Quyết định 765/QĐ-UBND năm 2019 về Quy chế quản lý và sử dụng Chỉ dẫn địa lý “Bắc Kạn” dùng cho sản phẩm quả quýt do tỉnh Bắc Kạn ban hành
Số hiệu | 765/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 16/05/2019 |
Ngày có hiệu lực | 16/05/2019 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bắc Kạn |
Người ký | Đỗ Thị Minh Hoa |
Lĩnh vực | Sở hữu trí tuệ |
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 765/QĐ-UBND |
Bắc Kạn, ngày 16 tháng 05 năm 2019 |
BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CHỈ DẪN ĐỊA LÝ “BẮC KẠN” DÙNG CHO SẢN PHẨM QUẢ QUÝT
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về quyền sở hữu công nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 122/2010/NĐ-CP ngày 31/12/2010 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ;
Căn cứ Văn bản hợp nhất số 19/VBHN-VPQH ngày 18/12/2013 hợp nhất Luật Sở hữu Trí tuệ;
Căn cứ Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-BKHCN ngày 29/12/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ hợp nhất Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
Căn cứ Quy chế số 2222/QCPH-BKHCN-BNNPTNT-BCT ngày 08/8/2018 Quy chế phối hợp giữa Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương về xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa lý;
Căn cứ Quyết định số 2839/QĐ-SHTT ngày 14/11/2012 của Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý “Bắc Kạn” cho sản phẩm quả quýt;
Theo đề nghị của Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 19/TTr-SKHCN ngày 25/4/2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý và sử dụng Chỉ dẫn địa lý “Bắc Kạn” dùng cho sản phẩm quả quýt.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, HĐND và UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương; Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện: Bạch Thông, Chợ Đồn, Ba Bể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã trong vùng Chỉ dẫn địa lý và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN
LÝ VÀ SỬ DỤNG CHỈ DẪN ĐỊA LÝ “BẮC KẠN” DÙNG CHO SẢN PHẨM QUẢ QUÝT
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 765/QĐ-UBND ngày 16/5/2019 của UBND tỉnh
Bắc Kạn)
Quy chế này quy định về quản lý và sử dụng Chỉ dẫn địa lý (Sau đây gọi tắt là CDĐL) “Bắc Kạn” dùng cho sản phẩm quả quýt đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký CDĐL theo Quyết định số 2839/QĐ-SHTT ngày 14/11/2012 về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00033. (Sau đây gọi tắt là Quyết định số 2839/QĐ-SHTT).
Những nội dung về quản lý và sử dụng CDĐL “Bắc Kạn” dùng cho sản phẩm quả quýt không nêu trong Quy chế này thì áp dụng theo Luật Sở hữu trí tuệ và các quy định của pháp luật có liên quan.
Quy chế này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các cơ quan quản lý Nhà nước có các hoạt động liên quan đến quản lý và sử dụng CDĐL “Bắc Kạn” dùng cho sản phẩm quả quýt.
