Quyết định 724-LN-QĐ năm 1963 về chế độ kiểm tra kế toán, tài vụ thường kỳ tại các đơn vị thuộc Tổng cục Lâm nghiệp do Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp ban hành
Số hiệu | 724-LN-QĐ |
Ngày ban hành | 20/03/1963 |
Ngày có hiệu lực | 20/03/1963 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tổng cục Lâm nghiệp |
Người ký | Nguyễn Tạo |
Lĩnh vực | Kế toán - Kiểm toán |
TỔNG
CỤC LÂM NGHIỆP |
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 724-LN-QĐ |
Hà Nội, ngày 20 tháng 03 năm 1963 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH CHẾ ĐỘ KIỂM TRA KẾ TOÁN, TÀI VỤ THƯỜNG KỲ TẠI CÁC ĐƠN VỊ THUỘC TỔNG CỤC LÂM NGHIỆP
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC LÂM NGHIỆP
Căn cứ Nghị định số 140-CP
ngày 29-09-1961 của Hội đồng Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức
bộ máy của Tổng cục Lâm nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 175-CP ngày 28-10-1961 của Hội đồng Chính phủ ban hành Điều
lệ tổ chức kế toán Nhà nước;
Xét tình hình thực tế về công tác kế toán, tài vụ tại các đơn vị thuộc Tổng cục,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. – Các quy định cũ về kiểm tra kế toán, tài vụ trái với bản chế độ này đều bãi bỏ.
|
TỔNG
CỤC TRƯỞNG |
KIỂM TRA KẾ TOÁN TÀI VỤ THƯỜNG KỲ TẠI CÁC ĐƠN VỊ THUỘC TỔNG CỤC LÂM NGHIỆP
PHẦN THỨ NHẤT :
1. Đôn đốc, chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ, kỷ luật kinh tế tài chính của Nhà nước, thực hành tiết kiệm, chống quan liêu, lãng phí, tham ô; đảm bảo tăng thu, tiết kiệm chi, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ bản và các công tác sự nghiệp, hành chính khác:
2. Thúc đẩy việc chấp hành đúng đắn các điều lệ, chế độ kế toán tài chính, đảm bảo việc ghi chép, phản ảnh và giám đốc các hoạt động kinh tế, sự nghiệp hành chính được kịp thời, chính xác.
3. Tăng cường cải tiến phương pháp quản lý kinh tế, cải tiến chế độ kế toán, tài vụ, cải tiến tổ chức bộ máy kế toán, tài vụ ngày càng khoa học, phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh xây dựng và các mặt hoạt động khác.
Các tổ chức ấy bao gồm các loại sau đây:
1. Các xí nghiệp cung tiêu, cung ứng, quán cơm lao động, nhà ăn tập thể; căng tin do các đơn vị thuộc Tổng cục quản lý.
2. Các tổ chức kinh doanh về nhà ở (bao gồm cả điện, nước của công nhân, viên chức) do các đơn vị thuộc Tổng cục quản lý.
3. Các nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường học của con cán bộ, công nhân, viên chức, do các đơn vị thuộc Tổng cục quản lý.
4. Các Trạm y tế, bệnh xá do các đơn vị thuộc Tổng cục quản lý.
TỔNG
CỤC LÂM NGHIỆP |
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 724-LN-QĐ |
Hà Nội, ngày 20 tháng 03 năm 1963 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH CHẾ ĐỘ KIỂM TRA KẾ TOÁN, TÀI VỤ THƯỜNG KỲ TẠI CÁC ĐƠN VỊ THUỘC TỔNG CỤC LÂM NGHIỆP
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC LÂM NGHIỆP
Căn cứ Nghị định số 140-CP
ngày 29-09-1961 của Hội đồng Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức
bộ máy của Tổng cục Lâm nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 175-CP ngày 28-10-1961 của Hội đồng Chính phủ ban hành Điều
lệ tổ chức kế toán Nhà nước;
Xét tình hình thực tế về công tác kế toán, tài vụ tại các đơn vị thuộc Tổng cục,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. – Các quy định cũ về kiểm tra kế toán, tài vụ trái với bản chế độ này đều bãi bỏ.
|
TỔNG
CỤC TRƯỞNG |
KIỂM TRA KẾ TOÁN TÀI VỤ THƯỜNG KỲ TẠI CÁC ĐƠN VỊ THUỘC TỔNG CỤC LÂM NGHIỆP
PHẦN THỨ NHẤT :
1. Đôn đốc, chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ, kỷ luật kinh tế tài chính của Nhà nước, thực hành tiết kiệm, chống quan liêu, lãng phí, tham ô; đảm bảo tăng thu, tiết kiệm chi, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ bản và các công tác sự nghiệp, hành chính khác:
2. Thúc đẩy việc chấp hành đúng đắn các điều lệ, chế độ kế toán tài chính, đảm bảo việc ghi chép, phản ảnh và giám đốc các hoạt động kinh tế, sự nghiệp hành chính được kịp thời, chính xác.
