Quyết định 7157/QĐ-BCT năm 2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
Số hiệu | 7157/QĐ-BCT |
Ngày ban hành | 26/11/2012 |
Ngày có hiệu lực | 26/11/2012 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Bộ Công thương |
Người ký | Vũ Huy Hoàng |
Lĩnh vực | Doanh nghiệp,Thương mại |
BỘ CÔNG THƯƠNG |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 7157/QĐ-BCT |
Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2012 |
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ và Nghị định số 44/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Điều 3 Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 nãm 2007 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch,
QUYẾT ĐỊNH:
a) Phát triển công nghiệp Vùng phải đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với phát triển công nghiệp cả nước, vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng kính tế trọng điểm Bắc Bộ. Đưa ngành công nghiệp Vùng trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội khu vực phía Bắc của Tổ quốc trên cơ sở lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp;
b) Phát huy lợi thế của từng tỉnh trong vùng, hỗ trợ lẫn nhau trên cơ sở phân bố hợp lý về không gian lãnh thổ, cơ cấu các ngành công nghiệp; phân công hợp tác trong phát triển công nghiệp để đảm bảo tính liên kết vùng;
c) Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, khai thác nội lực là nhân tố quyết định, nguồn lực bên ngoài là quan trọng. Kết hợp chặt chẽ phát triển công nghiệp với bảo đảm an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên và phát triển bền vững.
- Tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm công nghiệp giai đoạn 2011-2015 đạt 14-16%; giai đoạn 2016-2020 đạt 15-17%;
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2011-2015 đạt 13-15%; giai đoạn 2016-2020 là 14-16%.
- Công nghiệp + Xây dựng chiếm tỷ trọng 43-45% năm 2015 và 48- 50% năm 2020. Trong đó, riêng ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng 25-27% năm 2015 và 31-33% năm 2020.
- Tăng cường khai thác lợi thế về nguồn lao động dồi dào, điều kiện đất đai và nguyên liệu tại chỗ, nhất là nguồn nguyên liệu khoáng sản, nông lâm sản phục vụ công nghiệp chế biến.
- Từng bước chuyển đổi cơ cấu các phân ngành công nghiệp theo hướng thu hút đầu tư để phát triển một số ngành công nghiệp có hàm lượng kỹ thuật cao hơn như sản xuất thiết bị điện, cơ khí chế tạo, điện tử tin học.
- Áp dụng công nghệ tiên tiến đối với các cơ sở công nghiệp đầu tư mới. Dần nâng cấp, đổi mới công nghệ phù hợp ở một số loại hình công nghiệp để nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu, năng lượng và giảm ô nhiễm môi trường. Đối với các cơ sở đang sử dụng công nghệ thiết bị lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường cần tiến hành đầu tư cải tạo công nghệ, thiết bị đáp ứng các yêu cầu theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Không nhập, mua máy móc, thiết bị đã qua sử dụng, thiết bị có công nghệ thấp, không có khả năng cạnh tranh.
- Tăng cường hợp tác, liên kết giữa các ngành, doanh nghiệp công nghiệp trong vùng với các địa phương khác để sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm các nguồn lực, nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh của công nghiệp. Hình thành sự phân công sản xuất, tham gia chế tạo trong từng công đoạn sản phẩm.
- Phát triển các cụm công nghiệp tiểu thủ công nghiệp để phục vụ nhu cầu sản xuất công nghiệp ở nông thôn nhằm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
4.1. Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản
4.1.1. Đến năm 2020
- Xây dựng các khu chế biến tập trung ở các tỉnh có tiềm năng quặng sắt như: Lào Cai, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên. Các tỉnh khác như Tuyên Quang, Hà Giang có nguồn quặng sắt cần thăm dò xác định trữ lượng, chất lượng để có phương án khai thác hoặc cung cấp nguyên liệu cho các địa phương khác trong vùng.
- Đầu tư nhà máy luyện chì tại Bắc Kạn, Hà Giang, Lạng Sơn, nhà máy luyện kẽm kim loại tại Tuyên Quang.
- Cải tạo, mở rộng nhà máy tuyển quặng Apatit Tằng Loỏng, Cổ Phúc. Khai thác mỏ grafit Nậm Thi. Xây dựng Nhà máy tuyển tinh và luyện thiếc thỏi loại I tại Tuyên Quang. Xây dựng Nhà máy sản xuất hydroxit nhôm tại Cao Bằng. Đầu tư và đưa vào sản xuất Nhà máy hoàn nguyên ilmenit. Xây dựng Nhà máy Luyện xỉ titan hoặc rutil nhân tạo ở Thái Nguyên.
BỘ CÔNG THƯƠNG |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 7157/QĐ-BCT |
Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2012 |
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ và Nghị định số 44/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Điều 3 Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 nãm 2007 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch,
QUYẾT ĐỊNH:
a) Phát triển công nghiệp Vùng phải đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với phát triển công nghiệp cả nước, vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng kính tế trọng điểm Bắc Bộ. Đưa ngành công nghiệp Vùng trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội khu vực phía Bắc của Tổ quốc trên cơ sở lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp;
b) Phát huy lợi thế của từng tỉnh trong vùng, hỗ trợ lẫn nhau trên cơ sở phân bố hợp lý về không gian lãnh thổ, cơ cấu các ngành công nghiệp; phân công hợp tác trong phát triển công nghiệp để đảm bảo tính liên kết vùng;
c) Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, khai thác nội lực là nhân tố quyết định, nguồn lực bên ngoài là quan trọng. Kết hợp chặt chẽ phát triển công nghiệp với bảo đảm an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên và phát triển bền vững.
- Tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm công nghiệp giai đoạn 2011-2015 đạt 14-16%; giai đoạn 2016-2020 đạt 15-17%;
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2011-2015 đạt 13-15%; giai đoạn 2016-2020 là 14-16%.
- Công nghiệp + Xây dựng chiếm tỷ trọng 43-45% năm 2015 và 48- 50% năm 2020. Trong đó, riêng ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng 25-27% năm 2015 và 31-33% năm 2020.
- Tăng cường khai thác lợi thế về nguồn lao động dồi dào, điều kiện đất đai và nguyên liệu tại chỗ, nhất là nguồn nguyên liệu khoáng sản, nông lâm sản phục vụ công nghiệp chế biến.
- Từng bước chuyển đổi cơ cấu các phân ngành công nghiệp theo hướng thu hút đầu tư để phát triển một số ngành công nghiệp có hàm lượng kỹ thuật cao hơn như sản xuất thiết bị điện, cơ khí chế tạo, điện tử tin học.
- Áp dụng công nghệ tiên tiến đối với các cơ sở công nghiệp đầu tư mới. Dần nâng cấp, đổi mới công nghệ phù hợp ở một số loại hình công nghiệp để nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu, năng lượng và giảm ô nhiễm môi trường. Đối với các cơ sở đang sử dụng công nghệ thiết bị lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường cần tiến hành đầu tư cải tạo công nghệ, thiết bị đáp ứng các yêu cầu theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Không nhập, mua máy móc, thiết bị đã qua sử dụng, thiết bị có công nghệ thấp, không có khả năng cạnh tranh.