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 765/QĐ-UBND |
Bắc Kạn, ngày 16 tháng 05 năm 2019 |
BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CHỈ DẪN ĐỊA LÝ “BẮC KẠN” DÙNG CHO SẢN PHẨM QUẢ QUÝT
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về quyền sở hữu công nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 122/2010/NĐ-CP ngày 31/12/2010 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ;
Căn cứ Văn bản hợp nhất số 19/VBHN-VPQH ngày 18/12/2013 hợp nhất Luật Sở hữu Trí tuệ;
Căn cứ Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-BKHCN ngày 29/12/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ hợp nhất Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
Căn cứ Quy chế số 2222/QCPH-BKHCN-BNNPTNT-BCT ngày 08/8/2018 Quy chế phối hợp giữa Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương về xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa lý;
Căn cứ Quyết định số 2839/QĐ-SHTT ngày 14/11/2012 của Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý “Bắc Kạn” cho sản phẩm quả quýt;
Theo đề nghị của Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 19/TTr-SKHCN ngày 25/4/2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý và sử dụng Chỉ dẫn địa lý “Bắc Kạn” dùng cho sản phẩm quả quýt.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, HĐND và UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương; Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện: Bạch Thông, Chợ Đồn, Ba Bể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã trong vùng Chỉ dẫn địa lý và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN
LÝ VÀ SỬ DỤNG CHỈ DẪN ĐỊA LÝ “BẮC KẠN” DÙNG CHO SẢN PHẨM QUẢ QUÝT
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 765/QĐ-UBND ngày 16/5/2019 của UBND tỉnh
Bắc Kạn)
Quy chế này quy định về quản lý và sử dụng Chỉ dẫn địa lý (Sau đây gọi tắt là CDĐL) “Bắc Kạn” dùng cho sản phẩm quả quýt đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký CDĐL theo Quyết định số 2839/QĐ-SHTT ngày 14/11/2012 về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00033. (Sau đây gọi tắt là Quyết định số 2839/QĐ-SHTT).
Những nội dung về quản lý và sử dụng CDĐL “Bắc Kạn” dùng cho sản phẩm quả quýt không nêu trong Quy chế này thì áp dụng theo Luật Sở hữu trí tuệ và các quy định của pháp luật có liên quan.
Quy chế này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các cơ quan quản lý Nhà nước có các hoạt động liên quan đến quản lý và sử dụng CDĐL “Bắc Kạn” dùng cho sản phẩm quả quýt.
Điều 3. Mục tiêu quản lý và sử dụng Chỉ dẫn địa lý
1. Đảm bảo quyền sử dụng CDĐL hợp pháp cho các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện sử dụng; ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi sử dụng trái phép CDĐL “Bắc Kạn” dùng cho sản phẩm quả quýt của tỉnh Bắc Kạn theo quy định của pháp luật.
2. Đảm bảo sản phẩm quả quýt mang CDĐL “Bắc Kạn” đáp ứng các điều kiện quy định về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng; giữ gìn và phát triển uy tín của CDĐL “Bắc Kạn” dùng cho sản phẩm quả quýt; hỗ trợ các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm quả quýt Bắc Kạn nâng cao hiệu quả, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường; đồng thời, đảm bảo cho người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm có chất lượng và nguồn gốc địa lý như đã được bảo hộ.
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. CDĐL “Bắc Kạn ” dùng cho sản phẩm quả quýt: Là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm quả quýt có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp theo Quyết định số 2839/QĐ-SHTT.
2. Sử dụng CDĐL “Bắc Kạn”: Là việc thực hiện các hành vi sau đây:
a) Gắn CDĐL “Bắc Kạn” lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, biển hiệu kinh doanh, phương tiện kinh doanh, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh quả quýt.
b) Lưu thông, chào bán, quảng cáo nhằm để bán quả quýt CDĐL “Bắc Kạn”.
3. Tem truy xuất nguồn gốc CDĐL: Là tem có gắn CDĐL “Bắc Kạn” được cơ quan có thẩm quyền quy định về hình thức, mẫu mã, chất liệu, các thông tin truy xuất, dấu hiệu nhận biết được gắn trên sản phẩm.
4. Lôgô (Biểu tượng) CDĐL “Bắc Kạn” dùng cho sản phẩm quả quýt: Là phần chữ và phần hình quy định (tại Phụ lục I) kèm theo Quy chế này, dùng để gắn lên sản phẩm của tổ chức, cá nhân đủ điều kiện sử dụng.
5. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh (SXKD) quả quýt: Là tổ chức, cá nhân thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm quả quýt hoặc cung ứng dịch vụ liên quan đến thương mại nhằm mục đích sinh lợi.
6. Tổ chức tập thể: Trong Quy chế này bao gồm các Doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, nhóm liên kết sản xuất quả quýt, trang trại quýt, các tổ chức được thành lập hợp pháp khác như hội, hiệp hội, chi hội của những nhà sản xuất, kinh doanh quả quýt.
