ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
718/QĐ-UBND
|
Quảng
Ninh, ngày 03 tháng 3
năm 2020
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH NỘI QUY TẠI TRỤ SỞ TIẾP CÔNG DÂN TỈNH QUẢNG NINH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
Căn cứ Luật Tiếp công dân năm
2013;
Căn cứ Nghị định số 64/2014/NĐ-CP
ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Tiếp công dân;
Theo đề nghị của Trưởng ban Tiếp công dân tỉnh;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Nội quy tại Trụ
sở Tiếp công dân tỉnh Quảng Ninh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Điều 3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia tiếp công
dân định kỳ, đột xuất, thường xuyên tại Trụ sở Tiếp công dân tỉnh, Thủ trưởng
các sở, ban, ngành và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, cá
nhân, tổ chức đến liên hệ công tác và công dân đến thực hiện quyền khiếu nại, tố
cáo, kiến nghị, phản ánh tại Trụ sở Tiếp công dân tỉnh Quảng Ninh chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Trưởng Đoàn
Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- Chánh, Phó VP UBND tỉnh;
- Trung tâm truyền thông tỉnh (đăng tải);
- Lưu: VT, TD1.
C100-QĐ01
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Cao Tường Huy
|
NỘI QUY
TRỤ SỞ TIẾP CÔNG DÂN TỈNH QUẢNG NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 718/QĐ-UBND ngày 03/3/2020 của
Chủ tịch UBND tỉnh)
I. NHỮNG QUY ĐỊNH
CHUNG
1. Cơ quan, tổ chức tham gia tiếp
công dân định kỳ, đột xuất và thường xuyên tại Trụ sở Tiếp công dân Tỉnh (gọi tắt là Trụ sở Tiếp công dân) có trách nhiệm: Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của
pháp luật; tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh các vấn đề liên quan đến chính sách,
pháp luật thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của Tỉnh ủy, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Thời gian làm việc trong ngày tại Trụ sở Tiếp công dân tỉnh:
- Buổi sáng, từ: 7 giờ 30 đến 11 giờ
30;
- Buổi chiều, từ: 13 giờ đến 17 giờ;
- Trong đó thời gian tiếp công dân
trong ngày là:
+ Buổi sáng, từ: 8 giờ đến 11 giờ 30;
+ Buổi chiều, từ: 13 giờ 30 đến 16 giờ
30.
3. Nghiêm cấm công dân mang vũ khí,
hung khí, chất gây cháy, nổ, khẩu hiệu hoặc băng rôn và những vật cồng kênh vào
Trụ sở Tiếp công dân.
4. Nghiêm cấm mọi hành vi gây rối an
ninh, trật tự tại Trụ sở Tiếp công dân; xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín,
danh dự của cơ quan Nhà nước, người thi hành công vụ hoặc cản trở, gây phiền hà
cho công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
II. ĐỐI VỚI
CÔNG DÂN
1. Xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy
quyền (nếu có) như: Giấy Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân khác do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
cấp.
2. Có thái độ đúng mực, tôn trọng,
tuân thủ sự hướng dẫn của cán bộ tiếp công dân và nhân viên bảo vệ.
3. Công dân được tiếp, phải trình bày
trung thực sự việc, nói rõ yêu cầu, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến
nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; tôn trọng sự hướng
dẫn của cán bộ tiếp công dân.
4. Công dân không được lợi dụng quyền
khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh để xuyên tạc, vu khống, kích động gây mất
trật tự bên ngoài và bên trong Trụ sở Tiếp công dân hoặc có hành động xâm hại,
xúc phạm, cản trở cán bộ tiếp công dân làm nhiệm vụ và các hoạt động của cơ
quan, tổ chức tham gia tiếp công
dân.
5. Trường hợp có nhiều người cùng khiếu
nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung (từ 05 người trở lên) thì phải
cử đại diện để trình bày nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị,
phản ánh với cán bộ tiếp công dân.
6. Thực hiện quyền và nghĩa vụ của
người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật.
