BỘ
CÔNG THƯƠNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số:
6868/QĐ-BCT
|
Hà
Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2010
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG SẢN XUẤT VÀ HỆ THỐNG
PHÂN PHỐI MẶT HÀNG PHÂN BÓN GIAI ĐOẠN 2011 – 2020, CÓ XÉT ĐẾN NĂM 2025
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Nghị định số
189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về việc
lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị
định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về việc sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;
Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại Thông báo số
133/TB-VPCP ngày 20 tháng 4 năm 2009 của Văn phòng Chính phủ về đề án đẩy mạnh
phát triển và tăng cường quản lý nhà nước đối với hệ thống phân phối trên thị
trường bán lẻ nước ta hiện nay và những năm tiếp theo, theo đó Bộ Công thương
thực hiện xây dựng và phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống
phân phối một số mặt hàng thiết yếu đối với sản xuất và đời sống xã hội trong
đó có phân bón;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Hóa chất và Vụ trưởng Vụ Kế hoạch,
QUYẾT ĐỊNH
Điều
1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối mặt
hàng phân bón giai đoạn 2011 – 2020, có xét đến năm 2025 với những nội dung chủ
yếu như sau:
1. Quan điểm
phát triển
- Phát triển
công nghiệp sản xuất phân bón gắn liền với phát triển hệ thống phân phối, sử dụng
hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường phù hợp với quy hoạch
phát triển ngành nông nghiệp và các ngành công nghiệp khác có liên quan;
- Huy động nguồn
lực từ mọi thành phần kinh tế để phát triển hệ thống sản xuất và phân phối phân
bón theo hướng sản phẩm phân bón có khả năng cạnh tranh với sản phẩm cùng loại
trong khu vực.
2. Mục tiêu
phát triển
- Xây dựng hệ thống
sản xuất phân bón với công nghệ hiện đại, quy mô phù hợp và hệ thống phân phối
an toàn, hiệu quả nhằm cung ứng đủ về số lượng và chủng loại phân bón với chất
lượng tốt, giá cả hợp lý, phục vụ sản xuất nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương
thực đồng thời tham gia xuất khẩu, trong đó phân hỗn hợp NPK và phân bón hữu có
có tỷ lệ chất dinh dưỡng phù hợp yêu cầu của từng đối tượng cây trồng, từng
vùng đất;
- Tổ chức hệ thống
phân phối hợp lý, an toàn, đảm bảo cung ứng kịp thời các loại phân bón cho nông
dân với giá cả hợp lý, đảm bảo thị trường phân bón trong nước ổn định, không có
sản phẩm kém chất lượng, không gây hiện tượng sốt hàng hoặc tăng giá giả tạo.
3. Định hướng
phát triển
a) Định hướng
phát triển hệ thống sản xuất phân bón
- Định hướng
chung: Dựa vào nguồn tài nguyên trong nước như than, khí thiên nhiên và quặng
apatit để phát triển sản xuất phân đạm và phân lân; trên cơ sở hợp tác với nước
ngoài tổ chức khai thác, tuyển, sản xuất và cung ứng đủ phân kali;
- Định hướng
về phát triển phân đạm: Triển khai và hoàn thiện các nhà máy đạm hiện tại
đang đầu tư xây dựng nhằm đáp ứng đủ nhu cầu phân bón cho sản xuất nông nghiệp
và tiến tới xuất khẩu;
- Định hướng
về phát triển phân phức hợp điamôn phốt phát (DAP): Xây dựng thêm hoặc mở rộng
các nhà máy sản xuất DAP hiện có để đảm bảo cung cấp đủ phân bón chứa đạm và
lân cho nông nghiệp;
- Định hướng
về phát triển phân lân (bao gồm phân supe lân và phân lân nung chảy): Không
mở rộng và nâng công suất các nhà máy sản xuất phân supe lân đơn hiện có, tiến
hành đầu tư chiều sâu, chuyển đổi sản xuất sản phẩm chứa hàm lượng P2O5
cao hơn. Trong quá trình chế biến apatit sẽ tận thu các hợp chất chứa flo
để phục vụ cho các ngành công nghiệp khác. Không phát triển thêm các dự án sản
xuất phân lân nung chảy mới, tập trung đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ,
tăng chất lượng của phân lân nung chảy;
- Định hướng
phát triển phân sunphat amôn (SA): Trên cơ sở sản lượng của các dự án sản
xuất và tận thu amoniac cũng như axit sunphuric, tiến hành đầu tư sản xuất phân
bón SA;
- Định hướng
về phát triển phân bón hỗn hợp NPK:Tổ chức lại cơ sở sản xuất phân NPK,
nâng quy mô sản xuất và áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến đảm bảo chất lượng
sản phẩm, tiến tới loại bỏ các cơ sở sản xuất phân NPK theo phương pháp thủ
công, sản phẩm có chất lượng thấp, không đồng đều;
- Định hướng
phát triển phân bón vi lượng: Tổ chức sản xuất các loại phân bón vi lượng
dùng bón gốc và phun qua lá phù hợp với từng loại cây trồng và từng vùng thổ
nhưỡng;
- Định hướng
phát triển các loại phân bón hữu cơ: Phát triển các cơ sở sản xuất phân bón
hữu cơ trên cơ sở tận dụng các nguồn than bùn tại chỗ, chất thải sinh hoạt và sản
phẩm phụ của quá trình chế biến nông sản, thủy hải sản,… đảm bảo vệ sinh, an
toàn môi trường.
