Quyết định 758/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Đề án Huấn luyện kỹ năng sơ cấp cứu cho giáo viên mầm non trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Số hiệu 758/QĐ-UBND
Ngày ban hành 15/02/2019
Ngày có hiệu lực 15/02/2019
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thành phố Đà Nẵng
Người ký Lê Trung Chinh
Lĩnh vực Giáo dục,Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 758/QĐ-UBND

Đà Nẵng, ngày 15 tháng 02 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN HUẤN LUYỆN KỸ NĂNG SƠ CẤP CỨU CHO GIÁO VIÊN MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Thông tư số 17/2014/TT-BYT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế về “Quy định việc cấp giấy phép hoạt động đối với trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ và việc huấn luyện sơ cấp cứu chữ thập đỏ”.

Căn cứ Chỉ thị số 16/2009/CT-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2009 của UBND thành phố Đà Nng về “Tăng cường công tác quản lý, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong nhà trường, nhà trẻ nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục trên địa bàn thành phố Đà Nng”;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 4054/TTr-SGDĐT ngày 13 tháng 12 năm 2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Huấn luyện kỹ năng sơ cấp cứu cho giáo viên mầm non trên địa bàn thành phố Đà Nẵng./.

Điều 2. Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội Chữ thập đỏ thành phố và các sở, ban, ngành liên quan hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND thành phố, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Sở Y tế, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- TTTU, TTHĐND TP;
- CT, các PCT UBND TP;
-
UBMTTQVN thành phố;
- Phòng GDĐT các quận, huyện;
- Hội CTĐ các quận, quyện;
- Lưu: VT, SGDĐT.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Trung Chinh

 

ĐỀ ÁN

HUẤN LUYỆN KỸ NĂNG SƠ CẤP CỨU CHO GIÁO VIÊN MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

I. THÔNG TIN CHUNG

Hội Chữ thập đỏ thành phố là tổ chức xã hội hoạt động vì mục tiêu nhân đạo - hòa bình - hữu nghị với các lĩnh vực trọng tâm đã được quy định trong Luật hoạt động Chữ thập đỏ, bao gồm: Cứu trợ khẩn cấp và trợ giúp nhân đạo; chăm sóc sức khoẻ; sơ cấp cứu ban đầu; hiến máu tình nguyện, hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác; tìm kiếm tin tức thân nhân thất lạc do chiến tranh, thiên tai, thảm họa; tuyên truyền các giá trị nhân đạo; tham gia phòng ngừa ứng phó thảm họa. Mục tiêu chiến lược của Hội: Hỗ trợ những cộng đồng dễ bị tổn thương, tham gia xây dựng cộng đồng an toàn.

Hoạt động sơ cấp cu Chữ thập đỏ là một trong những hoạt động trọng tâm của Hội, được Luật Chữ thập đỏ quy định, được hướng dẫn thực hiện theo Thông tư số 17/2014/TT-BYT ngày 02/6/2014 của Bộ trưng Bộ Y tế v“Quy định việc cấp giấy phép hoạt động đối với trạm, điểm sơ cấp cu chữ thập đỏ và việc huấn luyện sơ cấp cứu chữ thập đỏ”.

Nghị quyết Đại hội Hội Chữ thập đỏ Việt Nam lần thứ X và Hội Chữ thập đỏ thành phố lần thứ VIII đã đề ra chỉ tiêu “hàng năm tổ chức trang bị kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu cho 1,5% dân số; trong đó, chú trọng các đối tượng như giáo viên bậc học mầm non, đội ngũ lái xe taxi, công nhn; xây dựng lực lượng sơ cứu viên tại cộng đồng”.

Hiện nay, các mô hình hoạt động sơ cấp cứu của Hội Chữ thập đỏ thành phố được hoàn thiện và hoạt động có hiệu quả, trong đó, Trung tâm huấn luyện Sơ cấp cứu Chữ thập đỏ Đà Nng được thành lập năm 2011, đã tổ chức đào tạo cho 6.686 lượt cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, hướng dẫn viên sơ cấp cứu cho các cấp hội, các cơ quan, doanh nghiệp, trường học và các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố và các tỉnh lân cận. 21 điểm sơ cấp cứu Chữ thập đỏ được Sở Y tế cấp phép đã đi vào hoạt động hiệu quả cùng với mạng lưới 205 tình nguyện viên sơ cấp cứu chữ thập đỏ toàn thành phố trong năm 2017, đã tham gia sơ cứu ban đầu cho 129 người bị tai nạn thương tích, tai nạn giao thông, vận chuyển an toàn 59 người đến cơ sở y tế.

Hàng năm, Hội Chữ thập đỏ thành phố ký kết chương trình phối hợp với ngành Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Ban An toàn giao thông triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng sơ cấp cứu cho cán bộ, hội viên, tình nguyện viên chữ thập đỏ, học sinh, giáo viên và người dân tại cộng đồng.

II. SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Sự cần thiết của Đề án

Năm 2016 trên địa bàn toàn thành phố có 665 trẻ em bị tai nạn thương tích (ngã: 525 em, bỏng/cháy: 56 em, tai nạn giao thông: 43 em, súc vật cắn: 33 em, ngộ độc các loại: 05 em, đuối nước: 02 em, ngạt thở/hóc nghẹn: 01 em) trong đó có 04 trường hợp tử vong do tai nạn giao thông, 01 trường hợp tử vong do té ngã. Trẻ bị tai nạn thương tích nhóm tuổi 0-5 tuổi đang học ở bậc học mầm non là 387 trường hợp, chiếm tỷ lệ 58%; nhóm tuổi 6-16 tuổi là 278 trường hợp, chiếm tỷ lệ 42% (Báo cáo tổng hợp của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố).

Hiện nay toàn thành phố có 70 trường mầm non công lập với 1.872 giáo viên; 140 trường mầm non ngoài công lập với 2.590 giáo viên. Trẻ ở bậc học mầm non thường gặp những rủi ro như: ngã, bỏng/cháy, tai nạn giao thông, súc vật cắn, ngộ độc, đuối nước, ngạt thở/hóc nghẹn. Trong trường hợp không được xử lý sơ cấp cứu kịp thời sẽ để lại hậu quả đáng tiếc.

TT

ĐƠN VỊ

Trường mầm non công lập

Trường mm non ngoài công lập

Số trường

Cán bộ quản lý

Giáo viên

Học sinh

Số trường

Cán bộ quản lý

Giáo viên

Học sinh

1

Hải Châu

16

46

410

5.719

32

72

708

7.122

2

Thanh Khê

10

28

224

3.304

23

21

387

4.568

3

Sơn Trà

8

20

211

2.866

14

28

224

2.327

4

Cẩm Lệ

6

18

211

2.922

15

30

300

2.756

5

Liên Chiểu

8

21

197

2.416

36

72

629

6.062

6

Ngũ Hành Sơn

7

15

148

2.144

15

29

254

2.650

7

Hòa Vang

15

46

471

6.579

5

9

88

764

Tổng cộng

70

194

1.872

25.950

140

261

2.590

26.249

[...]