Quyết định 661/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Đề án Phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030 do tỉnh Kon Tum ban hành

Số hiệu 661/QĐ-UBND
Ngày ban hành 13/07/2020
Ngày có hiệu lực 13/07/2020
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Kon Tum
Người ký Nguyễn Hữu Tháp
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 661/QĐ-UBND

Kon Tum, ngày 13 tháng 7 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG LÂM THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2020-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22 tháng 3 năm 2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp Quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030;

Căn cứ Quyết định số 245/QĐ-BNN-CBTTNS ngày 16 tháng 01 tháng 2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Kế hoạch tái cơ cấu lại lĩnh vực chế biến nông sản theo hướng nâng cao năng lực chế biến gắn với phát triển thị trường đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 630/QĐ-UBND ngày 24 tháng 6 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum về việc sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 1 Quyết định số 31/QĐ-UBND ngày 10 tháng 01 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Chương trình hành động triển khai thực hiện 03 lĩnh vực đột phá phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 trên địa bàn tỉnh Kon Tum;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 130/TTr-SNN-KH ngày 12 tháng 6 năm 2020.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030” với nội dung chủ yếu như phụ lục kèm theo.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế và các sở, ngành liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện các nhiệm vụ về đầu tư phát triển hạ tầng đồng bộ, hỗ trợ đầu tư, vận động thu hút đầu tư nhằm huy động các nguồn lực phát triển nguyên liệu ổn định phục vụ cho công tác chế biến.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tham mưu thực hiện Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 65/2017/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ về hỗ trợ đầu tư, phát triển và chế biến dược liệu.

2. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, bố trí kinh phí hỗ trợ thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, kinh phí thực hiện nhiệm vụ khuyến nông, khuyến công, nghiên cứu khoa học, tuyên truyền, tập huấn, đào tạo.. để tổ chức thực hiện Đề án phù hợp với khả năng ngân sách địa phương.

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Trực tiếp triển khai, kiểm tra thực hiện các nhiệm vụ của Đề án, thúc đẩy triển khai các dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư; phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu các giải pháp triển khai tích tụ đất nông nghiệp hình thành cánh đồng lớn, vùng sản xuất chuyên canh, tăng cường cơ giới hóa; triển khai thực hiện hiệu quả Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với chế biến, Đề án dược liệu; khẩn trương xây dựng Đề án nông nghiệp hữu cơ, tham mưu xây dựng Đề án Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, nhằm đáp ứng yêu cầu nguyên liệu cho công tác chế biến.

- Triển khai phát triển nông nghiệp đi vào chiều sâu theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ; xây dựng các mô hình khuyến nông chuyển giao nhanh giống mới, phương pháp canh tác tiên tiến, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ cho người dân. Triển khai hỗ trợ xây dựng và nhân rộng mô hình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản như VietGAP, Global GAP, nhằm cung ứng sản phẩm đạt chất lượng, an toàn thực phẩm phục vụ cho các nhà máy chế biến, xuất khẩu theo Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ.

- Tham mưu giải pháp chống hạn, đảm bảo nguồn nước tưới cho vùng nguyên liệu, phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng. Rà soát đề xuất điều chỉnh bổ sung danh mục dự án khuyến khích thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh, ưu tiên thu hút đầu tư đối với các dự án phát triển vùng nguyên liệu, đầu tư các nhà máy chế biến có công nghệ hiện đại, tiên tiến, thân thiện với môi trường.

4. Sở Công Thương: Ưu tiên kinh phí khuyến công, kinh phí xúc tiến thương mại cho nhiệm vụ phát triển chế biến nông sản; kết nối với các hệ thống siêu thị tại các trung tâm lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,... ; hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá thương hiệu, sản phẩm nông sản Kon Tum, hỗ trợ thông tin về thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước, để doanh nghiệp, người dân biết có kế hoạch sản xuất..

5. Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương rà soát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; tổ chức giao, cho thuê đất tạo thuận lợi để nhà đầu tư tham gia phát triển vùng nguyên liệu, tham mưu các giải pháp triển khai tích tụ đất nông nghiệp hình thành cánh đồng lớn.

6. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Phối hợp với các sở, ban ngành, huyện, thành phố thực hiện có hiệu quả Quyết định số 209/QĐ-UBND ngày 10 tháng 3 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến 2020 trên địa bàn tỉnh Kon Tum”; Quyết định số 1258/QĐ-UBND ngày 24 tháng 10 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về sửa đổi, bổ sung đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến 2020 trên địa bàn tỉnh Kon Tum” ban hành kèm theo Quyết định số 209/QĐ-UBND ngày 10 tháng 3 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh và bổ sung các nội dung phù hợp nhu cầu phát triển công nghiệp chế biến của tỉnh đến năm 2030.

7. Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, địa phương tham mưu triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu, chuyển giao mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến phục vụ cho sản xuất, chế biến và bảo quản sau thu hoạch các sản phẩm Nông - Lâm - Thủy sản. Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tham gia Quỹ đổi mới công nghệ Quốc gia để đổi mới công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch; hỗ trợ chuyển giao công nghệ, sản xuất thử nghiệm nhằm hoàn thiện công nghệ, thiết bị tiên tiến để ứng dụng vào sản xuất quy mô công nghiệp.

8. Liên minh Hợp tác xã tỉnh: Thực hiện tốt vai trò tư vấn hỗ trợ các hợp tác xã phát triển; phối hợp tốt với các địa phương và các ngành để củng cố các hợp tác xã hoạt động có hiệu quả; có kế hoạch phát triển hợp tác xã kiểu mới phù hợp với điều kiện từng ngành nghề, địa phương.

9. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Phối hợp với các sở, ban ngành có liên quan để có kế hoạch giao đất, đền bù giải phóng mặt bằng những địa điểm bố trí các dự án theo quy hoạch; thông tin, phổ biến nội dung Đề án cho Nhân dân, doanh nghiệp được biết và thực hiện. Tham mưu, trình cấp thẩm quyền chỉ tiêu chuyển đổi từ đất khác sang đất nông nghiệp để đảm bảo phát triển vùng nguyên liệu ổn định, bền vững trong kỳ quy hoạch sử dụng đất 2021-2030 và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2021-2025 trên địa bàn huyện, thành phố; rà soát quỹ đất có khả năng sản xuất vùng nguyên liệu tập trung để đưa vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhằm giới thiệu cho nhà đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, chế biến. Trước mắt mỗi huyện nghiên cứu bố trí khoảng 500 - 1.000 ha để trồng cây ăn quả, xem xét chuyển các diện tích phù hợp với cây ăn quả hiện đang trồng các loài cây có năng suất, hiệu quả kém như: diện tích cao su già cỗi, một số diện tích trồng sắn, diện tích đất lúa không đủ nước, … chuyển sang trồng cây ăn quả và trồng các loài cây dược liệu khác cho giá trị kinh tế cao hơn.

- Phê duyệt, tính toán cân đối, huy động các nguồn lực để thực hiện; trong quá trình triển khai nếu có phát sinh thì cần tính toán điều chỉnh và thông báo kịp thời cho các ngành để thực hiện.

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