b) Định hướng
phát triển hệ thống phân phối phân bón
- Xây dựng và củng
cố hệ thống phân phối của các doanh nghiệp sản xuất và thương mại có vốn của
nhà nước làm nòng cốt, gắn liền với phát triển mạng lưới bán lẻ, phát huy vai
trò các hợp tác xã thương mại tại địa phương để cung ứng phân bón đến tay người
nông dân với giá hợp lý, tăng cường khả năng kiểm soát giá và chất lượng phân
bón, tạo dựng được một số thương hiệu mạnh, có sức cạnh tranh cao.
- Xây dựng trung
tâm phân phối tại các vùng miền nhằm xóa bỏ bớt các cấp trung gian. Trung tâm
có hệ thống kho tàng an toàn, có bộ phận quản lý chuyên nghiệp và hoạt động
kinh doanh theo tiêu chí đáp ứng đủ yêu cầu của sản xuất nông nghiệp về số lượng,
chủng loại phân bón, chất lượng tốt, kịp thời vụ, giá cả hợp lý ở từng vùng, miền
trên cơ sở chiết khấu của doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu và bù đắp được các
chi phí khác.
4. Quy hoạch
phát triển
a) Hệ thống sản
xuất phân bón
- Đầu tư chiều
sâu:
+ Giai đoạn
2011 – 2015: Mở rộng sản xuất và sử dụng phân urê có chứa chất ổn định
nitơ, … để giảm thất thoát đạm trong quá trình sử dụng; loại bỏ công nghệ sản
xuất phân NPK theo phương pháp thủ công, chất lượng sản phẩm thấp, độ ẩm cao;
nâng cao dần hàm lượng chất dinh dưỡng trong sản phẩm phân bón, bổ sung thêm
các nguyên tố vi lượng với nhiều chủng loại phù hợp với yêu cầu của cây trồng
và từng vùng đất; phát triển phân bón lá chứa các chất dinh dưỡng đa lượng, vi
lượng, chất kích thích sinh trưởng phù hợp với từng đối tượng cây trồng và từng
vùng thổ nhưỡng; mở rộng sản xuất nhóm phân bón hữu cơ với quy mô khoảng 500.000
tấn/năm trên cơ sở những nguồn nguyên liệu có sẵn như than bùn, phế thải chế biến
nông sản và những chủng vi sinh vật được phép sử dụng đảm bảo an toàn môi trường.
+ Giai đoạn
2016 – 2020: Chuyển dần các cơ sở sản xuất supe lân đơn sang sản xuất supe
lân giầu, chứa khoảng 28% P2O5; sản xuất phân NPK có tổng
hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn 30% theo phương pháp hóa học và công nghệ tạo
hạt thùng quay dùng hơi nước; tiếp tục đầu tư chiều sâu, cơ giới hóa, sử dụng hệ
thống điều khiển hiện đại để giảm chi phí sản xuất phân bón và đảm bảo môi trường.
- Đầu tư mới
+ Giai đoạn
2011 – 2015: Ngoài các công trình đang được đầu tư xây dựng như Dự án cải tạo
và mở rộng Nhà máy phân đạm Hà Bắc, Nhà máy phân đạm Ninh Bình, Nhà máy phân đạm
Cà Mau, Nhà máy DAP số 2, Nhà máy phân kali, sẽ xây dựng thêm Nhà máy phân đạm
có công suất 560.000 tấn/năm với nguyên liệu là than cám, Nhà máy phân lân nung
chảy công suất 200.000 tấn/năm, Nhà máy sunphat amôn công suất 300.000 tấn/năm.
Hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm phân DAP của Nhà máy DAP Đình Vũ, Hải
Phòng, đầu tư phát triển dự án DAP số 2 tại Lào Cai, xây dựng thêm nhà máy tuyển
quặng apatit loại III công suất 250.000 tấn/năm quặng tinh và nhà máy tuyển quặng
apatit loại II công suất 800.000 tấn/năm quặng tinh.
+ Giai đoạn
2016 – 2020: Mở rộng các nhà máy DAP hiện có hoặc xây dựng mới Nhà máy DAP
số 3 công suất 330.000 tấn/năm, xây dựng nhà máy sunphat amôn công suất 400.000
tấn/năm. Mở rộng nhà máy phân kali lên 700.000 tấn/năm (có thể nâng công suất,
phụ thuộc vào trữ lượng thực tế của mỏ).
b) Quy hoạch hệ
thống phân phối mặt hàng phân bón
- Nguyên tắc
lập quy hoạch hệ thống phân phối:
+ Tổ chức hệ thống
phân phối mặt hàng phân bón dựa trên thông tin hai chiều cung – cầu và định hướng
theo thị trường mục tiêu, thỏa mãn tối đa nhu cầu của nông dân về nguồn cung,
chất lượng hàng hóa, thời hạn giao hàng và giá cả hợp cho người trồng trọt;
+ Phát triển hệ
thống phân phối mặt hàng phân bón một cách tổng thể, tạo điều kiện cho việc quản
lý và can thiệp vào thị trường của Nhà nước khi cần thiết một cách có hiệu quả
nhất;
+ Phát triển hệ
thống phân phối phân bón phải đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất, nghĩa là phải
đảm bảo phân chia thị phần của các thành viên trong hệ thống không chồng chéo,
hoạt động chuyên môn hóa và có tổng chi phí lưu thông thấp nhất;
+ Hệ thống phân
phối mặt hàng phân bón nhằm thiết lập và tăng mối quan hệ hợp tác toàn diện,
lâu dài giữa các thành viên trong hệ thống và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế,
đồng thời cũng tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các hệ thống, kể cả với
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Hệ thống phân
phối mặt hàng phân bón cần đạt các tiêu chí sau: Vận hành theo cơ chế thị trường
có sự quản lý của Nhà nước; Giảm bớt khâu trung gian, giảm chi phí và đạt hiệu
quả cao; Đảm bảo cung ứng phân bón chất lượng tốt; giá cả hợp lý đến từng vùng.
- Định hướng
bố trí các trung tâm phân phối phân bón: Địa điểm các trung tâm phân phối
phân bón được bố trí dựa vào những yếu tố sau: địa bàn sản xuất nông nghiệp
quan trọng, nơi tiêu thụ lượng phân bón lớn, giao thông vận tải thuận lợi, nơi
có vị trí thuận tiện để kết hợp giữa sản xuất và tiêu thụ.
- Quy mô của
trung tâm phân phối: Quy mô của trung tâm phân phối vùng được xác định bởi
nhu cầu về lượng phân bón trong từng vùng, theo mùa vụ, thời gian dự trữ phân
bón, điều kiện vận chuyển từ nơi sản xuất … Mỗi trung tâm phân phối có thể cung
ứng khoảng 300.000 – 350.000 tấn/năm phân bón các loại (có tính đến lượng dự trữ
khi vào vụ).
- Hệ thống
kho tàng: Trung tâm phân phối cần có kho tàng an toàn, tránh ngập lụt. Kết
cấu nhà kho phù hợp với điều kiện bảo quản, điều kiện tự nhiên, khí hậu của từng
vùng. Kho có sức chứa khoảng 30.000 – 35.000 tấn phân bón. Diện tích kho chứa
khoảng 8.000 – 10.000m2 (các nhà bán buôn tư nhân chỉ cần diện tích
kho ở mức thấp hơn).
- Giai đoạn
2011 – 2015: Định hướng hình thành 14 trung tâm phân phối vùng, địa điểm cụ
thể sẽ do các nhà đầu tư lựa chọn.