Điều 5. Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL “Bắc Kạn” cho sản phẩm quả quýt
1. Sản phẩm quả quýt đạt tiêu chuẩn chất lượng đặc thù quy định (tại Phụ lục II) kèm theo quy chế này.
2. Được thành lập và hoạt động hợp pháp (nếu là tổ chức).
3. Vườn sản xuất quả quýt trong khu vực CDĐL hoặc kinh doanh thương mại quả quýt được sản xuất từ vùng CDĐL “Bắc Kạn”.
4. Sản xuất, kinh doanh quả quýt thực hiện đúng quy trình sản xuất theo Quyết định số 2839/QĐ-SHTT.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL “Bắc Kạn” cho sản phẩm quả quýt được cấp đổi, cấp lại, sửa đổi, bổ sung trong các trường hợp sau:
- Có những sai sót do quá trình ban hành;
- Bị rách, cũ;
- Chủ sở hữu Giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL “Bắc Kạn” cho sản phẩm quả quýt có nhu cầu sửa đổi, bổ sung các thông tin ghi trên Giấy chứng nhận.
Điều 7. Hiệu lực và gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận quyền sử dụng Chỉ dẫn địa lý. “Bắc Kạn”
Giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL có hiệu lực 05 năm kể từ ngày ký quyết định cấp, được gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi làn gia hạn 05 năm kể từ ngày ký quyết định gia hạn.
Điều 8. Chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận quyền sử dụng Chỉ dẫn địa lý “Bắc Kạn”
Giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL “Bắc Kạn” chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau đây:
1. Tổ chức, cá nhân được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL có văn bản thông báo từ bỏ quyền sử dụng hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL “Bắc Kạn” đã hết thời hạn hiệu lực mà không có nhu cầu gia hạn hoặc không đạt điều kiện để được gia hạn hiệu lực.
2. Tổ chức, cá nhân được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL không còn tồn tại hoặc không còn hoạt động sản xuất, kinh doanh quả quýt.
3. Tổ chức, cá nhân được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL là tổ chức tập thể không kiểm soát hoặc kiểm soát không có hiệu quả việc sử dụng CDĐL của các thành viên.
4. Các điều kiện địa lý tạo nên tính đặc thù chất lượng của quả quýt mang CDĐL “Bắc Kạn” bị thay đổi, sản phẩm không còn đáp ứng điều kiện bảo hộ.
Điều 9. Hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý
Giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL bị hủy bỏ hiệu lực trong trường hợp sau đây:
1. Tổ chức, cá nhân vi phạm Quy chế quản lý và sử dụng CDĐL “Bắc Kạn” dùng cho sản phẩm quả quýt liên tục 03 lần được cơ quan kiểm soát bên ngoài hoặc đoàn kiểm tra nhắc nhở mà không khắc phục.
2. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm bị xử lý theo quy định tại Khoản 2, Điều 13 Quy chế này.
Điều 10. Sổ đăng ký quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý
Sổ đăng ký quyền sử dụng CDĐL “Bắc Kạn” do cơ quan được trao quyền quản lý CDĐL lập và lưu giữ, là tài liệu ghi nhận các tổ chức, cá nhân đăng ký sử dụng; sửa đổi, bổ sung, gia hạn, hủy bỏ hiệu lực, chấm dứt hiệu lực giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL theo quy định của Quy chế này.
