Kế hoạch 1755/KH-UBND năm 2016 thực hiện Đề án “Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc” trên địa bàn tỉnh Hà Nam

Số hiệu 1755/KH-UBND
Ngày ban hành 05/08/2016
Ngày có hiệu lực 05/08/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Nam
Người ký Bùi Quang Cẩm
Lĩnh vực Công nghệ thông tin,Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
HÀ NAM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1755/KH-UBND

Hà Nam, ngày 05 tháng 8 năm 2016

 

KHOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “CƠ SỞ DỮ LIỆU HỘ TỊCH ĐIỆN TỬ TOÀN QUỐC” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM

Thực hiện Quyết định số 2173/QĐ-BTP ngày 11 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc phê duyệt Đề án “Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc”, căn cứ tình hình thực tế của địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành Kế hoạch trin khai thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch, góp phần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) và bảo đảm tối đa lợi ích của người dân.

- Hiện đại hóa công tác đăng ký và quản lý hộ tịch; thiết lập hệ thống thông tin hộ tịch đồng bộ, thông suốt giữa các cơ quan đăng ký hộ tịch ở địa phương; bảo đảm việc kết nối đchia sẻ, cung cấp thông tin cho Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác, bảo đảm tối đa lợi ích cho người dân.

2. Yêu cầu

- Việc triển khai thực hiện bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ theo Đán đã được phê duyệt và các Chương trình, Kế hoạch có liên quan của tỉnh.

- Kế thừa nguồn lực, dữ liệu hộ tịch điện tử, phần mềm đăng ký hộ tịch sẵn có tại địa phương, phù hp với yêu cầu đăng ký và quản lý hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch, tránh lãng phí.

- Phát huy vai trò chủ động, tích cực, trách nhiệm của các cơ quan đăng ký hộ tịch trong việc thực hiện Đán, nhất là trong việc bảo đảm cơ sở vật chất và phương tiện làm việc đáp ứng được việc kết nối Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Giai đoạn 1 (Từ năm 2016 đến tháng 6 năm 2017)

a) Triển khai thực hiện Luật Hộ tịch và các văn bản hướng dẫn thi hành; Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân.

- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp; Công an tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

- Cơ quan phối hợp: Các Sở, Ban, ngành, đơn vị có liên quan.

b) Khảo sát, đánh giá cơ svật chất, hạ tầng về số lượng, chất lượng máy tính, hạ tng mạng, phần mềm đang sử dụng để triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vđăng ký, quản lý hộ tịch trên địa bàn tỉnh.

- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

- Cơ quan phi hợp: Các Sở, Ban, ngành và đơn vị có liên quan.

c) Đu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị để áp dụng hệ thống phần mềm trong đăng ký, quản lý hộ tịch phù hợp với tình hình thực tế địa phương.

- Cơ quan thực hiện: y ban nhân dân các huyện, thành phố.

- Cơ quan phối hợp: Sở Tài chính; Sở Tư pháp; Sở Kế hoạch và đầu tư; SThông tin và truyền thông; Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn.

d) Triển khai cài đặt phần mềm đăng ký và quản lý hộ tịch tại Sở Tư pháp, 06 đơn vị cp huyện và 116 đơn vị cp xã, bảo đảm phn mm hệ thng thông tin hộ tịch điện tử được vận hành thống nhất trong toàn tỉnh.

- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp.

- Cơ quan phối hợp: Sở Tài chính; Sở Thông tin và Truyền thông; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn.

2. Giai đoạn 2 (Từ tháng 7 năm 2017 đến tháng 12 năm 2019)

a) Trin khai cài đặt, kết nối, vận hành phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch dùng chung trên toàn quốc; thực hiện kết nối, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan đăng ký và quản lý hộ tịch, giữa Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo Luật Căn cước công dân.

- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp, y ban nhân dân các huyện, thành phố.

[...]