- Giai đoạn
2016 – 2020: Mở rộng hoặc phát triển thêm 8 trung tâm phân phối mặt hàng
phân bón, địa điểm cụ thể sẽ do các nhà đầu tư lựa chọn sau khi đã có các trung
tâm phân phối của phân kỳ trước.
Số lượng các
trung tâm phân phối trên đây chỉ có tính chất định hướng, tùy theo nhu cầu của
thị trường, theo nguyên tắc tự do hóa thương mại và đầu tư số lượng các trung
tâm phân phối có thể thay đổi.
5. Nhu cầu vốn
đầu tư
a) Nhu cấu vốn đầu
tư cho hệ thống sản xuất phân bón giai đoạn 2010 – 2015 khoảng 28.900 tỷ đồng;
Nhu cầu vốn đầu tư cho hệ thống sản xuất phân bón giai đoạn 2016 – 2020 gần
19.000 tỷ đồng; Tổng nhu cầu về vốn đầu tư cho phát triển hệ thống sản xuất cho
cả kỳ quy hoạch gần 49.000 tỷ đồng.
b) Nhu cầu vốn
cho hệ thống phân phối phân bón giai đoạn 2011 – 2015: Thành lập 14 trung tâm
phân phối vùng, vốn đầu tư trung bình cho một trung tâm phân phối là 30 tỷ đồng.
Do đó nhu cầu vốn đầu tư cho hệ thống phân phối trong giai đoạn này là 420 tỷ đồng.
Giai đoạn 2016 – 2020: Thành lập 8 trung tâm phân phối, nhu cầu vốn đầu tư cho
giai đoạn này 240 tỷ đồng. Như vậy tổng nhu cầu vốn đầu tư cho hệ thống phân phối
cho cả kỳ quy hoạch là 660 tỷ đồng.
c) Tổng nhu cầu
vốn đầu tư cho hệ thống sản xuất và phân phối phân bón cho cả kỳ quy hoạch là gần
50.000 tỷ đồng.
Danh mục các dự
án đầu tư cho hệ thống sản xuất và phân phối phân bón được thể hiện ở Phụ lục
1.
Nhu cầu về vốn đầu
tư cho hệ thống sản xuất phân bón và phân phối phân bón theo phân kỳ được thể
hiện trong Phụ lục 2.
6. Các giải
pháp và cơ chế chính sách chủ yếu
a) Các giải pháp
- Giải pháp về vốn
Nguồn vốn cho
các công trình này sẽ được huy động từ nhiều nguồn trong nước, trước tiên là
các đơn vị sản xuất, kinh doanh phân bón hiện có, một phần vay từ Ngân hàng
thương mại trong nước, Ngân hàng Phát triển Việt Nam và nguồn vốn từ nước ngoài
(nếu có).
- Giải pháp đảm
bảo nguồn nguyên liệu
+ Giải pháp
cung cấp than và khí thiên nhiên: Lượng than và khí thiên nhiên cho sản xuất
phân đạm sẽ do Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam và Tập đoàn dầu khí Việt Nam
cung cấp. Trường hợp thiếu hụt từ nguồn cung trong nước phải chủ động tìm
phương án nhập khẩu.
+ Giải pháp đảm
bảo nguồn nguyên liệu apatit và muối mỏ kali: Quặng apatit do Công ty TNHH
một thành viên Apatit Việt Nam chịu trách nhiệm cung cấp đủ cho nhu cầu sản xuất
phân supe lân, phân lân nung chảy và phân DAP. Về khả năng cung cấp muối mỏ
kali: Hiện tại dự án thăm dò trữ lượng và chất lượng muối mỏ chứa kali đang được
triển khai với mục tiêu xây dựng nhà máy công suất 500.000 tấn/năm KCl.
+ Giải pháp
cung cấp nguyên liệu lưu huỳnh: Hiện tại lượng lưu huỳnh dùng cho sản xuất
supe lân và DAP phải nhập khẩu. Sau này tổng số lượng lưu huỳnh do các nhà máy
lọc dầu cung cấp sẽ đáp ứng được khoảng 580.000 tấn/năm, lượng lưu huỳnh còn lại
cho sản xuất phân bón vẫn phải nhập khẩu.
+ Giải pháp
cung cấp nguyên liệu amoniac: Trong giai đoạn 2011 – 2015 nguồn amoniac
cung cấp cho sản xuất DAP, SA và các nhu cầu khác phải nhập khẩu. Lượng amoniac
nhập khẩu sẽ giảm dần khi triển khai các dự án sản xuất amoniac.