- Tăng cường hợp tác, liên kết giữa các ngành, doanh nghiệp công nghiệp trong vùng với các địa phương khác để sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm các nguồn lực, nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh của công nghiệp. Hình thành sự phân công sản xuất, tham gia chế tạo trong từng công đoạn sản phẩm.
- Phát triển các cụm công nghiệp tiểu thủ công nghiệp để phục vụ nhu cầu sản xuất công nghiệp ở nông thôn nhằm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
4.1. Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản
4.1.1. Đến năm 2020
- Xây dựng các khu chế biến tập trung ở các tỉnh có tiềm năng quặng sắt như: Lào Cai, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên. Các tỉnh khác như Tuyên Quang, Hà Giang có nguồn quặng sắt cần thăm dò xác định trữ lượng, chất lượng để có phương án khai thác hoặc cung cấp nguyên liệu cho các địa phương khác trong vùng.
- Đầu tư nhà máy luyện chì tại Bắc Kạn, Hà Giang, Lạng Sơn, nhà máy luyện kẽm kim loại tại Tuyên Quang.
- Cải tạo, mở rộng nhà máy tuyển quặng Apatit Tằng Loỏng, Cổ Phúc. Khai thác mỏ grafit Nậm Thi. Xây dựng Nhà máy tuyển tinh và luyện thiếc thỏi loại I tại Tuyên Quang. Xây dựng Nhà máy sản xuất hydroxit nhôm tại Cao Bằng. Đầu tư và đưa vào sản xuất Nhà máy hoàn nguyên ilmenit. Xây dựng Nhà máy Luyện xỉ titan hoặc rutil nhân tạo ở Thái Nguyên.
- Xây dựng mới xưởng sản xuất barit chất lượng cao Tuyên Quang, Lai Châu, Cao Bằng. Mở rộng xưởng nghiền bột talc ở Phú Thọ. Nâng công suất mỏ caolanh-felspat ở Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Tuyên Quang.
- Đầu tư khai thác mỏ đá vôi trắng ở Bắc Kạn, Yên Bái.
- Các loại khoáng sản khác có thể đưa vào khai thác trên cơ sở xác minh đầy đủ trữ lượng, chất lượng và đưa ra phương án khai thác có hiệu quả kinh tế.
4.1.2. Tầm nhìn đến năm 2030
- Đầu tư cho công tác thăm dò nâng cấp và mở rộng trữ lượng nhằm đảm bảo tài nguyên đủ tin cậy cho hoạt động của các dự án khai thác các loại khoáng sản trong Vùng.
- Đầu tư công nghệ nhằm chế biến sâu, nâng cao giá trị gia tăng, chất lượng sản phẩm chế biến và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các cơ sở chế biến các loại khoáng sản.
4.1.3. Định hướng liên kết vùng
- Trung tâm công nghiệp luyện kim đen ở Lào Cai: Thu hút sản lượng sắt được khai thác và chế biến tại tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên nhằm cung cấp đủ quặng cho nhu cầu của các nhà máy sản xuất gang, lò cao; Các tỉnh khác như Tuyên Quang, Yên Bái, Hà Giang có nguồn quặng sắt chỉ xây dựng khu luyện thép trên địa bàn khi đã có đầy đủ tài liệu thăm dò xác định chắc chắn nguồn quặng sắt và các yếu tố nguồn lực khác. Hoàn thành xây dựng nhà máy gang thép Sơn La. Xây dựng vùng nguyên liệu tại Điện Biên, Lai Châu, Hòa Bình, Yên Bái cho các cơ sở tại Sơn La (lợi thế trục Quốc lộ 6, đường thủy nội vùng).
- Khai thác đá ốp lát tại: Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Sơn La và Hòa Bình.
4.2. Công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm
4.2.1. Đến năm 2020
- Xây dựng một số nhà máy chế biến chè xanh, chè đen với thiết bị tiên tiến ở Hà Giang, nhà máy chế biến chè chất lượng cao ở Lào Cai, nhà máy chế biến chè xanh, chè sơ chế, chế biến chè đen, sản phẩm chè nhúng, trà hòa tan, chè ướp hương hoa quả ở Yên Bái. Đầu tư nhà máy chế biến sản phẩm chè cao cấp tiêu thụ nội địa và xuất khẩu ở Thái Nguyên.
- Đầu tư dự án sản xuất cồn, sản xuất bánh kẹo tại Cao Bằng; tập trung nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm các nhà máy đường tại Sơn La, Tuyên Quang. Phát triển các cơ sở chế biến cà phê theo công nghệ chế biến ướt gắn với vùng nguyên liệu tập trung tại các tỉnh có triển vọng trồng nhiều cà phê như Sơn La, Hà Giang, Yên Bái. Tập trung phát triển vùng nguyên liệu làm cơ sở cho các nhà máy chế biến cao su tại Sơn La, Lai Châu.
- Đầu tư xây dựng một số nhà máy chế biến tinh bột sắn, ngô tại Cao Bằng, Bắc Kạn, Yên Bái, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình. Kêu gọi đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất cồn hoặc Ethanol tại Yên Bái, Sơn La.
- Đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất, tinh chế rượu tại Lào Cai, dây chuyền chưng cất rượu công nghiệp tại Lạng Sơn, nhà máy chế biến rượu vang, cồn rượu thực phẩm tại Sơn La. Sản xuất rượu đặc sản tại Hà Giang. Đầu tư nhà máy nước khoáng tại Tuyên Quang, nhà máy nước hoa quả đóng lon tại Bắc Giang. Xây dựng nhà máy chế biến sữa tại Hòa Bình, sữa đậu nành tại các tỉnh Bắc Giang, Phú Thọ.
- Đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thịt tại Bắc Kạn, Bắc Giang, Phú Thọ, Hòa Bình, Hà Giang, nhà máy giết mổ gia súc; gia cầm tập trung kết hợp xây dựng kho đông lạnh quy mô phù hợp ở Bắc Giang, Điện Biên, Lào Cai, Lạng Sơn. Đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc tại Bắc Kạn, Yên Bái, Lạng Sơn, Lai Châu, Hòa Bình, Điện Biên, Lào Cai, Hà Giang.
- Đầu tư mở rộng, nâng công suất cơ sở xay xát, đánh bóng gạo tại Lào Cai. Xây dựng nhà máy chế biến gạo chất lượng cao tại Điện Biên và hệ thống kho chứa lương thực tại các vùng chuyên canh tại Bắc Giang.
- Đầu tư nhà máy chế biến gỗ, đồ gỗ mỹ nghệ tại Cao Bằng, Bắc Kạn, Yên Bái, Lạng Sơn, Phú Thọ, Hà Giang.
- Đầu tư dây chuyền sản xuất giấy tráng phấn cao cấp tại Tuyên Quang, sản xuất giấy Kraft tại Thái Nguyên, sản xuất giấy bao bì tại Hòa Bình. Đầu tư mở rộng, nâng công suất nhà máy giấy tại Lạng Sơn.
