Quyết định 74/QĐ-BNV phê duyệt bản Điều lệ của Hội Dạy nghề Việt Nam do Bộ Nội vụ ban hành

Số hiệu 74/QĐ-BNV
Ngày ban hành 01/02/2008
Ngày có hiệu lực 01/02/2008
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Nội vụ
Người ký Trần Hữu Thắng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ NỘI VỤ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 74/QĐ-BNV

Hà Nội, ngày 01 tháng 02 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT BẢN ĐIỀU LỆ CỦA HỘI DẠY NGHỀ VIỆT NAM

BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ

Căn cứ Sắc lệnh số 102/SL-L004 ngày 20/5/1957 ban hành Luật quy định về quyền lập Hội;

Căn cứ Nghị định số 45/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;

Căn cứ Nghị định số 88/2003/NĐ-CP ngày 30/7/2003 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;

Xét đề nghị của Chủ tịch Hội Dạy nghề Việt Nam và của Vụ trưởng Vụ Tổ chức phi chính phủ,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt bản Điều lệ của Hội Dạy nghề Việt Nam đã được Đại hội thành lập (Đại hội nhiệm kỳ I) của Hội thông qua ngày 21 tháng 9 năm 2007 tại Thành phố Hà Nội.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chủ tịch Hội Dạy nghề Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Tổ chức phi Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Hữu Thắng

 

ĐIỀU LỆ

HỘI DẠY NGHỀ VIỆT NAM
(Phê duyệt kèm theo Quyết định số 74/QĐ-BNV ngày 01 tháng 02 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ)

Chương I

TÊN GỌI - TÔN CHỈ - MỤC ĐÍCH

Điều 1. Tên gọi

Tên tiếng Việt: Hội Dạy nghề Việt Nam;

Tên viết tắt tiếng Việt: Hội Dạy nghề;

Tên tiếng Anh: Vietnamese Vocational Training Association;

Tên viết tắt tiếng Anh: VVTA.

Điều 2. Tôn chỉ, mục đích

Hội Dạy nghề Việt Nam (sau đây gọi tắt là Hội) là một tổ chức xã hội - nghề nghiệp được thành lập trên cơ sở tham gia tự nguyện của các pháp nhân và thể nhân của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực dạy nghề theo quy định của pháp luật trên phạm vi cả nước.

Mục đích của Hội là đại diện cho quyền và lợi ích của cộng đồng các pháp nhân và thể nhân của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực dạy nghề trên phạm vi cả nước nhằm phối hợp, liên kết hoạt động của các cá nhân, đơn vị, tổ chức, các trường, các cơ sở, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dạy nghề hoặc có liên quan đến hoạt động dạy nghề ở trong và ngoài nước quan tâm đóng góp, tạo điều kiện củng cố, xây dựng và phát triển sự nghiệp dạy nghề của Việt Nam; vận động tập hợp, động viên khuyến khích Hội viên nghiêm túc chấp hành pháp luật về dạy nghề, nâng cao kiến thức, nghiên cứu, đề xuất các giải pháp xử lý những vướng mắc trong lĩnh vực dạy nghề, hỗ trợ nhau có hiệu quả, tạo điều kiện cho các Hội viên phát triển bình đẳng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các Hội viên.

Điều 3. Địa vị pháp lý của Hội

1. Hội Dạy nghề Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật;

[...]