Nhu cầu về
nguyên liệu được thể hiện trong Phụ lục 3.
- Giải pháp về đầu
tư
Đối với các dự
án đầu tư xây dựng công trình lớn như nhà máy sản xuất phân đạm, DAP, phân kali
và axit photphoric trích ly sẽ mua bản quyền công nghệ và các thiết bị chính,
khuyến khích và tạo điều kiện sản xuất thiết bị phụ trợ ở trong nước.
- Giải pháp về
thị trường tiêu thụ sản phẩm phân bón
+ Các doanh nghiệp
sản xuất, kinh doanh lớn về phân bón trong đó nòng cốt và chủ lực là các doanh
nghiệp Nhà nước liên kết thành lập các trung tâm phân phối vùng trên địa bàn cả
nước, trước mắt tập trung vào các địa bàn, thị trường trọng yếu, kết hợp với
khâu phân phối cuối nguồn hình thành hệ thống phân phối chính thức, xây dựng
thương hiệu có uy tín. Phát triển việc giao dịch thương mại điện tử trên thị
trường phân bón trong nước. Mặt khác quan tâm tìm kiếm thị trường ở nước ngoài
để xuất khẩu có hiệu quả một số sản phẩm phân bón sản xuất trong nước, tránh dư
thừa khi các nhà máy sản xuất Urê hoạt động hết công suất.
+ Tăng cường
công tác quản lý Nhà nước đối với các mạng lưới phân phối trên thị trường, kiểm
soát việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, kiểm tra chất lượng phân bón,
phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm những trường hợp sản xuất, kinh doanh hàng
giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền
phổ biến kiến thức về thị trường, về cách sử dụng phân bón cho các nhà phân phối
và nông dân.
- Giải pháp bảo
vệ môi trường
+ Trong sản
xuất phân bón: Các cơ sở sản xuất phân bón trước hết phải tự giám sát môi
trường, theo các hạng mục và chỉ tiêu đúng với tần suất giám sát đã được quy định
trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt, thực hiện đầy đủ
các quy định về bảo vệ an toàn môi trường.
+ Trong vận
chuyển, bảo quản và sử dụng phân bón: Phân bón phải được bảo quản trong các
kho cao ráo, có mái lợp chắc chắn, đề phòng lũ lụt. Các kho trung chuyển lớn cần
được trang bị các xe nâng hoặc hệ thống băng chuyền. Người nông dân phải được
hướng dẫn các kiến thức về sử dụng phân bón để tránh gây tổn thất phân bón,
nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón và sử dụng đất.
- Giải pháp phát
triển và đảm bảo nguồn nhân lực
+ Trong
khâu sản xuất: Tiếp tục đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn cho lao động
tham gia trong lĩnh vực sản xuất phân bón, đặc biệt là công nhân vận hành trong
các nhà máy mới;
+ Trong khâu
phân phối: Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ ở các cấp phân phối, tăng cường
sử dụng dịch vụ thương mại điện tử.
- Giải pháp phát
triển tiềm lực khoa học và công nghệ
+ Nhóm nghiên cứu
các vấn đề phục vụ cho đầu tư chiều sâu gồm: Nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, hợp
lý hóa sản xuất nhằm giảm chi phí nguyên liệu, năng lượng, nâng cao hiệu quả sản
phẩm và những vấn đề do thực tế sản xuất đặt ra; nghiên cứu sử dụng hợp lý nguồn
tài nguyên thiên nhiên trong lĩnh vực sản xuất phân bón; nghiên cứu sản xuất một
số sản phẩm ở trong nước thay cho hàng nhập khẩu dùng trong lĩnh vực sản xuất
phân bón.
+ Nhóm các
chương trình và đề tài nghiên cứu phát triển: Nghiên cứu sản xuất những sản phẩm
phân bón mới có tính năng cao hơn nhằm giúp tối ưu hóa việc cung cấp chất dinh
dưỡng theo nhu cầu của cây trồng, tiết kiệm phân bón, đồng thời góp phần bảo vệ
môi trường nhờ giảm tổn thất chất dinh dưỡng, nâng cao hiệu quả sử dụng các chất
dinh dưỡng đồng thời tăng năng suất thu hoạch; nghiên cứu công nghệ sản xuất
phân bón chứa lân từ quặng apatit loại II; hình thành chương trình nghiên cứu
khoa học công nghệ đồng bộ về phân bón với sự tham gia của nhiều cấp từ trung
ương đến cơ sở sản xuất.
