Thứ 5, Ngày 07/11/2024

Quyết định 67/2009/QĐ-UBND về tổ chức và hoạt động của nhân viên khuyến nông xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành

Số hiệu 67/2009/QĐ-UBND
Ngày ban hành 13/05/2009
Ngày có hiệu lực 23/05/2009
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Trịnh Duy Hùng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 67/2009/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 13 tháng 05 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÂN VIÊN KHUYẾN NÔNG XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN NƠI CÓ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 56/2005/NĐ-CP ngày 24/6/2005 của Chính phủ về khuyến nông, khuyến ngư;
Căn cứ Thông tư số 04/2009/TT-BNN ngày 21/01/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn nhiệm vụ của cán bộ, nhân viên chuyên môn, kỹ thuật ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công tác trên địa bàn cấp xã;
Căn cứ Nghị quyết số 14/2008/NQ-HĐND ngày 09/12/2008 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về việc quy định mức phụ cấp đối với một số cán bộ chuyên ngành xã, phường, thị trấn và ở thôn bản trên địa bàn thành phố Hà Nội;
Xét đề nghị của Liên ngành: Nội vụ - Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 75/LN: NV-NN&PTNT 21/4/2009 về việc ban hành Quy định về tổ chức và hoạt động của nhân viên khuyến nông xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố Hà Nội,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy định về tổ chức và hoạt động của nhân viên khuyến nông xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 65/2003/QĐ-UB ngày 28/5/2003 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành Quy định tổ chức và hoạt động của Khuyến nông viên cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội, Quyết định 1201-QĐ/UB ngày 22/8/2002 của UBND tỉnh Hà Tây về việc ban hành Quy chế tạm thời tổ chức hoạt động của mạng lưới khuyến nông viên cơ sở.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND thành phố, Giám đốc các Sở: Nội vụ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tài chính; Thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thành phố trực thuộc và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (để báo cáo);
- TT Thành ủy, TT HĐND TP (để báo cáo);
- Đ/c Chủ tịch UBND TP (để báo cáo);
- Các đ/c PCT UBND TP;
- Cục Kiểm tra văn bản – Bộ Tư pháp; (để kiểm tra);
- Website Chính phủ, Công báo UBND Thành phố;
- VPUB: các PVP, NN (Túy, Hùng), KT, TH;
- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trịnh Duy Hùng

 

QUY ĐỊNH

 VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÂN VIÊN KHUYẾN NÔNG XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN NƠI CÓ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 67/2009/QĐ-UBND ngày 13/5/2009 của UBND thành phố Hà Nội)

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định về tổ chức và hoạt động của nhân viên khuyến nông xã, phường, thị trấn (sau đây được gọi chung là cấp xã) nơi có sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nhân viên làm công tác khuyến nông tại các xã, phường, thị trấn nơi có sản xuất nông nghiệp.

Điều 3. Về tổ chức và thẩm quyền quản lý

1. Tại mỗi xã, phường, thị trấn nơi có sản xuất nông nghiệp được bố trí một nhân viên khuyến nông.

2. Nhân viên khuyến nông do UBND cấp xã ký hợp đồng theo quy định hiện hành của Luật Lao động, sau khi có sự thỏa thuận của Trạm Khuyến nông cấp huyện; thời hạn ký hợp đồng là 01 năm.

3. Nhân viên khuyến nông chịu sự quản lý nhà nước của UBND cấp xã; đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Trạm Khuyến nông cấp huyện.

Điều 4. Tiêu chuẩn nhân viên khuyến nông

1. Có trình độ chuyên môn từ trung cấp nông nghiệp trở lên;

2. Độ tuổi: theo quy định của Luật Lao động;

3. Có hộ khẩu thường trú tại địa phương;

4. Có khả năng tổ chức, quản lý và tham mưu đề xuất với chính quyền địa phương về công tác khuyến nông; có phẩm chất đạo đức và sức khỏe tốt.

[...]