4.2.2. Tầm nhìn đến năm 2030
- Chế biến chè: Cơ cấu lại sản phẩm chè thích ứng với thị trường: 50% sản phẩm chè xanh chất lượng cao (ôlong), 50% chè đen, trong đó ưu tiên sản xuất chè đen CTC.
- Chế biến cà phê: Phát triển theo hướng cải tạo và sử dụng các giống cà phê arabica chất lượng cao, đầu tư công nghệ chế biến ướt, đồng thời hình thành cơ sở chế biến cà phê rang xay phục vụ nhu cầu nội địa là chính.
- Các ngành sản xuất rượu, bia, nước giải khát trong những năm tới chủ yếu đầu tư chiều sâu đối với các xí nghiệp hiện có, không xây dựng thêm nhà máy mới. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất nước giải khát với quy mô lớn, thiết bị, công nghệ hiện đại, đảm bảo vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường; sử dụng nguyên liệu trong nước kết hợp xây dựng vùng nguyên liệu, trong đó ưu tiên sản xuất nước giải khát từ hoa quả tươi và các loại nước giải khát bổ dưỡng.
4.2.3. Định hướng liên kết vùng
a) Chế biến chè, cà phê, cao su: Chế biến chè: Trung tâm tại Thái Nguyên, các tỉnh có mối liên kết: Lai Châu, Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang, Lào Cai, Hà Giang, Lạng Sơn.
Chế biến cà phê: Trung tâm tại Sơn La, các tỉnh có mối liên kết: Điện Biên.
Chế biến cao su; Trung tâm tại Lai Châu, các tỉnh có mối liên kết: Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Điện Biên.
b) Chế biến gỗ, giấy và các sản phẩm từ giấy: Chế biến giấy và các sản phẩm từ giấy: Trung tâm tại Phú Thọ, các tỉnh có mối liên kết: Tuyên Quang, Cao Bằng, Hòa Bình, Sơn La, Bắc Kạn, Lai Châu.
Chế biến gỗ, ván nhân tạo: Các tỉnh tập trung nhiều và có mối liên kết giữa các tỉnh: Thái Nguyên, Phú Thọ, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hòa Bình.
c) Chế biến rau quả và đồ uống: Chế biến rau quả: Bắc Giang, Lạng Sơn, Điện Biên, Sơn La, Hà Giang, Bắc Kạn, Tuyên Quang.
Chế biến đồ uống: Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Sơn La.
d) Giết mổ và chế biến thịt xuất khẩu: Tập trung chính tại Bắc Kạn, Bắc Giang, Phú Thọ, Điện Biên, Hòa Bình.
đ) Chế biến thức ăn chăn nuôi: Tập trung chính tại Bắc Giang, Bắc Kạn, Yên Bái, Lạng Sơn, Lai Châu, Điện Biên, Hòa Bình.
4.3. Công nghiệp cơ khí, thiết bị điện, điện tử
4.3.1. Đến năm 2020
- Nhóm sản xuất máy và thiết bị bố trí ở Thái Nguyên, Lạng Sơn. Sản xuất lắp ráp và sửa chữa máy nông nghiệp ở Điện Biên. Sản xuất các chi tiết lắp lẫn, tiêu chuẩn, trong đó có cả dụng cụ cơ khí chính xác ở Yên Bái.
- Bố trí các cụm, trung tâm lắp ráp và sửa chữa ô tô, thiết bị mỏ, máy công trình trên địa bàn Vùng, trước hết là ở các tỉnh vùng cao, vùng biên giới, sát các tuyến đường giao thông lớn, sát các công trình trọng điểm quốc gia.
- Bố trí các dự án thuộc lĩnh vực sản xuất, lắp ráp và sửa chữa ô tô, xe máy trên địa bàn các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Lạng Sơn, Phú Thọ, Hòa Bình, trong đó có một số dự án lớn về công nghiệp hỗ trợ, chế tạo linh phụ kiện, phục vụ cho lắp ráp, sửa chữa và thay thế, tham gia chuỗi sản xuất với cơ khí cả nước và xuất khẩu.
- Bố trí các dự án sản xuất thiết bị điện, chủ yếu là lắp ráp đồ điện tiêu dùng, phục vụ các công trình điện trên địa bàn các tỉnh Bắc Giang, Hòa Bình, Phú Thọ, Lạng Sơn.
4.3.2. Tầm nhìn đến năm 2030
Tập trung các nguồn lực vào các dự án đầu tư có giá trị gia tăng cao, công nghệ sạch, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của Vùng. Loại bỏ các dây chuyền, thiết bị máy móc tiêu tốn nhiều năng lượng, đặc biệt sẽ loại bỏ các dây chuyền sản xuất nhỏ, hiệu quả kinh tế - xã hội thấp.
4.3.3. Định hướng liên kết vùng
- Thái Nguyên là trung tâm sản xuất cơ khí chế tạo có trình độ cao.
- Các tỉnh Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Lai Châu, Điện Biên, Bắc Kạn, Yên Bái, Tuyên Quang tập trung đầu tư sản xuất cơ khí đáp ứng các nhu cầu tại chỗ về xây dựng, phục vụ chế biến nông, lâm sản, đảm bảo giao thông vận tải, khai thác, chế biến khoáng sản và đáp ứng nhu cầu dân sinh. Riêng các địa phương có cửa khẩu như Lạng Sơn, Lào Cai có thể mở rộng sản xuất cơ khí, điện tử để đẩy mạnh giao thương trong nước và quốc tế. Các tỉnh vùng xa, vùng biên giới phát triển các cơ sở cơ khí nhỏ bảo dưỡng, sửa chữa các máy móc, thiết bị trên địa bàn.
- Các tỉnh Bắc Giang, Phú Thọ, Hòa Bình tập trung thu hút đầu tư sản xuất cơ khí, điện tử quy mô lớn, đẩy mạnh xuất khẩu, tăng cường sản xuất các sản phẩm cơ khí, các linh phụ kiện với số lượng lớn.
4.4. Công nghiệp luyện kim
4.4.1. Đến năm 2020
a) Luyện kim đen
- Dự án Liên hợp sắt thép, nhà máy luyện kim phi cốc tại Cao Bằng, nhà máy sản xuất phôi thép tại Tuyên Quang, nhà máy gang thép tại Lào Cai, nhà máy luyện thép phi cốc tại Hà Giang, tổ hợp luyện kim ở Sơn La.
- Sản xuất gang và thép hợp kim đặc biệt, lắp ráp các thiết bị điện, điện từ tại Thái Nguyên.