b) Các cơ chế
chính sách
- Nâng cao năng
lực tổ chức quản lý của Nhà nước: Các cơ quan quản lý triển khai thực hiện các
Nghị định 113/2003/NĐ-CP, Nghị định 191/2007/NĐ-CP và Nghị định 15/2010/NĐ-CP của
Chính phủ về quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón; bố trí cán bộ chuyên trách
và bố trí kinh phí hoạt động quản lý phân bón ở các cấp trung ương và địa
phương, có chế độ thưởng, phạt thích đáng;
- Chính sách
phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội: Có kế hoạch và chính sách ưu tiên
phát triển hệ thống giao thông tới vùng sâu, vùng xa, khuyến khích các thành phần
kinh tế tham gia phát triển giao thông tới các thôn bản;
- Cơ chế chính
sách hỗ trợ phát triển sản xuất và phân phối phân bón:
+ Ưu đãi vốn vay
trong giai đoạn đầu tư xây dựng dự án sản xuất và hệ thống kho tàng ở các trung
tâm phân phối phân bón, ưu đãi trong giai đoạn sản xuất phân bón gối vụ và dự
trữ phân bón;
+ Khuyến khích
các thành phần kinh tế tham gia thành lập các trung tâm phân phối phân bón vùng
và khâu phân phối cuối nguồn, đặc biệt là các hợp tác xã và tổ hợp tác dịch vụ;
+ Các địa phương
cần quy hoạch các cụm kho phân bón, lúa gạo, xăng dầu… ở vùng sản xuất nông nghiệp
quan trọng để hướng dẫn các nhà đầu tư;
+ Hiệp hội phân
bón Việt Nam thực hiện việc liên kết giữa các nhà sản xuất phân bón, các nhà
cung ứng phân bón, dự báo cung cầu phân bón trong từng thời kỳ và giá cả ở từng
vùng miền để định hướng cho thị trường;
+ Tăng cường
công tác thông tin thị trường, đào tạo cán bộ quản lý ở các khâu, nhất là ở
khâu phân phối cuối nguồn.
Điều
2. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Công
thương
a) Thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về ngành phân bón, chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra,
công bố công khai quy hoạch, kế hoạch tiêu chuẩn kỹ thuật, điều kiện đầu tư dự
án sản xuất phân bón vô cơ;
b) Thẩm tra và
có ý kiến bằng văn bản về khả năng đáp ứng điều kiện mà dự án đầu tư sản xuất
phân bón vô cơ phải đáp ứng đối với các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận
chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ;
c) Định kỳ báo
cáo tình hình thực hiện và điều chỉnh quy hoạch, đảm bảo phù hợp với tình hình
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và lộ trình hội nhập quốc tế;
d) Chủ trì, phối
hợp với các Bộ, ngành, địa phương giải quyết các khó khăn, vướng mắc của các dự
án sản xuất phân bón vô cơ, thực hiện các nhiệm vụ đã được Thủ tướng Chính phủ
quy định tại các Nghị định 113/2003/NĐ-CP, 191/2007/NĐ-CP của Chính phủ về quản
lý sản xuất, kinh doanh phân bón và các Nghị định, Quyết định khác có liên
quan;
đ) Đề xuất các
cơ chế, chính sách để phát triển ổn định và bền vững ngành phân bón;
e) Theo dõi cung
cầu trên thị trường phân bón trong nước, đề xuất cơ chế chính sách để vừa tạo
điều kiện cho hệ thống phân phối phân bón phát triển ổn định vừa tăng khả năng
quản lý về chất lượng và giá cả phân bón trong lưu thông, hạn chế tối đa việc
tăng giá phân bón một cách bất hợp lý. Kiểm soát giá bán lẻ phân bón trên thị
trường theo các quy định hiện hành, chống hàng giả hàng nhái, hàng kém chất lượng.
Báo cáo Thủ tướng Chính phủ để có biện pháp thích hợp bình ổn thị trường;
g) Phối hợp với
các Bộ, ngành, địa phương thực hiện các chương trình công tác nhằm đẩy mạnh,
phát huy vai trò của kinh tế tập thể trong tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư
nông nghiệp, từ đó làm tiền đề xây dựng kênh phân phối bán lẻ phân bón lấy các
hợp tác xã thương mại, nông nghiệp tại địa phương làm nòng cốt.
