Quyết định 709/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025

Số hiệu 709/QĐ-UBND
Ngày ban hành 04/08/2021
Ngày có hiệu lực 04/08/2021
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Kon Tum
Người ký Y Ngọc
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 709/QĐ-UBND

Kon Tum, ngày 04 tháng 8 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN BẢO ĐẢM CƠ SỞ VẬT CHẤT CHO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON VÀ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2021-2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật ngân sách nhà nước năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 1436/QĐ-TTg ngày 29 tháng 10 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017-2025;

Căn cứ Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT ngày 27 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học; Thông tư số 14/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định phòng học bộ môn đối với trường phổ thông;

Căn cứ Nghị quyết số 24/NQ-HĐND ngày 09 tháng 7 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về thông qua Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 107/TTr-SGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025 (gọi tắt là Đề án), với các nội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu

a) Mục tiêu chung: Huy động hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho giáo dục, phát huy hiệu quả nguồn lực xã hội hóa nhằm bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để thực hiện chương trình giáo dục mầm non và chương trình giáo dục phổ thông theo lộ trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa, phù hợp lộ trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh gắn với xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia và nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh dân tộc thiểu số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

b) Mục tiêu cụ thể

- Phấn đấu đến năm 2025:

+ 50% trường mầm non, 70% trường tiểu học, 50% trường THCS, 55% trường THPT có cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đạt chuẩn quốc gia; trong đó 32 xã có các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đạt chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đạt chuẩn quốc gia theo lộ trình xây dựng nông thôn mới.

+ Bổ sung đủ số phòng học đạt 1 lớp/1 phòng; không còn phòng học tạm, mượn, xuống cấp; 100% các trường có phòng học tin học và thiết bị dạy học ngoại ngữ.

+ 100% các trường có đủ thiết bị dạy học tối thiểu.

+ Bổ sung 30% tổng nhu cầu phòng chức năng các trường học.

- Lộ trình ưu tiên hằng năm:

+ Năm 2021: Đầu tư đủ thiết bị dạy học tối thiểu lớp 2, lớp 6; đầu tư bổ sung đủ phòng học để đảm bảo 1 phòng/lớp đối với lớp 2, lớp 6; bổ sung các phòng chức năng, trong đó ưu tiên các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở ở 08 xã xây dựng nông thôn mới đạt chuẩn về tiêu chí 5 trường học.

+ Năm 2022: Đầu tư đủ thiết bị dạy học tối thiểu lớp 3, lớp 7, lớp 10; đầu tư bổ sung phòng học để đảm bảo 1 phòng/lớp đối với lớp 3, lớp 7, lớp 10; bổ sung đủ thiết bị dạy học ngoại ngữ, tin học cho các trường tiểu học để các trường dạy tin học, ngoại ngữ cho học sinh lớp 3; bổ sung các phòng chức năng, trong đó ưu tiên các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở ở 06 xã xây dựng nông thôn mới đạt chuẩn về tiêu chí 5 trường học, các trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia theo lộ trình.

+ Năm 2023: Đầu tư đủ thiết bị dạy học tối thiểu lớp 4, lớp 8, lớp 11; đầu tư bổ sung phòng học để đảm bảo 1 phòng/lớp đối với lớp 4, lớp 8, lớp 11; bổ sung các phòng chức năng, trong đó ưu tiên các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở ở 06 xã xây dựng nông thôn mới đạt chuẩn về tiêu chí 5 trường học, các trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia theo lộ trình.

+ Năm 2024: Đầu tư đủ thiết bị dạy học tối thiểu lớp 5, lớp 9, lớp 12; đầu tư bổ sung phòng học để đảm bảo 1 phòng/lớp đối với lớp 5, lớp 9, lớp 12; bổ sung các phòng chức năng, trong đó ưu tiên các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở ở 06 xã xây dựng nông thôn mới đạt chuẩn về tiêu chí 5 trường học, các trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia theo lộ trình.

+ Năm 2025: Đầu tư đủ thiết bị dạy học tin học, ngoại ngữ cho các tất cả các trường còn thiếu; đầu tư bổ sung các công trình vệ sinh nước sạch các điểm trường còn thiếu; bổ sung đầu tư nhà ở nội trú cho học sinh các trường bán trú, nội trú để đảm bảo nhu cầu sinh hoạt nội trú của học sinh; bổ sung các phòng chức năng, trong đó ưu tiên các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở ở 06 xã xây dựng nông thôn mới đạt chuẩn về tiêu chí 5 trường học, các trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia theo lộ trình.

2. Nhiệm vụ, giải pháp

a) Thực hiện có hiệu quả công tác quy hoạch, sắp xếp củng cố mạng lưới trường, lớp học theo hướng tinh gọn hiệu quả: Tiếp tục tham mưu, hoàn thiện quy hoạch mạng lưới trường, lớp học theo hướng tinh gọn, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và quy mô phát triển giáo dục của địa phương. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chủ trì phối hợp với các Sở, ban ngành liên quan rà soát hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bảo đảm quỹ đất để xây dựng mới, mở rộng các cơ sở giáo dục phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường, lớp học, bảo đảm hiệu quả đầu tư lâu dài; ưu tiên quỹ đất để xây dựng trường, lớp học ở các khu đô thị mới, tái định cư, khu đông dân cư, các khu công nghiệp, các cơ sở giáo dục có tổ chức nội trú, bán trú cho học sinh.

b) Ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ sở giáo dục tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ Dự án Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi dành để đầu tư cơ sở vật chất cho các trường Phổ thông dân tộc nội trú và trường Phổ thông dân tộc bán trú. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp rà soát nhu cầu các trường vùng đồng bào dân tộc thiểu số hàng năm để kịp thời đầu tư các trường còn thiếu cơ sở vật chất.

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