QUY CHẾ QUẢN LÝ NỘI BỘ SỬ DỤNG CHỈ DẪN ĐỊA LÝ “BẮC KẠN” CHO SẢN PHẨM QUẢ QUÝT
Quy chế quản lý nội bộ sử dụng CDĐL “Bắc Kạn” do tổ chức tập thể được thành lập để sản xuất, kinh doanh quả quýt mang CDĐL xây dựng và được toàn thể các thành viên thống nhất thông qua, nhằm bảo vệ uy tín của tổ chức tập thể, quyền lợi của các thành viên; duy trì và phát triển danh tiếng, chất lượng sản phẩm quả quýt mang CDĐL “Bắc Kạn”, gồm các nội dung:
1. Tên tổ chức, địa chỉ, trụ sở chính của tổ chức (số điện thoại, fax...); căn cứ thành lập.
2. Danh sách thành viên và hiện trạng sản xuất, kinh doanh của các thành viên.
3. Quy trình sản xuất bắt buộc.
4. Cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng tem, nhãn mang CDĐL cho sản phẩm quả quýt của tổ chức.
5. Quy định về quản lý để đảm bảo truy nguyên nguồn gốc xuất xứ lô hàng quýt mang CDĐL của từng thành viên.
6. Quy định về bảo vệ quyền lợi của các thành viên; khen thưởng và xử lý vi phạm quy chế quản lý nội bộ đối với các thành viên.
7. Các nội dung khác do các thành viên của tổ chức thỏa thuận, nhưng không được trái với quy định của pháp luật.
Điều 12. Khiếu nại, tố cáo và xử lý khiếu nại, tố cáo
1. Mọi khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động kiểm tra, kiểm soát, giám sát; cấp, thu hồi quyền sử dụng CDĐL “Bắc Kạn” thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
2. Mọi tổ chức, cá nhân vi phạm Quy chế này và các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, tùy theo tính chất, mức độ, hành vi vi phạm có thể bị xử lý bằng các biện pháp theo quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 13. Sở Khoa học và Công nghệ
1. Là cơ quan được UBND tỉnh trao quyền quản lý CDĐL “Bắc Kạn” dùng cho sản phẩm quả quýt. Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản phục vụ quản lý; tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ các tổ chức, cá nhân sử dụng và phát triển CDĐL “Bắc Kạn”.
2. Phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức đào tạo, tập huấn và phổ biến các quy định của pháp luật về sở hữu công nghiệp đối với CDĐL cho cán bộ của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố để thực hiện các hoạt động quản lý CDĐL theo phân công tại Quy chế này; hướng dẫn và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh khai thác và phát triển giá trị thương mại của CDĐL “Bắc Kạn”.
3. Chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ban, ngành, địa phương liên quan thực hiện cấp, cấp đổi, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL “Bắc Kạn” dùng cho sản phẩm quả quýt. Việc cấp, cấp đổi, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL của tổ chức, cá nhân phải được đăng trên trang thông tin điện tử của Sở Khoa học và Công nghệ Bắc Kạn và gửi đến các cơ quan liên quan.
4. Thực hiện quyền của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với CDĐL “Bắc Kạn”.
5. Ban hành các hướng dẫn về hồ sơ, thủ tục, trình tự cấp, cấp đổi, cấp lại, sửa đổi bổ sung, gia hạn, thu hồi, chấm dứt hiệu lực, hủy bỏ giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL và các văn bản hướng dẫn khác có liên quan theo quy định của Quy chế này.
Điều 14. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Chủ trì, phối hợp các sở, ngành, địa phương thực hiện tốt công tác quản lý quy hoạch vùng CDĐL “Bắc Kạn” đối với sản phẩm quả quýt trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình kỹ thuật, quá trình sản xuất, thu hoạch, sơ chế, bảo quản, vận chuyển đối với sản phẩm quả quýt trong vùng CDĐL “Bắc Kạn”.
2. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh giống cây quýt, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chất lượng quả quýt.
3. Nghiên cứu và tổ chức áp dụng các tiến bộ kỹ thuật nhằm giữ gìn tính đặc thù, cải thiện và nâng cao năng suất, chất lượng quả quýt nói chung và sản phẩm quả quýt mang CDĐL “Bắc Kạn” nói riêng.
4. Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm quả quýt theo phân cấp của UBND tỉnh.
5. Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ thẩm định, hướng dẫn điều kiện sử dụng CDĐL cho các tổ chức, cá nhân đăng ký cấp, cấp đổi, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL “Bắc Kạn” theo quy định tại Quy chế này; xây dựng các văn bản hướng dẫn liên quan đến hoạt động kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm quả quýt mang CDĐL “Bắc Kạn”.
1. Chịu trách nhiệm hỗ trợ khai thác thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu cho sản phẩm quả quýt mang CDĐL “Bắc Kạn”.
2. Chủ trì, phối hợp kiểm tra, xử lý và tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá; xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm quả quýt mang CDĐL “Bắc Kạn” ra các thị trường trong nước và nước ngoài.
Điều 16. UBND các huyện Bạch Thông, Ba Bể, Chợ Đồn
1. Chủ động kiểm tra, kiểm soát, hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra việc tuân thủ quy chế này của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quả quýt trên địa bàn; thực hiện tốt công tác quản lý quy hoạch vùng CDĐL “Bắc Kạn” đối với sản phẩm quả quýt; thực thi bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với CDĐL được bảo hộ theo quy định của pháp luật.
2. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến văn bản pháp luật về sở hữu trí tuệ, về Quy chế Quản lý và sử dụng CDĐL “Bắc Kạn” dùng cho sản phẩm quả quýt trên địa bàn tỉnh; tăng cường quảng bá, giới thiệu về sản phẩm quýt mang CDĐL “Bắc Kạn” để mở rộng thị trường tiêu thụ và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm.
3. Chỉ đạo UBND xã trong vùng CDĐL “Bắc Kạn” đối với sản phẩm quả quýt tổ chức thực hiện tốt Quy chế này; kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình kỹ thuật sản xuất, thu hoạch, bảo quản quả quýt trong vùng CDĐL; kiểm tra xử lý hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi xâm phạm quyền về CDĐL “Bắc Kạn” đối với sản phẩm quả quýt thuộc phạm vi quản lý; kiểm tra, giám sát về hoạt động sản xuất, kinh doanh cây giống quýt, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và chất lượng quả quýt trên địa bàn.
4. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và cơ quan liên quan tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra về hoạt động sản xuất, kinh doanh cây giống quýt, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chất lượng quả quýt lưu thông trên địa bàn; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình kỹ thuật về sản xuất, thu hoạch, chế biến, bảo quản và lưu thông quả quýt trên địa bàn; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi xâm phạm quyền CDĐL “Bắc Kạn” đối với sản phẩm quả quýt thuộc phạm vi quản lý.
Điều 17. Các cơ quan thực thi quyền sở hữu công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ, Cục Quản lý thị trường, UBND các huyện và các cơ quan liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chủ động, phối hợp tiến hành kiểm tra, kiểm soát phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm, xâm phạm quyền sở hữu đối với CDĐL “Bắc Kạn” theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và các quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 18. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quả quýt trên địa bàn tỉnh
1. Được đứng tên là chủ thể đại diện các thành viên của tổ chức để được cấp quyền sử dụng CDĐL “Bắc Kạn”.
2. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế nội bộ quản lý và sử dụng CDĐL “Bắc Kạn” của tổ chức và các thành viên trong tổ chức theo nội dung quy định tại Điều 11 của Quy chế này.
3. Được trao quyền sử dụng CDĐL“Bắc Kạn” cho sản phẩm quả quýt và tiến hành việc sản xuất sản phẩm quả quýt mang CDĐL và đưa sản phẩm đó ra thị trường.