2. Các Bộ: Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường; Khoa học và Công nghệ;
Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính, Giao thông vận tải, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,
Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo chức năng nhiệm vụ của mình phối hợp với Bộ
Công thương triển khai cụ thể hóa các giải pháp, chính sách nêu trong quy hoạch
này.
3. Ủy ban nhân
dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức quản lý và tạo điều kiện
triển khai các dự án đầu tư sản xuất và hệ thống phân phối phân bón trên địa bàn
theo quy hoạch được duyệt, chỉ đạo các cơ quan chức năng quản lý chặt chẽ việc
xem xét và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mặt hàng phân bón, đảm bảo
phù hợp với quy định của pháp luật. Lực lượng quản lý thị trường trên địa bàn
phối hợp với các cơ quan công an và thuế vụ tăng cường việc kiểm tra, kiểm soát
giá cả và thị trường phân bón, ngăn chặn tình trạng đầu cơ, hàng giả, hàng
nhái, đảm bảo bình ổn giá phân bón trên địa bàn.
4. Hiệp hội Phân
bón Việt Nam: Thực hiện tốt vai trò liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp sản
xuất, kinh doanh phân bón, bảo đảm cân đối hài hòa quyền lợi của hội viên Hiệp
hội và bà con nông dân, phối hợp với Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn và các Bộ, ngành liên quan trong việc quản lý sản xuất, kinh doanh,
bình ổn giá phân bón, tham gia đề xuất các cơ chế chính sách phát triển và quản
lý ngành phân bón.
Điều
3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều
4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Website Bộ Công thương;
- Các Vụ, Cục, Viện NCCLCSCN Bộ Công thương;
- Tập đoàn Hóa chất VN;
- Tập đoàn Dầu khí VN;
- Hiệp hội Phân bón Việt Nam;
- Lưu: VT, HC (5 bản), KH.
|
BỘ
TRƯỞNG
Vũ Huy Hoàng
|
PHỤ LỤC 1
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ
(Kèm theo Quyết định số 6868/QĐ-BCT ngày 27 tháng 12 năm 2010 của Bộ
Công thương)
Giai
đoạn
|
Tên
các dự án sản xuất
|
Địa
điểm
|
Công
suất, nghìn tấn/năm
|
Thời
điểm đầu tư
|
Giai đoạn 2011 – 2015
|
Các dự án chuyển tiếp
|
Nhà máy Đạm Hà Bắc
|
Bắc
Giang
|
500
|
2009-2013
|
Nhà máy Đạm Ninh Bình
|
Ninh
Bình
|
560
|
2008-2011
|
Nhà máy Đạm Cà Mau
|
Cà
Mau
|
800
|
2008-2012
|
Nhà máy Đạm Thanh Hóa
|
Thanh
Hóa
|
560
|
2010-2014
|
Nhà máy DAP số 2
|
Lào
Cai
|
330
|
2009-2013
|
Nhà máy phân lân nung chảy Lào
Cai
|
Lào
Cai
|
200
|
2010-2013
|
Nhà máy phân kali
|
CHDCND
Lào
|
500
|
2009-2014
|
Các
dự án xây dựng mới
|
Nhà máy sunphat amôn
|
Hải
Phòng
|
300
|
2011-2014
|
Nhà máy tuyển quặng apatit loại
III
|
Lào
Cai
|
250
|
2010-2015
|
Nhà máy tuyển quặng apatit loại
II
|
Lào
Cai
|
800
|
2013-2016
|
Giai đoạn 2016 – 2020
|
|
Mở rộng các nhà máy hiện có hoặc
