ỦY
BAN NHÂN DÂN
QUẬN BÌNH TÂN
******
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******
|
Số:
648/2007/QĐ-UBND
|
Bình
Tân, ngày 26 tháng 02 năm 2007
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC
PHÁP LUẬT NĂM 2007 TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BÌNH TÂN
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN BÌNH TÂN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết số 72/2006/NQ-QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 về Chương trình
xây dựng luật, pháp lệnh năm 2007 của Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 10;
Căn cứ Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09 tháng 12 năm 2003 của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân;
Căn cứ Quyết định số 01/2007/QĐ-UBND ngày 05 tháng 01 năm 2007 của Ủy ban nhân
dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo
dục pháp luật năm 2007 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;
Xét đề nghị của Phòng Tư pháp - Cơ quan Thường trực Hội đồng Phối hợp công tác
phổ biến, giáo dục pháp luật quận Bình Tân,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch phổ biến, giáo
dục pháp luật năm 2007 trên địa bàn quận Bình Tân.
Điều 2.
Căn cứ Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2007 của
Ủy ban nhân dân quận Bình Tân, Ủy ban nhân dân 10 phường, thủ trưởng các phòng,
ban quản lý Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các ban ngành, đoàn thể quận có trách
nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật năm
2007 của cơ quan, đơn vị, địa phương mình.
Điều 3.
Trưởng Phòng Tư pháp quận theo dõi, đôn đốc, kiểm tra,
giúp Ủy ban nhân dân 10 phường, các phòng, ban, đơn vị sự nghiệp, đoàn thể của
quận trong việc tổ chức thực hiện các nội dung của Kế hoạch này.
Điều 4.
Quyết định này có hiệu lực sau 07 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 5.
Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận,
Trưởng Phòng Tư pháp, Thủ trưởng các phòng, ban quản lý Nhà nước, đơn vị sự
nghiệp, các ban, ngành, đoàn thể quận, Chủ tịch Ủy ban nhân dân 10 phường,
Thành viên Hội đồng Phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật quận chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Trần Văn Thuận
|
KẾ HOẠCH
PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT NĂM 2007 TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BÌNH
TÂN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 648/2007/QĐ-UBND ngày 26 tháng 02 năm 2007
của Ủy ban nhân dân quận Bình Tân)
I. MỤC ĐÍCH
YÊU CẦU:
- Nhằm không ngừng nâng cao hiểu
biết, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức
và nhân dân trên địa bàn quận. Qua đó, góp phần đấu tranh phòng ngừa và ngăn chặn
kịp thời các hiện tượng tiêu cực trong đời sống xã hội cũng như trong hoạt động
quản lý.
- Thông qua công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật, nhằm nâng cao trách nhiệm của từng thành viên trong Hội đồng
Phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật quận; tăng cường mối quan hệ phối
hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú nhằm
đảm bảo cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn quận được duy
trì thường xuyên, liên tục và đạt hiệu quả cao.
- Thông qua hoạt động tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục pháp luật, góp phần hoàn thành kế hoạch kinh tế - xã hội năm
2007 trên địa bàn quận.
II. NỘI DUNG
VĂN BẢN PHÁP LUẬT CHỦ YẾU CẦN PHỔ BIẾN TRONG NĂM 2007:
Trong năm 2007, Ủy ban nhân dân
quận Bình Tân tập trung phổ biến các văn bản pháp luật, như sau:
- Bộ Luật Dân sự năm 2005;
- Bộ Luật Lao động (sửa đổi, bổ
sung);
- Luật Đất đai năm 2003 và các
văn bản hướng dẫn thi hành;
- Luật Xây dựng năm 2003 và các
văn bản hướng dẫn thi hành;
- Luật Hôn nhân và Gia đình và
các văn bản hướng dẫn thi hành;
- Luật Khiếu nại, tố cáo (sửa đổi,
bổ sung);
- Luật Thanh tra năm 2004;
- Luật Giáo dục năm 2005;
- Luật Giao thông đường bộ và
các văn bản hướng dẫn thi hành;
- Luật Phòng, chống ma túy;
- Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo
dục trẻ em;
- Luật Ban hành văn bản quy phạm
pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân;
- Luật Thanh niên;
- Luật Phòng cháy và chữa cháy;
- Luật Phòng, chống tham nhũng;
- Luật Thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí;
- Luật Sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Nghĩa vụ quân sự;