- Hoàn thành đầu tư tại Bắc Kạn nhà máy luyện chì, khu liên hợp gang thép Bắc Kạn và Nhà máy sản xuất sắt xốp với công nghệ phi coke.
b) Luyện kim màu
Mở rộng Nhà máy luyện đồng tại Lào Cai, xây dựng nhà máy sản xuất đồng - vàng tại Phú Yên (Sơn La). Triển khai dự án điện phân chì kẽm tại Cao Bằng. Xây dựng Nhà máy Bột kẽm và Antimon thỏi, thu hồi vàng tại Tuyên Quang. Triển khai dự án chế biến quặng vonfram-đa kim tại Thái Nguyên. Nâng cấp nhà máy luyện chì thỏi tại Lạng Sơn. Xây dựng nhà máy luyện đồng và vàng tại Yên Bái, nhà máy luyện vàng tại Lào Cai, nhà máy điện phân chì kẽm tại Bắc Kạn.
c) Thép chế tạo và hợp kim
- Xây dựng nhà máy thép hợp kim và thép chế tạo tại Tuyên Quang, dự án sản xuất thép tấm, thép lá, thép hình thép chế tạo, thép hợp kim và thép không rỉ tại Thái Nguyên, Lào Cai.
- Nâng cấp và đầu tư chiều sâu một số cơ sở tinh luyện kim loại, cán thép, sản xuất tấm lợp với quy mô phù hợp và đáp ứng yêu cầu sản xuất xanh tại Bắc Giang, Phú Thọ, Hòa Bình.
4.4.2. Tầm nhìn đến năm 2030
Xem xét mở rộng một số dự án trên cơ sở áp dụng công nghệ mới, đảm bảo yêu cầu cao hơn về hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường tuỳ thuộc nhu cầu thị trường và khả năng đầu tư. Các dự án định hướng: Mở rộng và đầu tư mới Nhà máy thép đặc biệt phục vụ ngành chế tạo máy và công nghiệp quốc phòng. Đầu tư mở rộng, nâng công suất nhà máy luyện kim loại màu đã xây dựng và đưa vào sản xuất trong giai đoạn trước, đầu tư chiều sâu nhà máy luyện thiếc tinh, đầu tư mở rộng nhà máy luyện đồng kim loại.
4.4.3. Định hướng liên kết vùng
- Thái Nguyên tiếp tục là Trung tâm luyện kim lớn của Vùng, chuyển dần sang sản xuất kim loại chất lượng cao, thép kỹ thuật.
- Lào Cai được xây dựng trở thành một Trung tâm luyện kim lớn của Vùng: Thép và đồng là hai sản phẩm chủ yếu, đồng thời sản xuất các kim loại quý có trong hàm lượng quặng đa kim.
- Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Yên Bái sản xuất kim loại với các quy mô và mức độ chế biến sâu phù hợp, đảm bảo hiệu quả kinh tế.
- Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Bắc Kạn đầu tư sản xuất ở mức độ hợp lý, không đầu tư các cơ sở luyện kim lớn.
- Phú Thọ, Bắc Giang, Hòa Bình tiếp tục đầu tư chiều sâu sản xuất cán, kéo, bọc kim loại phục vụ nhu cầu của vùng và cả nước.
4.5. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng
4.5.1. Đến năm 2020
a) Xi măng:
Duy trì và phát huy hết công suất của các nhà máy xi măng hiện có, đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất từ lò đứng sang lò quay tại các tỉnh: Lào Cai, Tuyên Quang, Sơn La, Thái Nguyên, Hòa Bình, Hà Giang, Bắc Giang, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Giang, Bắc Kạn.
b) Các chủng loại vật liệu xây dựng khác
- Phát huy hết công suất thiết kế của các cơ sở sản xuất gạch tuy nen hiện có trên toàn vùng. Đầu tư mới cơ sở sản xuất gạch tuy nen tại Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hòa Bình, Lạng Sơn và Hà Giang.
- Đầu tư các cơ sở sản xuất bê tông bọt để sản xuất sản phẩm gạch bloc, tấm panen cách âm, cách nhiệt tại các tỉnh: Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lào Cai, Sơn La, Lạng Sơn và Hòa Bình. Đầu tư cơ sở sản xuất bê tông nhẹ tại Bắc Kạn. Đầu tư cơ sở bê tông khí chưng áp tại Thái Nguyên, Yên Bái.
c) Vật liệu trang trí hoàn thiện
- Đầu tư cơ sở sản xuất gạch ceramic tại Hòa Bình, cơ sở sản xuất gạch terrazzo tại Thái Nguyên, Yên Bái, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hòa Bình, Điện Biên, Lai Châu. Đầu tư mới cơ sở sản xuất đá ốp lát từ đá granit tại Yên Bái, đá xẻ tại huyện Vị Xuyên (Hà Giang).
- Đầu tư cơ sở sản xuất tấm nhựa tại Thái Nguyên, Tuyên Quang, nhà máy kính dán an toàn tại Phú Thọ. Xây dựng cơ sở sản xuất gạch cotto tại Hòa Bình. Khai thác đá khối tại Bắc Kạn. Sản xuất sứ vệ sinh tại Bắc Giang, Phú Thọ. Sản xuất gốm sứ tại Hà Giang.
4.5.2. Tầm nhìn đến năm 2030
Phát triển các loại vật liệu xây dựng thân thiện môi trường, vật liệu cách âm, cách nhiệt, vật liệu tiết kiệm năng lượng. Phát triển công nghiệp bê tông đúc sẵn, bê tông dự ứng lực, bê tông thương phẩm, vữa trộn sẵn được sản xuất cơ giới hóa với công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại chất lượng cao.
4.5.3. Định hướng liên kết vùng
- Sản xuất xi măng: Đầu tư tại các tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Sơn La, Yên Bái, Điện Biên, Cao Bằng, Hà Giang và Lai Châu. Nguồn xi măng này sẽ được cung cấp cho các tỉnh trong vùng và các tỉnh lân cận, nguyên liệu chính là đá vôi cho sản xuất xi măng có thể khai thác từ các mỏ gần địa điểm nhà máy, than cung cấp cho các nhà máy sẽ được huy động từ Quảng Ninh, Thái Nguyên và Lạng Sơn, các loại nguyên liệu phụ trợ khác như đất sét được huy động hỗ trợ giữa các tỉnh trong vùng.
- Khu vực cung cấp gạch ốp lát: Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Sơn La và Hòa Bình. Khu vực cung cấp sứ vệ sinh: Phú Thọ và Bắc Giang.
4.6. Công nghiệp hóa chất và sản phẩm hóa chất
4.6.1. Đến năm 2020
a) Sản xuất phân bón: Nâng công suất Nhà máy đạm Hà Bắc (Bắc Giang), xây dựng nhà máy phân lân nung chảy Lào Cai, nhà máy sản xuất DAP số 2 tại Lào Cai, nhà máy phân bón NPK Lào Cai. Kêu gọi đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác thải để làm phân bón vi sinh tại các tỉnh trong Vùng.
b) Sản xuất hóa chất cơ bản: Tập trung cải tạo, mở rộng các cơ sở sản xuất hóa chất cơ bản hiện có ở Phú Thọ. Duy trì sản xuất ổn định các nhà máy phốt pho vàng tại Lào Cai. Đầu tư xây dựng nhà máy phốt pho trắng tại Văn Bàn-Lào Cai. Xây dựng nhà máy H3PO4 trích ly tại Phú Thọ.
c) Sản xuất chất tẩy rửa: Đầu tư sản xuất chất tẩy rửa tại Yên Bái, sản xuất chất tẩy rửa lỏng tại Lào Cai. Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất chất tẩy rửa công nghiệp, dân dụng tại một số tỉnh trong Vùng.
d) Sản xuất sơn và chất chống thấm: Nghiên cứu để khôi phục các cơ sở chế biến dầu trẩu ở Cao Bằng, Lai Châu, Sơn La. Đầu tư sản xuất sơn công nghiệp tại Yên Bái, sản xuất sơn cao cấp tại Hòa Bình, Thái Nguyên.