4. Được sử dụng CDĐL“Bắc Kạn” cho sản phẩm quả quýt là việc thực hiện các hành vi sau đây:
a) Gắn CDĐL “Bắc Kạn” lên sản phẩm quả quýt, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh sản phẩm quả quýt;
b) Lưu thông, chào bán, quảng cáo nhằm để bán, tàng trữ để bán sản phẩm quả quýt có mang CDĐL “Bắc Kạn” được bảo hộ;
c) Có quyền lợi và trách nhiệm khác theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Các cơ quan, UBND các huyện trong vùng CDĐL, tổ chức tập thể của các nhà sản xuất kinh doanh quả quýt mang CDĐL gửi báo cáo định kỳ hàng năm, báo cáo đột xuất (khi có yêu cầu) tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý và sử dụng CDĐL “Bắc Kạn” đến Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp và báo cáo UBND tỉnh.
Điều 20. Nguồn kinh phí quản lý và phát triển Chỉ dẫn địa lý “Bắc Kạn”
1. Được sử dụng từ các nguồn sau đây:
a) Kinh phí sự nghiệp các ngành, cơ quan, đơn vị được phân công trách nhiệm quản lý CDĐL quy định tại Chương V Quy chế này.
b) Kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ của tỉnh.
c) Các khoản thu hợp pháp khác.
2. Hàng năm các cơ quan, đơn vị lập dự toán kinh phí thực hiện các nhiệm vụ quản lý CDĐL “Bắc Kạn” dùng cho sản phẩm quả quýt.
a) Đối với các hoạt động sử dụng kinh phí sự nghiệp các ngành, được bố trí trong dự toán chi thường xuyên của cơ quan, đơn vị.
b) Đối với các nội dung chi từ sự nghiệp khoa học và công nghệ của tỉnh được bố trí trong Chương trình bảo hộ tài sản trí tuệ của tỉnh; trong các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và công nghệ (nếu có).
Điều 21. Giao cho Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Kạn chủ trì tổ chức, hướng dẫn thực hiện quy chế này. Các sở, ngành, UBND các huyện có vùng CDĐL, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quả quýt mang CDĐL “Bắc Kạn” có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ các cơ quan chức năng trong quản lý, bảo vệ, duy trì phát triển danh tiếng, uy tín của CDĐL cho quả quýt Bắc Kạn trên thị trường.
Quy chế này có hiệu lực thi hành theo Quyết định ban hành. Các quy chế trước đây không còn hiệu lực thi hành.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các sở, ngành, UBND các cấp; các tổ chức và cá nhân có liên quan kịp thời phản ánh về Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 765/QĐ-UBND ngày 16/5/2019 của UBND tỉnh Bắc Kạn)
Logo Chỉ dẫn địa lý “Bắc Kạn” dùng cho sản phẩm quả quýt
(Ban hành kèm theo Quyết định số 765/QĐ-UBND ngày 16/5/2019 của UBND tỉnh Bắc Kạn)
Tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm
* Cảm quan:
- Hình dạng quả tròn dẹt với đường kính quả từ 7,16 cm đến 7,99 cm; chiều cao quả từ 4,17 cm đến 4,60 cm;
- Khối lượng quả từ 152g đến 193g;
- Vỏ quả nhẵn, màu vàng tươi, độ dày vỏ từ 2,08 mm đến 3,04 mm, dễ bóc tách;
- Múi quả to đều mọng nước;
- Tép quả màu vàng rơm, không nát;
- Tỷ lệ hạt từ 1,16% đến 1,33%;
- Vị quả chua dịu, không the đắng, khi ăn xơ bã tan, mềm vừa phải, mùi rất thơm.
* Chất lượng:
- Hàm lượng chất khô trung bình: 10,98% (9,86-11,74%);
- Hàm lượng đường tổng số trung bình: 9,11% (8,52-9,46%);
- Hàm lượng axit tổng số trung bình: 0,57% (0,37-0,76%);
- Độ Brix trung bình: 12,19% (11,39-13,16%);
- Hàm lượng nước trung bình: 73,85% (69,50-78,73%);
- Hàm lượng Vitamin C trung bình: 34,22 mg/100g (31,10-37,62 mg/100g).