năm 2017 |
Nam 2018 |
Năm 2019 |
Năm 2020 |
||||||||||
Vốn ngân sách Tỉnh |
Vốn ngân sách Huyện |
Vốn dân, doanh nghiệp |
Vốn ngân sách Tỉnh |
Vốn ngân sách Huyện |
Vốn dân, doanh nghiệp |
Vốn ngân sách Tỉnh |
Vốn ngân sách Huyện |
Vốn dân, doanh nghiệp |
Vốn ngân sách Tỉnh |
Vốn ngân sách Huyện |
Vốn dân, doanh nghiệp |
Vốn ngân sách Tỉnh |
Vốn ngân sách Huyện |
Vốn dân, doanh nghiệp |
||
I |
Phát triển, cải tạo và nâng cao chất lượng giống bò thịt |
1.450,1 |
50,0 |
3.487,0 |
2.472,6 |
222,5 |
9.644,5 |
3.523,7 |
326,1 |
9.308,2 |
3.829,6 |
272,6 |
12.870,0 |
3.318,8 |
314,5 |
19.549,6 |
1 |
Đầu tư bò giống lai Zêbu |
640,0 |
0 |
3.360,0 |
600,0 |
0 |
3.400,0 |
800,0 |
0 |
4.400,0 |
1.060,0 |
0 |
5.740,0 |
0 |
0 |
6.000,0 |
2 |
Lai tạo giống bò Zêbu và bò thịt cao sản |
505,4 |
0 |
127,0 |
1.232,9 |
0 |
5.686,3 |
2.255,1 |
0 |
4.469,4 |
2.608,3 |
0 |
6.493,9 |
3.159,8 |
0 |
12.291,5 |
3 |
Đầu tư, nâng cấp hệ thống thụ tinh nhân tạo bò |
254,7 |
0 |
0 |
389,7 |
0 |
0 |
218,6 |
0 |
0 |
61,3 |
0 |
0 |
59,0 |
0 |
0 |
4 |
Đầu tư trang bị phần mềm quản lý giống bò thịt và các thiết bị liên quan, đào tạo cán bộ quản lý phần mềm |
0 |
0 |
0 |
150,0 |
100,0 |
0 |
150,0 |
100,0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
5 |
Thực hiện giám định, bình tuyển bò cái nền lai Zêbu để thụ tinh nhân tạo bằng tinh bò thịt cao sản và quản lý giống bò thịt |
0 |
50,0 |
0 |
0 |
122,5 |
558,2 |
0 |
226,1 |
438,8 |
0 |
272,6 |
636,1 |
0 |
314,5 |
1.258,1 |
6 |
Theo dõi thực hiện công tác phát triển, cải tạo và nâng cao chất lượng giống bò thịt |
50,0 |
0 |
0 |
100,0 |
0 |
0 |
100,0 |
0 |
0 |
100,0 |
0 |
0 |
100,0 |
0 |
0 |
II |
Đào tạo, tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực |
100,0 |
0 |
0 |
650,0 |
0 |
0 |
775,0 |
0 |
0 |
75,0 |
0 |
0 |
75,0 |
0 |
0 |
1 |
Đào tạo kỹ thuật thụ tinh nhân tạo bò |
100,0 |
0 |
0 |
250,0 |
0 |
0 |
200,0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
2 |
Tập huấn quy trình quản lý giống bò, kỹ thuật chăn nuôi bò |
0 |
0 |
0 |
150,0 |
0 |
0 |
175,0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
3 |
Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn ở nước ngoài về kỹ thuật về chăn nuôi bò cao sản |
0 |
0 |
0 |
100,0 |
0 |
0 |
100,0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
4 |
Tập huấn chuyển giao quy trình kỹ thuật chăn nuôi bò thịt cao sản |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
300,0 |
0 |
0 |
75,0 |
0 |
0 |
75,0 |
0 |
0 |
5 |
Tham quan học tập các tỉnh phát triển chăn nuôi bò thịt cao sản |
0 |
0 |
0 |
150,0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
III |
Xây dựng mô hình chăn nuôi bò thịt lai cao sản giống Red Angus và giống BBB |
800,0 |
0 |
2.000,0 |
1.200,0 |
0 |
3.000,0 |
1.000,0 |
0 |
2.500,0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
IV |
Phát triển diện tích trồng cỏ, cây thức ăn thô xanh |
0 |
350,0 |
2.450,0 |
0 |
400,0 |
3.100,0 |
0 |
385,0 |
3.815,0 |
0 |
350,0 |
5.250,0 |
0 |
350,0 |
7.078,0 |
V |
Hợp tác quốc tế (Chương trình hợp tác với tỉnh Đông Flanders, Vương quốc Bỉ để phát triển đàn bò lai BBB) |
50,0 |
0 |
0 |
50,0 |
0 |
0 |
50,0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
VI |
Quản lý đề án |
100,0 |
200,0 |
0 |
100,0 |
450,0 |
0 |
100,0 |
450,0 |
0 |
100,0 |
450,0 |
0 |
100,0 |
450,0 |
0 |
TỔNG CỘNG |
2.500,1 |
600,0 |
7.937,0 |
4.472,6 |
1.072,5 |
15.744,5 |
5.448,7 |
1.161,1 |
15.623,2 |
4.004,6 |
1.072,6 |
18.120,0 |
3.493,8 |
1.114,5 |
26.627,6 |