đ) Sản xuất các sản phẩm từ cao su: Xây dựng nhà máy chế biến mủ cao su, thiên nhiên tại Lai Châu hoặc Sơn La. Đầu tư một số nhà máy chế biến cao su tổng hợp tại các tỉnh trong Vùng.
e) Sản xuất các sản phẩm nhựa: Đầu tư nhà máy ống nhựa tại Cao Bằng, Tuyên Quang, nhà máy sản xuất nhựa tái chế tại Yên Bái. Xây dựng nhà máy nhựa, chế biến nhựa tái chế, sản xuất Composit tại Bắc Giang, nhà máy sản xuất bao bì các loại, nhà máy sản xuất các sản phẩm nhựa cao cấp tại Lạng Sơn
g) Sản xuất sản phẩm hóa dược: Củng cố duy trì và mở rộng các cơ sở trồng dược liệu hiện có ở Sa Pa (Lào Cai), Cao Bằng, Lạng Sơn. Bảo tồn, tái tạo và trồng mới cây Vàng đắng, Hoàng liên gai tại các tỉnh Tây bắc phấn đấu đủ nguyên liệu chiết xuất Berberin phục vụ nhu cầu chữa bệnh trong nước tiến tới xuất khẩu. Đầu tư nhà máy hóa dược vô cơ và tá dược thông thường, nhà máy chiết xuất hóa dược có nguồn gốc thiên nhiên và bán tổng hợp, nhà máy sản xuất thuốc chữa bệnh tại Yên Bái.
h) Các sản phẩm hóa chất khác: Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất DCP, nhà máy sản xuất Bio-ethanol Bắc Giang. Đầu tư vùng nguyên liệu để xây dựng nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học tại Phú Thọ, dự án sản xuất khí công nghiệp tại Bắc Giang, Thái Nguyên, nhà máy sản xuất hóa chất tại Lào Cai.
4.6.2. Tầm nhìn đến năm 2030
Căn cứ vào nhu cầu và khả năng đầu tư tại thời điểm năm 2020, xem xét mở rộng một số dự án trên cơ sở áp dụng công nghệ mới, đảm bảo yêu cầu cao hơn về hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường. Các dự án định hướng là: Phân lân hữu cơ, vi sinh, sunfat amon, phân bón kali, các sản phẩm nhựa, các sản phẩm hóa chất cơ bản, hóa dược phục vụ nhu cầu chữa bệnh tại chỗ và xuất khẩu.
4.6.3. Định hướng liên kết vùng
- Sản xuất phân lân ở Việt Trì-Phú Thọ, Lào Cai với nguồn nguyên liệu phốt pho vàng dồi dào có thể trở thành trung tâm sản xuất phân bón, hóa chất.
- Dựa vào nguồn tài nguyên như than, quặng apatit (Lào Cai) phát triển sản xuất phân đạm và phân lân tại Lào Cai, Phú Thọ và Bắc Giang.
- Các loại hóa chất vô cơ tinh khiết dùng cho ngành hóa dược và dược phẩm sẽ được sản xuất tại các doanh nghiệp như Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao, Hóa chất Việt Trì (Phú Thọ) và Phân đạm Hà Bắc (Bắc Giang).
- Tạo dựng nguồn nguyên liệu dược liệu ổn định về số lượng và chất lượng cung cấp cho các nhà máy chiết xuất, cụ thể: duy trì và mở rộng các cơ sở trồng dược liệu hiện có ở Sa Pa (Lào Cai), Cao Bằng, Lạng Sơn. Bảo tồn, tái tạo và trồng mới cây Vàng đắng, Hoàng liên gai tại các tỉnh Tây Bắc để làm nguyên liệu chiết xuất Berberin.
4.7. Công nghiệp dệt may - da giầy
4.7.1. Đến năm 2020
a) Ngành dệt may:
- Đầu tư nâng công suất các cơ sở may tại Bắc Kạn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên. Xây dựng xí nghiệp may xuất khẩu và sản xuất nguyên phụ liệu ngành may tại Lạng Sơn, Bắc Giang. Hỗ trợ đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất thêu thổ cẩm tại Lào Cai.
- Kêu gọi đầu tư dự án sản xuất sợi, dệt, nhuộm hoàn tất và trung tâm thiết kế, phát triển mẫu mốt thời trang tại Thái Nguyên, dự án nhà máy dệt kim, nhà máy kéo sợi tại Bắc Giang. Đầu tư nhà máy cán bông, nhà máy sợi công nghiệp tại Sơn La, nhà máy dệt may khăn mặt, sản xuất hàng thêu ren, phụ liệu phục vụ may mặc tại Hòa Bình.
b) Ngành da giày:
- Đầu tư dự án sản xuất giầy da tại Tuyên Quang, Yên Bái, nhà máy sản xuất cặp túi, giầy thể thao tại Thái Nguyên, nhà máy giầy vải xuất khẩu tại Lạng Sơn, Bắc Giang, nhà máy thuộc da tại Sơn La;
- Đầu tư một số cụm công nghiệp chuyên ngành dệt may, da giầy có cơ sở hạ tầng đủ điều kiện cung cấp điện, nước, xử lý nước thải đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường theo quy định.
4.7.2. Tầm nhìn đến năm 2030
Đầu tư sản xuất các sản phẩm may mặc tập trung vào thiết kế gọn, mỏng, phù hợp với khí hậu nóng, ẩm. Sản phẩm da giầy lựa chọn các loại sản phẩm không thấm nước, giầy bảo hộ và chuyên dụng.
- Trang bị các thiết bị sản xuất tự động để tăng năng suất, tăng chất lượng sản phẩm và giảm lao động.
4.7.3. Định hướng liên kết vùng
Bố trí các nhà máy dệt ở các Khu công nghiệp của Phú Thọ, các nhà máy may có thể phát triển rộng khắp ở các vùng ven đô, các thị trấn, thị tứ của Thái Nguyên, Bắc Kạn, Phú Thọ, Hòa Bình. Quy hoạch vùng trồng nguyên liệu bông, tơ tằm tại các tỉnh Sơn La, Lai Châu.
4.8. Công nghiệp điện năng
- Phát triển nguồn điện đa dạng (thủy điện, nhiệt điện than và năng lượng tái tạo). Đồng bộ hóa, hiện đại hóa mạng lưới truyền tải, phân phối điện trong Vùng nhằm nâng cao độ ổn định, tin cậy trong cung cấp điện theo tiêu chí N-1, giảm thiểu tổn thất điện năng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cải tạo lưới trung áp sang điện áp 22kV và điện khí hóa nông thôn.
- Sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả, đẩy mạnh và ứng dụng thiết bị, công nghệ tiên tiến, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
4.7.1. Đến năm 2020
a) Về nguồn điện:
- Đưa vào vận hành 16 nguồn thủy điện với tổng công suất hơn 3.200 MW;
- Xây dựng 4 nguồn nhiệt điện than với tổng công suất hơn 1.000 MW;
- Triển khai và đưa vào vận hành một số dự án thủy điện vừa và nhỏ công suất dưới 30 MW với tổng công suất đặt dự kiến 230 MW.
b) Về lưới điện:
Xây dựng mới và nâng công suất các trạm biến áp 500kV, các trạm 220kV, 110kV và đường dây ở các cấp điện áp đảm bảo đồng bộ theo tiến độ đưa nguồn điện vào khai thác.
4.7.2. Tầm nhìn đến 2030
Tiếp tục đầu tư phát triển hệ thống nguồn điện với các dự án nhiệt điện đáp ứng yêu cầu công nghệ mới, tiên tiến về sản xuất xanh, tiêu tốn ít nhiên liệu, hiệu suất cao;
- Đồng bộ hóa hệ thống truyền tải và phân phối tương ứng với các nguồn điện trên và theo yêu cầu phụ tải.
5. Quy hoạch phân bố không gian
- Phát triển công nghiệp chế biến lâm nông sản, công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản tại vùng núi cao Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Hà Giang, Bắc Kạn, Lào Cai, Lạng Sơn là vùng có thế mạnh phát triển lâm nghiệp và có tiềm năng đa dạng về các loại khoáng sản.
- Định hướng phát triển công nghiệp có trình độ công nghệ cao, cơ khí, sản xuất thiết bị điện, điện tử tin học, công nghiệp hỗ trợ đối với vùng gần Hà Nội như Hòa Bình, Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ có cơ sở hạ tầng về giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, lưới điện phát triển, có thể mạnh hơn trong thu hút các dự án đầu tư công nghiệp có quy mô vừa và lớn.
- Định hướng phát triển tập trung vào các ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, luyện kim, hóa chất, sản xuất vật liệu xây dựng đối với các tỉnh tập trung nhiều mỏ các loại khoáng sản như: Apatit, đồng (Lào Cai), sắt (Thái Nguyên, Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Giang), thiếc (Cao Bằng, Tuyên Quang, Thái Nguyên), chì, kẽm (Bắc Kạn, Thái Nguyên), barit (Tuyên Quang), cao lanh, pensfat (Yên Bái, Phú Thọ), đất hiếm (Lai Châu).
- Định hướng ưu tiên phát triển thủy điện tại Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Tuyên Quang là vùng đầu nguồn của hệ thống sông ngòi miền Bắc như sông Hồng, sông Mã, sông Lô, sông Đà, tập trung tới 47% nguồn thủy năng của cả nước. Phát triển các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ tại một số tỉnh như Hà Giang, Sơn La, Lào Cai.
- Tập trung sản xuất, chế biến chè cho xuất khẩu và thị trường nội địa tại các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ và Thái Nguyên có thế mạnh về chè. Đẩy mạnh sản xuất chế biến giấy (Phú Thọ), chế biến chiếu tre xuất khẩu (Cao Bằng), chế biến ván gỗ ép (Bắc Kạn).
6.1. Giải pháp trước mắt
- Tập trung đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật, chú trọng phát triển công nghiệp gắn với tăng trưởng bền vững
Nhà nước tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng các tuyến đường bộ liên tỉnh, thu hút mọi hình thức đầu tư, khuyến khích, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, kể cả đầu tư nước ngoài, tham gia phát triển kết cấu hạ tầng; bảo đảm liên kết các phương thức vận tải; xây dựng các tuyến đường bộ trong Vùng đạt tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế, tạo nền tảng cho phát triển công nghiệp như tuyến cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn, cao tốc Hà Nội - Lào Cai, Quốc lộ 279, 31. Trên cơ sở quy hoạch phát triển điện lực cần có kế hoạch và các giải pháp bảo đảm cung cấp đủ điện cho sản xuất, đặc biệt đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp quan trọng trong Vùng.
- Thu hút đầu tư có chọn lọc theo hướng ưu tiên các dự án mang tính liên vùng, các dự án hướng về xuất khẩu, các dự án có quy mô lớn nhằm tạo sự đột phá là hạt nhân tăng trưởng, các dự án tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng và thân thiện môi trường
Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm vào một số lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh, có nguồn nguyên liệu dồi dào; ưu tiên đầu tư phát triển các ngành công nghiệp tiêu hao ít năng lượng, có hàm lượng giá trị gia tăng cao, đảm bảo các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường sinh thái; từng bước phát triển các ngành công nghiệp có trình độ cao, sản xuất các loại vật liệu cao cấp thay thế nhập khẩu; phát triển công nghiệp lưỡng dụng phục vụ quốc phòng.
Trong giai đoạn đến năm 2020 tiếp tục kêu gọi đầu tư các dự án có quy mô lớn mang tính liên vùng, nâng cao chất lượng dự án đầu tư vào các khu công nghiệp; tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút mạnh các nguồn vốn từ bên ngoài, thu hút các nhà đầu tư lớn, có công nghệ hiện đại, các dự án chuyển giao công nghệ.
6.2. Giải pháp lâu dài
- Tập trung phát triển nguồn nhân lực song song với việc tái cơ cấu các ngành công nghiệp Vùng theo hướng hiệu quả, bền vững
Tăng cường đào tạo nghề cho lao động, nhất là lao động nông thôn, lao động kỹ thuật cao. Tái cơ cấu các công nghiệp theo hướng phát triển những ngành có lợi thế so sánh, các ngành có giá trị tăng thêm cao, các ngành có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững, từng bước có khả năng tham gia sâu, có hiệu quả vào các dây chuyền sản xuất và mạng lưới phân phối toàn cầu.
- Tập trung phát triển lĩnh vực dịch vụ công nghiệp, tín dụng ngân hàng, vận tải kho bãi, thông tin liên lạc nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính, lưu thông hàng hóa, thông tin cho các doanh nghiệp
- Quan tâm phát triển các loại hình doanh nghiệp công nghiệp sạch, công nghiệp vừa và nhỏ với mô hình quản lý, liên kết kinh tế hiệu quả, bền vững trên địa bàn nông thôn, thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn
Hoàn thiện cơ chế chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp trên địa bàn nông thôn nhằm tạo bước chuyển biến trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
1. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thuộc Vùng chỉ đạo phát triển công nghiệp theo Quy hoạch được phê duyệt, có trách nhiệm:
- Hướng dẫn, tuyên truyền và phối hợp với các địa phương để cùng triển khai thực hiện và xây dựng các bước cụ thể theo định hướng nêu trong Quy hoạch; theo dõi việc thực hiện Quy hoạch.
- Kiến nghị với Chính phủ điều chỉnh cơ chế, chính sách cho phù hợp với tình hình thực tế để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp Vùng.