xây dựng mới Nhà máy DAP số 3
|
Miền
Bắc
|
330
|
2016-2019
|
Nhà máy H3PO4
trích ly
|
Miền
Bắc
|
200
|
2016-2018
|
Nhà máy sunphat amôn
|
Miền
Nam
|
400
|
2016-2018
|
Nhà máy phân kali (mở rộng)
|
CHDCND
Lào
|
700
(tuỳ theo trữ lượng thực tế)
|
2016-2018
|
Giai
đoạn 2021 - 2025
|
Không đầu tư thêm
|
|
|
|
Giai
đoạn
|
Các dự án trung tâm phân phối
|
Địa
điểm
|
Quy
mô, nghìn tấn
|
Thời
gian đầu tư
|
Giai
đoạn 2011 – 2015
|
14 trung tâm phân phối
|
Do
các nhà đầu tư lựa chọn
|
30
– 35
|
2011
- 2015
|
Giai
đoạn 2016 - 2020
|
8 trung tâm phân phối
|
Do
các nhà đầu tư lựa chọn
|
30
- 35
|
2016
- 2020
|
PHỤ LỤC 2
NHU CẦU VỀ VỐN ĐẦU TƯ
(Kèm theo Quyết định số 6868/QĐ-BCT ngày 27 tháng 12 năm 2010 của Bộ
Công thương)
TT
|
Hệ
thống sản xuất
|
Tên
dự án
|
Địa
điểm
|
Công
suất (1.000 tấn/năm)
|
Vốn
đầu tư (tỷ đồng)
|
Thời
điểm
|
I
|
Giai đoạn 2011 – 2015
|
|
|
|
|
1
|
Nhà máy Đạm Công Thanh, Thanh Hoá
|
Thanh
Hoá
|
560
|
13.113
|
2010-2014
|
2
|
Nhà máy Phân lân nung chảy Lào
Cai
|
Lào
Cai
|
200
|
200
|
2010-2013
|
3
|
Nhà máy sunphat amôn
|
Hải
Phòng
|
300
|
380
|
2010-2014
|
4
|
Nhà máy DAP số 2
|
Lào
Cai
|
330
|
3.895
|
2009-2013
|
5
|
Nhà máy tuyển apatit loại II, III
|
Lào
Cai
|
1.050
|
2.073
|
2010-2016
|
6
|
Nhà máy phân kali
|
CHDCND
Lào
|
500
|
9.250
|
2009-2015
|
|
Cộng
|
|
|
28.911
|
|
II
|
Giai đoạn 2016 - 2020
|
|
|
|
|
1
|
Mở rộng các nhà máy hiện có hoặc
xây dựng mới Nhà máy DAP số 3
|
Miền
Bắc
|
330
|
4.284
|
2016-2019
|
2
|
Nhà máy H3PO4 trích
ly
|
Miền
Bắc
|
200
|
3.100
|
2016-2018
|
3
|
Nhà máy sunphat amôn
|
Miền
Nam
|
400
|
500
|
2016-2018
|
4
|
Nhà máy phân kali (mở rộng)
|
CHDCND
Lào
|
700
(tuỳ theo trữ lượng thực tế)
|
12.000
|
2016-2018
|
|
Cộng
|
|
|
19.884
|
|
|
Hệ
thống phân phối
|
I
|
Giai đoạn 2011 - 2015
|
|
|
420
|
|
II
|
Giai đoạn 2016 – 2020
|
|
|
240
|
|
|
Cộng
|
|
|
660
|
|
|
Tổng
cộng
|
|
|
49.455
|
|
* Trường hợp không mở rộng được
nhà máy phân kali thì tổng nhu cầu vốn đầu tư là 37.455 tỷ đồng.
PHỤ LỤC 3
NHU CẦU VỀ NGUYÊN LIỆU
(Kèm theo Quyết định số 6868/QĐ-BCT ngày 27 tháng 12 năm 2010 của Bộ
Công thương)
Đơn
vị: Nghìn tấn/năm
STT
|
Loại
nguyên liệu
|
Giai
đoạn
|
Nguồn
cung cấp
|
2011-2015
|
2016-2020
|
2021-2025
|
1
|
Than cám 4a, 4b
|
1.600
|
1.600
|
1.600
|
Tập
đoàn TKV/nhập khẩu
|
2
|
Khí thiên nhiên
|
1,125
tỷ m3/năm
|
1,125
tỷ m3/năm
|
1,125
tỷ m3/năm
|
Petro
VietNam
|
3
|
Apatit loại I/tinh quặng
|
1.836
|
2.550
|
2.550
|
Tập
đoàn Hoá chất Việt Nam
|
4
|
Apatit loại II dạng cục
|
770
|
770
|
770
|
Tập
đoàn Hoá chất Việt Nam
|
5
|
Than cục
|
242
|
242
|
242
|
Tập
đoàn TKV
|
6
|
Than cám số 5
|
128,5
|
173,5
|
173,5
|
Tập
đoàn TKV
|
7
|
Lưu huỳnh
|
461,2
|
854,8
|
854,8
|
Nhập
khẩu/ Petro VietNam
|
8
|
Amoniac
|
220,9
|
395,1
|
395,1
|
Nhập
khẩu/ Petro VietNam
|