ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 689/QĐ-UBND
|
Khánh Hòa, ngày 22 tháng 03 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “CƠ SỞ DỮ LIỆU HỘ TỊCH ĐIỆN
TỬ TOÀN QUỐC” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương số 77/2015/QH13 ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 2173/QĐ-BTP
ngày 11/12/2015 của Bộ Tư pháp phê duyệt Đề án “Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử
toàn quốc”;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư
pháp tại văn bản số 258/STP-HCTP ngày
04/3/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển
khai thực hiện Đề án “Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc” trên địa bàn tỉnh
Khánh Hòa.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy
ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Tư pháp, Tài chính, Nội vụ, Thông tin và Truyền thông, Công an tỉnh; Chủ tịch
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành
phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, cá
nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3 (để thi
hành);
- Bộ Tư pháp (b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Lưu VT+NgM, LT.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Đắc Tài
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “CƠ SỞ DỮ LIỆU HỘ TỊCH ĐIỆN TỬ TOÀN QUỐC”
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 689/QĐ-UBND ngày 22/3/2016 của UBND tỉnh Khánh Hòa)
Thực hiện Quyết định số 2173/QĐ-BTP
ngày 11/12/2015 của Bộ Tư pháp phê duyệt Đề án “Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc”; nhằm tổ chức triển khai kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu
quả, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch
triển khai trên địa bàn tỉnh với các nội dung sau đây:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Hiện đại hóa công tác đăng ký và quản lý hộ tịch trên cơ sở xây dựng Cơ sở
dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc, nhằm thiết lập hệ thống thông tin hộ tịch đồng
bộ, thông suốt giữa các cơ quan đăng ký, quản lý hộ tịch; bảo đảm việc kết nối
chia sẻ, cung cấp thông tin hộ tịch cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các
dữ liệu chuyên ngành khác, bảo đảm tối đa lợi ích của người dân.
2. Ưu tiên kế thừa nguồn lực, dữ
liệu hộ tịch điện tử, phần mềm đăng ký hộ tịch sẵn có tại các địa phương, phù hợp với yêu cầu đăng ký và quản lý hộ tịch,
tránh lãng phí; huy động nguồn lực xã hội
hóa, bảo đảm triển khai Đề án có hiệu quả.
3. Xác định cụ thể các nội dung công
việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành và trách
nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc triển khai Đề án nhằm bảo
đảm hoàn thành nhiệm vụ đúng tiến độ và hiệu quả.
II. NỘI DUNG
1. Giai đoạn 1 (Từ 2016 đến tháng
6/2017)
1.1. Nhiệm vụ
- Khảo sát, đánh giá về cơ sở vật chất,
hạ tầng để triển khai ứng dụng
công nghệ thông tin về đăng ký, quản lý hộ tịch tại UBND cấp huyện, UBND
cấp xã trên địa bàn tỉnh;
- Xây dựng kế hoạch chỉnh sửa phần mềm
đăng ký hộ tịch hiện đang sử dụng tại các địa phương, chuẩn hóa, tích hợp dữ liệu từ các cơ quan đăng ký hộ
tịch vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc;
- Phối
hợp với Bộ Tư pháp trong việc
khảo sát, đánh giá về cơ sở vật chất, hạ tầng để phục vụ công tác đăng ký, quản
lý hộ tịch tại địa phương nhằm xây dựng Dự án khả thi Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện
tử toàn quốc.
1.2. Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp; Sở Tài chính; Sở Thông tin và Truyền thông; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố;
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công nghệ thông
tin và cơ quan, đơn vị có liên quan.
