Quyết định 70/2005/QĐ-UBND về quy chế tổ chức và hoạt động của thôn và tổ dân phố do tỉnh Khánh Hòa ban hành

Số hiệu 70/2005/QĐ-UBND
Ngày ban hành 15/09/2005
Ngày có hiệu lực 25/09/2005
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Khánh Hòa
Người ký Võ Lâm Phi
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 70/2005/QĐ-UBND

Nha Trang, ngày 15 tháng 9 năm 2005

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THÔN VÀ TỔ DÂN PHỐ

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Quyết định số 13/2002/QĐ-BNV ngày 06.12.2002 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ “V/v Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn và tổ dân phố”

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Khánh Hoà,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn và tổ dân phố".

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 397/QĐ-UB ngày 24 tháng 2 năm 1998 về ban hành Quy chế tạm thời về tổ chức thôn và nhiệm vụ, quyền hạn của trưởng thôn và Quyết định số 797/999/QĐ-UB ngày 23 tháng 3 năm 1999 về sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế tạm thời về tổ chức thôn và nhiệm vụ, quyền hạn của trưởng thôn của UBND tỉnh Khánh Hoà.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Cam Ranh, thành phố Nha Trang, thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Võ Lâm Phi

 

QUY CHẾ

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THÔN VÀ TỔ DÂN PHỐ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 70/2005/QĐ-UBND ngày 15 tháng 9 năm 2005 của UBND tỉnh Khánh Hoà)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Thôn, buôn (gọi chung là thôn), tổ dân phố là tổ chức dưới xã, phường, thị trấn. Thôn, tổ dân phố không phải là một cấp hành chính mà là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư, nơi thực hiện dân chủ một cách trực tiếp và rộng rãi để phát huy các hình thức hoạt động tự quản và tổ chức nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ cấp trên giao.

Điều 2. Dưới xã là thôn. Dưới phường là tổ dân phố. Dưới thị trấn là tổ dân phố và thôn. Thôn và tổ dân phố chịu sự quản lý trực tiếp của chính quyền xã, phường, thị trấn (xã, phường, thị trấn sau đây gọi chung là xã).

Trong thôn và tổ dân phố có các tổ chức: Tổ an ninh, Tổ hoà giải, Tổ kiến thiết Ban giám sát các công trình xây dựng do dân đóng góp . . . là các tổ chức tự quản hoàn toàn của cộng đồng dân cư, do nhân dân trong thôn, trong tổ bàn quyết định trực tiếp việc thành lập và giải thề theo Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Điều 3. Trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố do nhân dân trực tiếp bầu, Chủ tịch UBND xã ra quyết định công nhận; là người đại diện cho nhân dân và đại điện cho chính quyền cấp xã để thực hiện một số nhiệm vụ hành chính tại thôn và tổ dân phố. Trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố chịu sự lãnh đạo của Chi bộ thôn, Chi bộ tổ dân phố, Chi bộ liên thôn, liên tổ hoặc Chi bộ cấp xã (nơi chưa có Chi bộ thôn và Chi bộ tổ dân phố); chịu sự quản lý, chỉ đạo, điều hành của UBND cấp xã; phối hợp chặt chẽ với Ban Công tác Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và các Hội ở thôn, tổ dân phố trong quá trình triển khai công tác.

Điều 4. Mỗi thôn, tổ dân phố có 01 thôn phó, 01 tổ phó tổ dân phố giúp việc cho trưởng thôn, tổ trường tổ dân phố. Thôn, tổ dân phố có trên 1500 dân hoặc có địa bàn rộng, tình hình an ninh trật tự phức tạp được bố trí 2 thôn phó hoặc tổ phó. Việc ấn định thêm thôn phó, tổ phó thứ 2 do Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định sau khi trao đổi và được sự thống nhất bằng văn bản của Giám đốc Sở Nội vụ.

Phó thôn, tổ phó tổ dân phố do trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố đề nghị (sau khi có sự thống nhất với Ban Công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố), Chủ tịch UBND cấp xã xem xét ra quyết định công nhận.

Điều 5. Nhiệm kỳ của trưởng thôn, phó thôn, tổ trưởng, tổ phó tổ dân phố là 2 năm rưỡi

Việc bầu trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố được tiến hành đồng loạt trong toàn tỉnh và trong 1 khoản thời gian nhất định, từ đầu tháng 2 đến tháng 3 hoặc tháng 8 đến tháng 9 của năm cuối nhiệm kỳ cũ.

Trong trường hợp thành lập thôn, tổ dân phố mới hoặc khuyết trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố, Chủ tịch UBND cấp xã có thể Chỉ định trưởng thôn, tổ trưởng lâm thời, hoặc 1 phó thôn, tổ phó phụ trách cho đến khi nhân dân bầu được trưởng thôn, tổ trưởng mới. Trưởng thốn, tổ trưởng được chỉ định, hoặc trưởng thôn, tổ trưởng được nhân dân bầu bổ sung trong nhiệm kỳ cũng hoạt động và kết thúc nhiệm vụ theo nhiệm kỳ chung thống nhất trong toàn tỉnh.

Quy trình bầu trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố: Thực thiện theo hướng dẫn của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Nội vụ; Chủ tịch UBND cấp huyện phối hợp với Ban Thường trực UBMT Tổ quốc Việt Nam cùng cấp hướng dẫn chi tiết việc thi hành. Kinh phí bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố do ngân sách xã cấp.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