3. Tăng cường cải tiến phương pháp quản lý kinh tế, cải tiến chế độ kế toán, tài vụ, cải tiến tổ chức bộ máy kế toán, tài vụ ngày càng khoa học, phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh xây dựng và các mặt hoạt động khác.
Các tổ chức ấy bao gồm các loại sau đây:
1. Các xí nghiệp cung tiêu, cung ứng, quán cơm lao động, nhà ăn tập thể; căng tin do các đơn vị thuộc Tổng cục quản lý.
2. Các tổ chức kinh doanh về nhà ở (bao gồm cả điện, nước của công nhân, viên chức) do các đơn vị thuộc Tổng cục quản lý.
3. Các nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường học của con cán bộ, công nhân, viên chức, do các đơn vị thuộc Tổng cục quản lý.
4. Các Trạm y tế, bệnh xá do các đơn vị thuộc Tổng cục quản lý.
5. Các tổ chức kinh doanh về câu lạc bộ văn hóa; thể dục thể thao, các tổ, đoàn văn nghệ nghiệp dư, các sự nghiệp công cộng khác do các đơn vị thuộc Tổng cục quản lý.
6. Các tổ chức sản xuất lương thực, các tổ săn bắn, săn bắt, đánh cá, may vá, cắt tóc v.v… do các đơn vị thuộc Tổng cục quản lý.
1. Vụ kế toán, tài vụ chịu trách nhiệm kiểm tra thường kỳ các Cục, Vụ, Viện, Văn phòng, Trường, Ty, Lâm trường, Công ty, Xí nghiệp, công trường và các đơn vị sự nghiệp khác do Vụ trực tiếp quản lý về kế toán, tài vụ.
2. Các Cục, Vụ, Viện, Ty, Lâm trường, Công ty, Xí nghiệp chịu trách nhiệm kiểm tra thường kỳ các Phân cục, Lâm trường địa phương, các xí nghiệp, công trường, đoàn xe và các đơn vị phụ thuộc khác do mình trực tiếp quản lý về kế toán, tài vụ (kể cả các tổ chức phụ thuộc khác đã nói ở điều 4 trên).
3. Các xí nghiệp; công trường, lâm trường địa phương, Phân cục Lâm sản và các đơn vị kiến thiết, sự nghiệp cơ sở chịu trách nhiệm kiểm tra thường kỳ các Phân xưởng, các đội, Trạm, Hạt, cửa hàng, đoàn xe, các bộ phận kho hàng, thu mua, tiêu thụ, và các tổ chức phụ thuộc khác (đã quy định ở điều 4 trên) thuộc mình quản lý.
Vụ kế toán, tài vụ có thể kết hợp với các Cục quản lý để kiểm tra các đơn vị do các Cục quản lý.
Đối với các đơn vị, bộ phận nhỏ từ phân xưởng hay đội sản xuất trở xuống (kể cả các kho tàng, bộ phận tiếp liệu v.v…), đối với các tổ chức phụ thuộc vì tính chất và yêu cầu công tác đặc biệt phải ở xa đơn vị chính và được phân cấp trực tiếp quản lý sử dụng một số tiền mặt, tài sản, nhưng không được mở sổ sách kế toán độc lập (như các đội điều tra rừng, đội thi công, các trạm thu mua, tiêu thụ, sản xuất lương thực v.v…), đối với các tổ chức phụ thuộc khác quy định ở điều 4 trên, mỗi quý phải được kiểm tra kế toán, tài vụ một lần; những nơi xét cần thiết và có đủ điều kiện thì nên kiểm tra mỗi tháng một lần.
PHẦN THỨ HAI
Điều 10. - Nội dung chủ yếu của việc kiểm tra kế toán, tài vụ ở các cấp là:
1. Tình hình tổ chức kế toán, tài vụ của đơn vị.
Trong phần này khi cần thiết sẽ kiểm tra theo hướng dẫn cụ thể của cơ quan quản lý cấp trên, nhưng nhất thiết mỗi năm phải kiểm tra một lần.
2. Tình hình thực hiện các thể lệ, chế độ kế toán.
Trong phần này kiểm tra tất cả các phương pháp kế toán về:
a) Chế độ tài khoản
b) Chế độ chứng từ sổ sách
c) Chế độ báo biểu
d) Chế độ phân tích hoạt động kinh tế.
e) Các chế độ khác
3. Tình hình thực hiện các thể lệ, chế độ về kế hoạch và tài vụ:
Trong phần này cần kiểm tra về các mặt:
a) Việc thực hiện kế hoạch thu chi tài vụ.
b) Việc chấp hành các tiêu chuẩn, chế độ và kỷ luật thu, chi tài chính;
c) Việc phân tích và giám đốc tình hình hoạt động kinh tế qua các chi tiêu tiền tệ của tài vụ, kế toán.