2. Các Bộ, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Lao động - Thương binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo, Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo chức năng của mình, chủ trì và phối hợp với Bộ Công Thương trong việc: Kêu gọi, thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển công nghiệp; hỗ trợ tín dụng đầu tư có tính đặc thù đối với các doanh nghiệp công nghiệp trong Vùng; hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động, nghiên cứu đổi mới, tiếp nhận chuyển giao công nghệ; tăng cường đào tạo, dạy nghề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp.
3. Ủy ban nhân dân các tỉnh trong Vùng: Rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn mỗi tỉnh cho phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp Vùng; đưa các nội dung triển khai quy hoạch công nghiệp vào kế hoạch hàng năm, kế hoạch 5 năm về phát triển công nghiệp trên địa bàn; phối hợp với Bộ Công Thương và các Bộ ngành liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy hoạch.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng cục trưởng và Viện trưởng các Viện Nghiên cứu thuộc Bộ, Ủy ban nhân dân, Giám đốc các Sở Công Thương các tỉnh trong Vùng và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN CHỦ YẾU
KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG TRUNG DU MIỀN NÚI BẮC BỘ ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM
2030
(Kèm theo Quyết định số 7157 /QĐ-BCT ngày 26 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công
Thương)
1. Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản
TT |
Tên dự án |
Địa điểm |
1 |
Nhà máy luyện than cốc |
Lạng Sơn |
2 |
Đầu tư khai thác và chế biến quặng sắt |
Lào Cai, Phú Thọ, Sơn La |
3 |
Đẩy mạnh thăm dò khai thác các mỏ quặng đồng |
Sơn La |
4 |
Sản xuất kim loại, Ferio cho sản xuất thép hợp kim từ quặng Niken - Đồng (Bắc Yên - Sơn La) |
Sơn La |
5 |
Đầu tư xây dựng Nhà máy luyện kẽm kim loại |
Cao Bằng, Tuyên Quang |
6 |
Đầu tư nhà máy luyện chì công nghệ thủy luyện tại Bắc Kạn và nhà máy luyện chì tách bạc công suất tại Hà Giang |
Bắc Kạn, Hà Giang |
7 |
Xây dựng Nhà máy luyện kẽm kim loại |
Tuyên Quang |
8 |
Đầu tư mở rộng nhà máy luyện chì thỏi |
Lạng Sơn |
9 |
Đầu tư khai thác, chế biến quặng felspat |
Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ |
2. Công nghiệp chế biến nông, lâm, sản thực phẩm
TT |
Tên dự án |
Địa điểm |
A |
Chế biến chè |
|
1 |
Kêu gọi các dự án đầu tư chế biến sản phẩm chè cao cấp |
Thái Nguyên, Điện Biên |
2 |
Phát triển vùng chè tập trung và xây dựng các cơ sở chế biến chè công suất khoảng 1.500 tấn/năm |
Điện Biên |
3 |
Đầu tư xây dựng một số cụm chế biến (chè xanh, chè đen...) với sản phẩm chè nhúng, trà hòa tan quy mô vừa và nhỏ với công nghệ hiện đại |
Sơn La, Lai Châu |
B |
Chế biến mía đường và sản phẩm sau đường |
|
1 |
Dự án sản xuất bánh kẹo |
Cao Bằng |
2 |
Nhà máy đường Hàm Yên |
Tuyên Quang |
C |
Chế biến cà phê |
|
1 |
Phát triển các cơ sở chế biến cà phê (sát vỏ cà phê) theo công nghệ chế biến ướt |
Sơn La |
2 |
Nhà máy chế biến cà phê đến sản phẩm tiêu dùng như cà phê hòa tan với công suất và công nghệ phù hợp |
Sơn La |
D |
Chế biến cao su |
|
1 |
Chế biến mủ cao su |
Lai Châu, Sơn La |
2 |
Tập trung phát triển vùng nguyên liệu làm cơ sở đầu tư nhà máy chế biến |
Sơn La, Phú Thọ |
E |
Chế biến tinh bột sắn |
|
1 |
Nhà máy sản xuất bột sắn biến tính KCN Bắc Văn; nhiên liệu cồn hoặc etanol |
Yên Bái |
2 |
Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học từ sắn |
Sơn La |
F |
Chế biến đồ uống |
|
1 |
Các dây chuyền chế biến nước quả ép |
Bắc Kạn |
2 |
Nhà máy nước khoáng |
Tuyên Quang |
G |
Chế biến sữa |
|
1 |
Nhà máy chế biến sữa |
Tuyên Quang, Sơn La |
2 |
Nhà máy sữa đậu nành |
Phú Thọ |
H |
Giết mổ và chế biến thịt |
|
1 |
Nhà máy chế biến thịt |
Bắc Giang, Phú Thọ, Hà Giang |
2 |
Nhà máy giết mổ gia súc |
Điện Biên, Lạng Sơn |
3 |
Nhà máy chế biến thịt xuất khẩu |
Hòa Bình |
I |
Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản |
|
1 |
Nhà máy chế biến gỗ MDF |
Bắc Kạn, Sơn La, Lạng Sơn |
2 |
Nhà máy chế biến gỗ Đông Dương |
Tuyên Quang |
3 |
Nhà máy sản xuất gỗ nhân tạo cao cấp |
Phú Thọ |
K |
Các dự án chế biến khác |
|
1 |
Nhà máy chế biến thức ăn gia súc |
Yên Bái, Lạng Sơn, Hòa Bình, Điện Biên, Hà Giang |
2 |
Nhà máy chế biến nhựa thông; Dầu hồi; Thạch đên |
Lạng Sơn |
3. Công nghiệp cơ khí, thiết bị điện, điện tử
TT |
Tên dự án |
Địa điểm |
A |
Nhóm sản phẩm kết cấu kim loại |
|
|
Nhà máy Cơ khí - kết cấu thép |
Tuyên Quang, Lạng Sơn, Phú Thọ |
B |
Nhóm máy, thiết bị, dụng cụ công nghiệp |
|
1 |
Thiết bị cơ khí ngành dệt may |
Thái Nguyên |
2 |
Nhà máy sản xuất thiết bị, máy nông nghiệp |
Lạng Sơn |
3 |
Sản xuất lắp ráp và bảo dưỡng máy nông nghiệp |
Điện Biên |
4 |
Nhà máy sản xuất các chi tiết tiêu chuẩn, khuôn mẫu chính xác, vật liệu cắt gọt và gia công áp lực... |