7. Không được tự ý quay phim, chụp ảnh,
ghi âm khi chưa có sự đồng ý của lãnh đạo Ban Tiếp công dân tỉnh, cán bộ tiếp
công dân tại Trụ sở tiếp công dân.
8. Giữ gìn vệ sinh, trật tự, đảm bảo
mỹ quan trước và trong khuôn viên Trụ sở tiếp công dân. Không được tự ý di chuyển
hoặc làm hư hỏng tài sản của Trụ sở Tiếp công dân.
9. Hết giờ làm việc, mọi công dân phải
ra khỏi Trụ sở tiếp công dân, không được lưu lại dưới bất kỳ hình thức nào.
10. Các tổ chức, cá nhân đến Trụ sở
Tiếp công dân phải chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật và thực
hiện nghiêm túc Nội quy này, nếu vi phạm thì tùy theo tính chất, mức độ mà bị xử
lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
III. ĐỐI VỚI CÁN BỘ
LÀM CÔNG TÁC TIẾP CÔNG DÂN
1. Khi tiếp công dân, cán bộ tiếp
công dân phải chấp hành những quy định của cơ quan, đơn vị về trang phục, thẻ
công chức.
2. Được quyền yêu cầu người đến khiếu
nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền
(trường hợp được ủy quyền); yêu cầu
cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc tiếp nhận, thụ lý vụ việc.
3. Có thái độ đúng mực, tôn trọng
công dân, lắng nghe, tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc
ghi chép đầy đủ, chính xác nội dung mà người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị,
phản ánh trình bày.
4. Giải thích, hướng dẫn cho người đến
khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản
ánh chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, kết luận, quyết định
giải quyết đã có hiệu lực pháp luật
của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền; hướng dẫn người
khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản
ánh đến đúng cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền giải quyết.
5. Trong phạm vi trách nhiệm trực tiếp xử lý hoặc phân loại,
chuyển đơn, trình người có thẩm quyền xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản
ánh; thông báo kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cho công
dân.
6. Giữ bí mật họ tên, địa chỉ, bút
tích và những thông tin cá nhân khác của người tố cáo khi người tố cáo yêu cầu.
7. Yêu cầu người vi phạm nội quy Trụ
sở tiếp công dân chấm dứt hành vi vi phạm trong trường hợp cần thiết, lập biên
bản về việc vi phạm và yêu cầu cơ
quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.
8. Trường hợp có công dân ốm hoặc bị
tai nạn đột xuất tại Trụ sở Tiếp công dân tỉnh cần phải cứu chữa thì báo cáo
ngay cho người phụ trách Trụ sở tiếp công dân biết và điện
thoại cho Trung tâm cấp cứu 115 đến cấp cứu kịp thời. Người được cấp cứu hoặc
người đại diện phải nghiêm chỉnh chấp hành những quyết định của cán bộ y tế làm nhiệm vụ cấp cứu dưới sự giám sát của cán bộ làm công tác tiếp công dân tại Trụ sở.
IV. CÁC TRƯỜNG HỢP
TỪ CHỐI TIẾP VÀ LẬP BIÊN BẢN YÊU CẦU XỬ LÝ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT:
1. Công dân trong tình trạng không
làm chủ được hành vi của mình do dùng chất kích thích; người đã được cơ quan có
thẩm quyền xác định mắc bệnh tâm thần hoặc một số bệnh khác dẫn tới mất hoặc hạn
chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật dân sự.
2. Công dân khiếu nại, tố cáo về vụ
việc đã giải quyết đúng chính sách, pháp luật, đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn bản và được tiếp, giải thích, hướng dẫn
nhưng vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo
kéo dài.
3. Người có hành vi đe dọa, xúc phạm
cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ; có hành
vi cản trở các hoạt động bình thường của Trụ sở tiếp công dân, của người thi
hành công vụ hoặc vi phạm nội quy nơi tiếp công dân.
4. Lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự
do tín ngưỡng để lôi kéo, xúi giục, kích động người khác nhằm gây rối, xuyên tạc, nói xấu đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quyền và lợi
ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân./.