Điều 12. - Nội dung kiểm tra phải được phân tích toàn diện về các mặt:
1. Thành tích, ưu điểm
2. Khuyết điểm nhược điểm
3. Trở ngại, khó khăn và những nguyên nhân chủ quan, khách quan.
4. Những kinh nghiệm trong việc quản lý, hạch toán, chấn chỉnh tổ chức kế toán, tài vụ.
5. Những kiến nghị của cán bộ kiểm tra, đơn vị được kiểm tra và đề nghị của đơn vị được kiểm tra.
PHƯƠNG CHÂM, PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA
Ngoài việc kiểm tra tại các bộ phận nghiệp vụ, cán bộ kiểm tra phải dành đủ thời gian đi sát các đơn vị trực tiếp sản xuất, chỉ tiêu như các đội, tổ, phân xưởng v.v… để tìm hiểu một cách thực sự cầu thị và qua tình hình kinh tế để nhận định được đầy đủ và khách quan.
PHẦN THỨ BA
TỔ CHỨC KIỂM TRA, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÁN BỘ ĐI KIỂM TRA
Điều 18. - Tổ chức kiểm tra kế toán hay cán bộ kiểm tra kế toán có nhiệm vụ:
- Trực tiếp kiểm tra các đơn vị phụ thuộc;
- Đôn đốc các đơn vị phụ thuộc thực hiện kế hoạch kiểm tra kế toán đối với các đơn vị cấp dưới;
- Đôn đốc việc kiểm tra thường kỳ trong nội bộ đơn vị theo quy định của điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước;
- Tập hợp tình hình kiểm tra kế toán trong đơn vị, đúc rút và phổ biến kinh nghiệm, báo cáo lên cấp trên tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch kiểm tra kế toán;
- Theo dõi và kiểm tra việc chấp hành các quyết định và yêu cầu do các đợt kiểm tra đề ra cho các đơn vị.
Biên bản này phải báo cáo trước bộ môn kế toán, Ban lãnh đạo Đảng, Công đoàn, Chính quyền của đơn vị và hội nghị toàn thể cán bộ lãnh đạo cơ sở tổ, đội, phân xưởng v.v… đến bộ môn quản lý của toàn đơn vị.
Khi cử người đi kiểm tra phải căn cứ vào yêu cầu, nội dung và đối tượng kiểm tra mà cử cán bộ cho thích hợp với từng trường hợp cụ thể.
Đối với những cuộc kiểm tra mà khối lượng công tác tương đối nhiều, số cán bộ chuyên trách đi kiểm tra kế toán không đủ thì thủ trưởng đơn vị đi kiểm tra có thể điều động cán bộ có khả năng kế toán trong đơn vị hay các đơn vị phụ thuộc để làm công tác kiểm tra trong một thời gian nhất định để nâng cao việc học tập trong công tác thực tế.
Cán bộ kiểm tra kế toán phải chấp hành đúng những quy định của Nhà nước về mặt bảo mật và tuyệt đối phải giữ bí mật.
Cán bộ kiểm tra kế toán phải dựa vào luật lệ hiện hành, quyết định của các cấp có thẩm quyền, chỉ thị của thủ trưởng đơn vị của mình, tiến hành kiểm tra công tác kế toán, tài vụ một cách nghiêm chỉnh, trung thực.
TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CÁC CẤP, CÁC ĐƠN VỊ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC KIỂM TRA KẾ TOÁN, TÀI VỤ THƯỜNG KỲ
Các đơn vị, cơ quan có liên quan với đơn vị được kiểm tra có nhiệm vụ giúp đỡ cán bộ kiểm tra kế toán bằng cách cung cấp các tài liệu cần thiết cho việc đối soát, kiểm tra.
Người nào tích cực phát hiện tình hình, giúp đỡ ý kiến, góp phần làm cho cán bộ kiểm tra đạt kết quả tốt thì được khen thưởng.
Người nào cố tình không giúp đỡ cán bộ kiểm tra; gây khó khăn cho việc kiểm tra và cố tình che dấu những hành động tham ô, vi phạm thể lệ, chính sách thì có thể bị thi hành kỷ luật hoặc truy tố trước pháp luật tùy theo tội lỗi nặng nhẹ.
Trong kế hoạch phải ghi rõ: tên các đơn vị được kiểm tra, phạm vi và yêu cầu kiểm tra toàn diện hay từng mặt công tác, thời gian kiểm tra cho từng đơn vị.
Trường hợp khi phát hiện ra những vụ tham ô, lãng phí, vi phạm chính sách, nguyên nhân là do thiếu kiểm tra hoặc không kiểm tra thì đơn vị quản lý cấp trên sẽ phải chịu trách nhiệm một phần.
Trong lệnh hay giấy ủy nhiệm kiểm tra kế toán tài vụ phải ghi rõ:
- Tên đơn vị được kiểm tra;
- Yêu cầu, nội dung kiểm tra;
- Thời gian tiến hành kiểm tra;
- Họ, tên và chức vụ của cán bộ kiểm tra,
Trước khi kiểm kê hàng hóa, vật liệu v.v… cán bộ kiểm tra phải kiểm tra tính chất chính xác của dụng cụ đo lường của người phụ trách hiện vật.
Các chi phí vật liệu, nhân công, giấy tờ và phương tiện làm việc trong lúc kiểm tra đều do đơn vị được kiểm tra đài thọ và ghi vào chi phí quản lý xí nghiệp.