2. Giai đoạn 2 (Từ tháng 7/2017 đến
tháng 12/2019)
2.1. Nhiệm vụ
- Triển khai thực hiện Dự án khả thi
Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn
quốc;
- Bố trí đầy đủ trang thiết bị,
phương tiện phục vụ xây dựng, quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử tại các cơ
quan đăng ký hộ tịch địa phương; chỉnh sửa
phần mềm đang sử dụng tại các địa phương bảo đảm tương thích, kết nối với Cơ sở
dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc; trang bị cho các địa phương chưa sử dụng phần mềm; đào tạo nhân lực để sử
dụng, cập nhật, khai thác phần mềm Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử theo yêu cầu
quản lý;
- Cài đặt, kết nối, vận hành phần mềm
đăng ký, quản lý hộ tịch dùng chung trên toàn quốc; thực hiện kết nối, chia sẻ thông
tin giữa các cơ quan đăng ký và quản lý hộ tịch, giữa Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện
tử toàn quốc với Cơ sở dữ liệu quốc
gia về dân cư theo quy định của Luật Hộ tịch và Luật Căn cước công dân;
- Tổng kết Đề án “Cơ sở dữ liệu hộ tịch
điện tử toàn quốc”; tiếp tục duy trì, phát triển và hoàn thiện Cơ sở dữ liệu hộ
tịch điện tử trong giai đoạn tiếp theo.
2.2. Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp; Sở Tài chính; Sở Nội vụ; Sở Thông tin và Truyền thông; Công an tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công nghệ thông
tin và cơ quan, đơn vị có liên quan.
3. Giai đoạn 3 (Từ 01/01/2020 trở đi)
3.1. Nhiệm vụ:
Duy trì vận hành, củng cố, hoàn thiện
Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử thống nhất trên toàn tỉnh, kết nối với Cơ sở dữ
liệu hộ tịch điện tử toàn quốc nhằm bảo đảm việc đăng ký, quản lý hộ tịch theo
hướng hiện đại theo quy định của Luật Hộ tịch; triển khai quản lý, khai thác, sử
dụng an toàn, hiệu quả.
3.2. Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp; Sở Thông tin và Truyền thông; Công an tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố;
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công nghệ thông
tin và cơ quan, đơn vị có liên quan.
III. KINH PHÍ
THỰC HIỆN
Kinh phí triển khai thực hiện Kế hoạch
này do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định hiện hành về phân cấp ngân sách
nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp
khác theo quy định pháp luật.
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1.
Sở Tư pháp
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Đề án “Cơ sở dữ liệu hộ tịch
điện tử toàn quốc” trên địa bàn tỉnh;
- Theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố
triển khai thực hiện thống nhất, hiệu quả nhiệm vụ, đáp ứng mục đích, yêu cầu đề
ra.
2. Các Sở, ngành
Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Sở Thông tin
và Truyền thông, Công an tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình, có trách nhiệm
phối hợp với Sở Tư pháp để triển khai thực hiện các nhiệm vụ nêu tại Mục II Kế
hoạch này.
3. Ủy
ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Xây dựng Kế hoạch, chỉ đạo, tổ chức
triển khai thực hiện Đề án tại địa phương
mình;
- Bố trí nguồn nhân lực đúng tiêu chuẩn,
đủ năng lực làm công tác hộ tịch tại địa phương;
- Đối với các địa phương tiếp tục sử
dụng phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch sẵn có thì phải bảo đảm phần mềm đang sử
dụng đáp ứng tiêu chuẩn phần mềm chung và chuẩn cấu trúc dữ liệu hộ tịch
điện tử do Bộ Tư pháp ban hành, có
khả năng kết nối, cung cấp, chia sẻ với Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc.
Trường hợp phần mềm sẵn có tại địa phương không thể đáp ứng tiêu chuẩn hoặc địa
phương chưa sử dụng phần mềm đăng ký và quản lý hộ tịch thì báo cáo UBND tỉnh
(thông qua Sở Tư pháp) để tổng hợp đề xuất Bộ Tư pháp trang bị phần mềm đăng ký và quản lý hộ tịch dùng
chung trên địa bàn toàn tỉnh.
- Bảo đảm kinh phí và các điều kiện
cơ sở vật chất, trang thiết bị để thực hiện xây dựng, quản lý và duy trì với Cơ
sở dữ liệu hộ tịch điện tử tại địa phương, bảo đảm tốt hệ thống thông tin hộ tịch,
việc kết nối, chia sẻ với Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc.
- Phối
hợp với các Sở, ngành có liên quan trong việc triển khai thực hiện Đề án
“Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc” tại địa phương./.