Yên Bái |
C |
Nhóm sửa chữa máy, thiết bị |
|
1 |
Trung tâm lắp ráp và sửa chữa ô tô, thiết bị mỏ, máy công trình |
Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Điện Biên, Yên Bái |
2 |
Trung tâm sửa chữa ô tô, máy công trình. |
Lạng Sơn |
3 |
Trung tâm lắp ráp và sửa chữa ô tô, thiết bị mỏ, máy công trình |
Lai Châu |
D |
Nhóm xe có động cơ và phụ trợ |
|
1 |
Nhà máy lắp ráp ô tô nông dụng, máy công trình |
Yên Bái |
2 |
Sản xuất phụ tùng ôtô |
Thái Nguyên |
3 |
Sản xuất lắp ráp ôtô tải, xe chở khách cỡ nhỏ và xe chuyên dụng |
Lạng Sơn |
4 |
Sản xuất thiết bị phụ trợ ô tô |
Bắc Giang, Phú Thọ |
5 |
Sản xuất thiết bị phụ trợ tàu sông |
Bắc Giang, Phú Thọ |
E |
Nhóm thiết bị điện |
|
1 |
Nhà máy sản xuất thiết bị, khí cụ điện |
Yên Bái |
2 |
Dự án sản xuất máy biến áp đến 220k VA |
Thái Nguyên |
3 |
Sản xuất cáp điện hạ thế và dây điện có vỏ bọc |
Lạng Sơn |
F |
Nhóm thiết bị điện tử và linh kiện |
|
1 |
Sản xuất linh kiện điện tử. |
Lạng Sơn, Phú Thọ, Hòa Bình, Hà Giang |
2 |
Sản xuất thiết bị công nghệ thông tin, cáp các loại |
Bắc Giang |
4. Công nghiệp luyện kim
TT |
Tên dự án |
Địa điểm |
A |
Sản xuất thép và phôi thép |
|
1 |
Nhà máy luyện thép phi cốc |
Hà Giang, Cao Bằng |
2 |
Khu liên hợp gang thép |
Cao Bằng, Bắc Cạn |
3 |
Nhà máy sản xuất phôi thép |
Tuyên Quang |
4 |
Nhà máy gang thép |
Lào Cai |
5 |
Tổ hợp luyện kim Tây Bắc |
Sơn La |
B |
Sản xuất kim loại màu, kim loại quí |
|
1 |
Sản xuất đồng kim loại; đồng - vàng tại Phù Yên |
Sơn La |
2 |
Nhà máy Bột kẽm/antimon thỏi, thu hồi vàng |
Tuyên Quang |
3 |
Nhà máy luyện đồng, vàng |
Yên Bái |
4 |
Chế biến quặng vonfram-đa kim |
Thái Nguyên |
C |
Sản xuất thép hợp kim, thép chế tạo và cán, kéo sản phẩm |
|
1 |
Các dự án sản xuất thép: Tấm, lá, hình, chế tạo, hợp kim |
Thái Nguyên |
2 |
Dự án sản xuất thép không rỉ |
Thái Nguyên |
3 |
Nhà máy luyện gang thép-thép tấm, thép ống |
Yên Bái |
5. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng
TT |
Tên dự án |
Địa điểm |
1 |
Nhà máy xi măng Yến Mao (thay thế Hữu Nghị 1,2,3) |
Thanh Thủy-Phú Thọ |
2 |
Đầu tư cơ sở sản xuất bê tông bọt để sản xuất các sản phẩm gạch bloc, tấm panen có thể cách âm, cách nhiệt, |
Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lào Cai, Sơn La, Hòa Bình, Lạng Sơn |
3 |
Đầu tư mới các cơ sở sản xuất gạch terrazzo |
Thái Nguyên, Yên Bái, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hòa Bình, Điện Biên, Lai Châu |
4 |
Đầu tư 1 cơ sở sản xuất gạch ceramic |
Hòa Bình |
5 |
Đầu tư xây dựng một nhà máy kính dán an toàn |
Phú Thọ |
6 |
Nhà máy sản xuất tấm lợp kim loại, kết cấu thép, khung nhà tiền chế; Nhà máy sản xuất ống nhựa, cửa nhựa; |
Lạng Sơn |
6. Công nghiệp hóa chất và sản phẩm hóa chất
TT |
Tên dự án |
Địa điểm |
A |
Nhóm sản phẩm phân bón |
|
1 |
Nhà máy DAP số 2 |
Bảo Thắng-Lào Cai |
2 |
Nhà máy Phân lân nung chảy |
Văn Bàn-Lào Cai |
B |
Nhóm hóa chất cơ bản |
|
1 |
Dự án đầu tư khu liên hợp sản xuất phốt pho vàng và các sản phẩm hóa chất từ phốt pho vàng |
Bảo Thắng - Lào Cai |
2 |
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy phốt pho trắng |
Văn Bàn-Lào Cai |
3 |
Nhà máy tuyển quặng apatit loại III, II |
Lào Cai |
4 |
Nhà máy H3PO4 trích ly |
Phú Thọ |
C |
Nhóm sản phẩm nhựa |
|
1 |
Nhà máy sản xuất nhựa |
Bắc Giang |
2 |
Nhà máy sản xuất ống nhựa |
Cao Bằng, Tuyên Quang |
3 |
Nhà máy nhựa tái chế |
Yên Bái |
4 |
Nhà máy sản xuất bao bì; Các sản phẩm nhựa cao cấp |
Lạng Sơn |
7. Công nghiệp may mặc, da giầy
TT |
Tên dự án |
Địa điểm |
A |
Công nghiệp dệt may |
|
1 |
Xây dựng nhà máy may công nghiệp |
Tuyên Quang |
2 |
Dự án sản xuất sợi, dệt, nhuộm hoàn tất, công suất 10 ngàn tấn/năm và trung tâm thiết kế, phát triển mẫu mốt thời trang |
Thái Nguyên |
3 |
Đầu tư cơ sở sản xuất nguyên phụ liệu ngành may. |
Lạng Sơn |
4 |
Dự án nhà máy dệt kim, công suất 1,5-2 triệu sản phẩm/năm. |
Bắc Giang |
5 |
Dự án nhà máy kéo sợi |
Bắc Giang |
6 |
Đầu tư Nhà máy cán bông quy mô 2.000 tấn/năm |
Sơn La |
7 |
Đầu tư Nhà máy sợi công nghiệp, quy mô 2.000 tấn sợi công nghiệp/năm |
Sơn La |
B |
Công nghiệp da giầy |
|
1 |
Dự án sản xuất giầy da |
Tuyên Quang |
2 |
Nhà máy sản xuất giầy da, giầy thể thao. |
Thái Nguyên |
3 |
Đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất giầy vải. |
Lạng Sơn |
4 |
Dự án nhà máy giầy vải xuất khẩu. |
Bắc Giang |
8. Công nghiệp sản xuất điện
TT |
Chương trình |
1 |
- Chương trình phát triển các dự án thủy điện Huội Quảng, Lai Châu, Bảo Lâm; Thuỷ điện Chiêm Hóa (huyện Chiêm Hóa), thủy điện Yên Sơn (huyện Yên Sơn), thủy điện Hùng Lợi 1 và 2 (huyện Yên Sơn); Thủy điện tích năng Đông Phù Yên; - Nhiệt điện An Khánh, Lục Nam, Na Dương. - Triển khai và đưa vào vận hành một số dự án thủy điện nhỏ và vừa công suất dưới 30 MW |
2 |
Chương trình xây mới đường dây và trạm biến áp 500kV, 220 kV, 110kV |