ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 687/QĐ-UBND
|
Thừa Thiên Huế, ngày 11 tháng 04 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THÀNH LẬP QUỸ BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân
và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 18/2012/NĐ-CP ngày
13 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ về Quỹ bảo trì đường bộ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao
thông vận tải tại Tờ trình số 341/TTr-SGTVT ngày 04
tháng 4 năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Quỹ Bảo trì
đường bộ tỉnh Thừa Thiên Huế, với các nội dung chính sau:
1. Quỹ Bảo trì đường bộ tỉnh Thừa Thiên
Huế là quỹ của Nhà nước, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản mở tại
Kho bạc Nhà nước.
2. Nguyên tắc hoạt động của Quỹ Bảo trì
đường bộ tỉnh Thừa Thiên Huế:
a) Quỹ hoạt động không vì mục đích lợi
nhuận;
b) Bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu
quả, sử dụng đúng mục đích và phù hợp với quy định của pháp luật.
Điều 2. Ban hành kèm theo
Quyết định này cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Quỹ và quy chế hoạt động của Hội
đồng quản lý Quỹ Bảo trì đường bộ tỉnh Thừa Thiên Huế.
Điều 3. Quyết định này có hiệu
lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND
tỉnh; Giám đốc các sở: Giao thông vận tải, Tài chính; Hội đồng quản lý Quỹ và Giám đốc Quỹ bảo trì đường bộ tỉnh
Thừa Thiên Huế; Giám đốc Kho bạc nhà nước tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ Giao thông vận tải (b/c);
- TVTU, TT HĐND tỉnh (b/c)
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- CVP và các PCVP;
- Lưu: VT, TC, CT.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Cao
|
QUY CHẾ
VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 687/QĐ-UBND ngày 11/4/2013 của UBND tỉnh)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi
áp dụng
Quy chế này quy định về cơ cấu tổ chức
và phương thức hoạt động của Quỹ bảo trì đường bộ tỉnh Thừa Thiên Huế.
Điều 2. Vị trí
và chức năng
1. Quỹ bảo trì đường
bộ của tỉnh (sau đây gọi tắt là Quỹ) là quỹ của nhà nước, trực thuộc Ủy ban nhân
dân tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập.
2. Quỹ có tư cách pháp nhân, hạch toán
độc lập, có con dấu riêng, tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Thừa Thiên
Huế.
3. Quỹ có chức năng thu nhận vốn theo
quy định tại Nghị định số 18/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ về
Quỹ bảo trì đường bộ (sau đây gọi tắt là Nghị định số 18/2012/NĐ-CP) để sử dụng
cho công tác bảo trì, quản lý hệ thống đường bộ trên địa bàn tỉnh và hệ thống
Quốc lộ do Trung ương ủy thác quản lý.
Chương II
NHIỆM VỤ VÀ
QUYỀN HẠN
Điều 3. Nhiệm
vụ của Quỹ
1. Tiếp nhận nguồn vốn theo quy định tại
Điều 5 Nghị định số 18/2012/NĐ-CP, bao gồm:
a) Nguồn thu hàng năm trên đầu phương
tiện giao thông cơ giới đường bộ;
b) Ngân sách cấp tỉnh cấp bổ sung cho
Quỹ;
c) Các nguồn thu liên quan đến sử dụng
đường bộ và các nguồn thu khác.
2. Sử dụng đúng mục đích và hiệu quả nguồn
vốn này theo quy định về các nội dung chi tại Điều 7 Nghị định số 18/2012/NĐ-CP,
bao gồm:
a) Chi bảo trì công trình đường bộ;
b) Chi cho các nhiệm vụ quản lý công trình
đường bộ;
c) Chi hoạt động của bộ máy quản lý Quỹ;
d) Chi các khoản chi khác có liên quan
đến bảo trì và quản lý công trình đường bộ do Hội đồng quản lý quỹ quyết định.
3. Báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
quyết định đình chỉ, thu hồi vốn đã giao, kinh phí đã hỗ trợ khi phát hiện các
tổ chức, đơn vị vi phạm quy định về sử dụng nguồn vốn đã được giao, kinh phí
được hỗ trợ.
4. Quản lý vốn và tài sản của Quỹ theo
quy định của pháp luật.
5. Chấp hành quy định của pháp luật về
quản lý tài chính, kế toán, kiểm toán và các quy định khác liên quan đến hoạt
động của Quỹ.
6. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc
đột xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban
nhân dân tỉnh giao.
Điều 4. Quyền
hạn của Quỹ
1. Tổ chức quản lý, điều hành Quỹ hoạt
động theo đúng mục tiêu và các nhiệm vụ được giao.
2. Phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Sở Tài chính và các địa phương, đơn vị liên quan để:
a) Thẩm định nhu cầu sử dụng vốn từ các
địa phương, đơn vị quản lý chuyên ngành đường bộ (sau đây gọi tắt là Đơn vị quản
lý) cho công tác quản lý, bảo trì và khai thác hệ thống đường bộ đã được phân
cấp quản lý của tỉnh và đường Quốc lộ được ủy thác.
b) Cân đối nguồn thu, chi của Quỹ; Đề
xuất bổ sung cho Quỹ từ các nguồn theo quy định; Soạn thảo kế hoạch phân bổ vốn
trong năm trình Ủy ban nhân dân tỉnh, Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt.
3. Quyết định cấp vốn cho các địa phương,
Đơn vị quản lý theo quy định tại quy chế này; Thực hiện thu hồi vốn theo Quyết
định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
4. Tham gia kiểm tra, đánh giá, nghiệm
thu kết quả thực hiện chương trình, dự án, đề án đã được Quỹ giao vốn hoặc hỗ
trợ.
5. Ban hành Quy chế, quy trình nghiệp
vụ điều hành hoạt động của Quỹ.
Chương III
CƠ CẤU TỔ CHỨC
Điều 5. Cơ cấu tổ
chức của Quỹ:
Bao gồm Hội đồng quản lý Quỹ và Bộ phận
thường trực Quỹ.
Điều 6. Hội đồng
quản lý Quỹ
1. Hội đồng Quản lý Quỹ có 6 thành
viên:
- Chủ tịch Hội đồng: Phó Chủ tịch UBND
tỉnh.
- Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng:
Giám đốc Sở Giao thông vận tải.
- Phó Chủ tịch Hội đồng: Giám đốc Sở
Tài chính.
- Các thành viên Hội đồng:
+ Trưởng phòng Kế hoạch Tài chính, Sở
Giao thông vận tải;
+ Trưởng phòng Quản lý Giao thông, Sở
Giao thông vận tải;
+ Trưởng phòng Quản lý Ngân sách, Sở
Tài chính.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng
quản lý Quỹ:
a) Nhận, quản lý và sử dụng có hiệu quả
nguồn vốn của Quỹ bảo trì đường bộ theo quy định của pháp luật.
b) Hội đồng quản lý Quỹ được sử dụng con
dấu Quỹ và bộ phận nghiệp vụ của Quỹ để thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng quản
lý Quỹ.
c) Ban hành Quy chế làm việc của Hội đồng
quản lý Quỹ và một số quy định có liên quan phục vụ hoạt động của Hội đồng quản
lý Quỹ.
d) Hội đồng quản lý Quỹ quyết định các
vấn đề trong tổ chức hoạt động của Quỹ, bao gồm:
- Đề xuất điều chỉnh các quy định liên
quan đến nguồn thu của Quỹ và việc sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến
hoạt động của Quỹ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Ban hành theo thẩm quyền
các quy định liên quan đến hoạt động của Quỹ.
- Phê duyệt kế hoạch tài chính hàng năm
của Quỹ; quyết định về việc sử dụng nguồn vốn của Quỹ cho công tác bảo trì, quản
lý công trình đường bộ, hoạt động của bộ máy quản lý Quỹ và các khoản chi khác.
- Thực hiện công tác quyết toán thu, chi
năm của Quỹ.
đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao theo quy định của pháp luật.
3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch
Hội đồng quản lý Quỹ:
a) Chỉ đạo, điều hành các hoạt động của
Quỹ; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh trong việc điều hành các hoạt
động của Quỹ.
b) Triệu tập và chủ trì cuộc họp Hội đồng
quản lý Quỹ hoặc tổ chức việc lấy ý kiến các Thành viên Hội đồng.
c) Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực
hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản lý Quỹ.
d) Thay mặt Hội đồng quản lý Quỹ ký hoặc
ủy quyền cho một trong những Thành viên của Hội đồng ký các quyết định của Hội
đồng quản lý Quỹ. Ủy quyền bằng văn bản cho một trong những Thành viên của Hội
đồng thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng khi vắng mặt.
đ) Trong trường hợp cần thiết, thay mặt
Hội đồng quản lý Quỹ kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung quy định cơ
cấu tổ chức và quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý Quỹ bảo trì đường bộ của
tỉnh; bổ sung, thay đổi hoặc bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản lý Quỹ.
e) Tổ chức quản lý tài chính, tài sản
được giao theo quy định.
g) Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác
theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Bộ phận
thường trực Quỹ
Đặt tại Văn phòng Sở Giao thông vận tải
Thừa Thiên Huế, có nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho Hội đồng quản lý Quỹ. Thành
phần của Bộ phận thường trực Quỹ bao gồm các thành viên kiêm nhiệm từ phòng
Quản lý Giao thông, Kế hoạch Tài chính của Sở Giao thông vận tải và phòng Quản
lý ngân sách của Sở Tài chính.
Bộ phận thường trực Quỹ có 4 đến 6 thành
viên do Giám đốc Quỹ đề nghị và có văn bản để các sở cử người tham gia. Thủ
trưởng các đơn vị cử nhân sự tham gia bằng văn bản.
Điều 8. Giám đốc
Quỹ
1. Giám đốc Quỹ do Chủ tịch Hội đồng quản
lý Quỹ đề nghị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm là
người đại diện theo pháp luật của Quỹ, là chủ tài khoản của Quỹ, phụ trách Bộ
phận thường trực Quỹ.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Giám đốc
Quỹ:
a) Chỉ đạo Bộ phận thường trực Quỹ xây
dựng phương hướng hoạt động, kế hoạch hành động dài hạn và hàng năm của Quỹ,
trình Hội đồng quản lý Quỹ phê duyệt;
b) Tổ chức, điều hành và quản lý các hoạt
động của Quỹ, các chương trình và quyết định của Hội đồng quản lý Quỹ;
c) Quyết định ứng vốn và thực hiện chi
hỗ trợ theo phân cấp của Hội đồng quản lý Quỹ;
d) Báo cáo định kỳ và đột xuất về tình
hình tiếp nhận vốn, ứng vốn, chi hỗ trợ và các hoạt động khác của Quỹ với Hội
đồng quản lý Quỹ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
đ) Trình Hội đồng quản lý Quỹ phê duyệt
hoặc ban hành theo thẩm quyền Quy chế làm việc và các văn bản hướng dẫn nghiệp
vụ;
e) Quản lý, sử dụng vốn, tài sản và các
nguồn lực khác của Quỹ theo quy định của Quỹ và các quy định của pháp luật;
g) Đề cử chức danh Kế toán trưởng của
Quỹ để Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ xem xét, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm.
Điều 9. Hội đồng quản lý Quỹ
và Bộ phận thường trực được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm theo quy định hiện hành,
bố trí từ nguồn kinh phí hàng năm của Quỹ.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI
HÀNH
Điều 10. Quy chế này có hiệu
lực thi hành kể từ ngày được UBND tỉnh ký Quyết định phê duyệt.
Điều 11. Trong quá trình tổ
chức thực hiện, trường hợp các cơ quan chức năng có thẩm quyền ban hành các văn
bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các quy định có liên quan đến Quy chế này thì
thực hiện theo quy định mới của pháp luật./.