- Luật Quốc phòng;
- Luật Công chứng;
- Luật Cư trú;
- Luật Trợ giúp pháp lý;
- Luật Nhà ở và các văn bản hướng
dẫn thi hành;
- Luật Bảo hiểm xã hội;
- Luật Phòng, chống nhiễm vi rút
gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS);
- Luật Kinh doanh bất động sản;
- Luật Đê điều;
- Luật Quản lý thuế;
- Luật Sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Tổ chức Quốc hội;
- Luật Tương trợ tư pháp;
- Luật Bình đẳng giới;
- Pháp lệnh Bảo vệ bí mật Nhà nước;
- Pháp lệnh Cán bộ, công chức (sửa
đổi, bổ sung);
- Pháp lệnh Dân số;
- Pháp lệnh Phòng, chống mại
dâm;
- Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành
chính năm 2002;
- Pháp lệnh Dự bị động viên;
- Pháp lệnh về Tổ chức và hoạt động
hòa giải ở cơ sở;
- Nghị định số 160/1999/NĐ-CP
ngày 18 tháng 10 năm 1999 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp
lệnh về Tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở;
- Nghị định số 126/2004/NĐ-CP
ngày 26 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt
động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà;
- Nghị định số 182/2004/NĐ-CP
ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực đất đai;
- Nghị định số 76/2006/NĐ-CP
ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực tư pháp;
- Nghị định số 108/2005/NĐ-CP ngày
19 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 51/CP
ngày 10 tháng 5 năm 1997 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ khẩu;
- Nghị định số 158/2005/NĐ-CP
ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch;
- Nghị định số 56/2006/NĐ-CP
ngày 06 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt
động văn hóa - thông tin;
- Nghị định số 90/2006/NĐ-CP
ngày 06 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở;
- Nghị định số 136/2006/NĐ-CP
ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu
nại, tố cáo;
Ngoài ra, UBND quận sẽ tổ chức
phổ biến các văn bản pháp luật được ban hành trong năm 2007 và các văn bản quy
phạm pháp luật khác mà các cơ quan, đơn vị trên địa bàn quận có nhu cầu.
III. BIỆN
PHÁP THỰC HIỆN:
1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo:
- Tiếp tục kiện toàn và nâng cao
vai trò hoạt động của Hội đồng Phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
quận.
- Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các báo cáo viên pháp luật trên địa bàn quận,
các cộng tác viên trợ giúp pháp lý, hội viên Hội Luật gia, các hòa giải viên ở
cơ sở, thành lập các Câu lạc bộ pháp luật tại các phường thuộc quận.
- Hoạt động phổ biến, giáo dục
pháp luật của quận tập trung hướng về cơ sở,
nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân và
người lao động trên địa bàn quận, mở rộng đến các đối tượng là học sinh, người lao động.
2. Hình thức tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục pháp luật:
Để thực hiện tốt công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật năm 2007, Hội đồng Phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp
luật và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức nhiều hình thức tuyên truyền
trong việc phổ biến, giáo dục pháp luật, như: tuyên truyền
miệng, tuyên truyền thông qua phương tiện thông tin đại
chúng, tuyên truyền thông qua tủ sách pháp luật 10 phường,…
Trong đó, tăng cường tuyên truyền thông qua các hội thi
tìm hiểu pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí, thông qua tài liệu hỏi – đáp
pháp luật, bản tin Bình Tân...
3. Biện pháp thực hiện:
Để thực hiện tốt Kế hoạch phổ biến,
giáo dục pháp luật năm 2007, cần áp dụng các biện pháp chủ yếu, như sau:
- Tổ chức phổ biến kịp thời các
văn bản pháp luật cho lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức của quận và phường;
các báo cáo viên pháp luật; thành viên Hội đồng Phối hợp công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật; hội viên Hội Luật gia; các cộng tác viên trợ giúp pháp lý;
các hòa giải viên ở cơ sở,…
- Tăng cường tổ chức các hội thi
tìm hiểu pháp luật trong cán bộ, công chức, viên chức, người
lao động, thanh niên, học sinh trên địa bàn quận.
- Tiếp tục duy trì và phát triển
nội dung của các chuyên mục tìm hiểu pháp luật trên bản tin của quận bằng hình
thức: hỏi - đáp pháp luật, hội thi tìm hiểu pháp luật…
- Thành lập các “Câu lạc bộ pháp
luật” tại 10 phường để tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật tại phường.
- Tăng cường tổ chức trợ giúp
pháp lý lưu động kết hợp báo cáo chuyên đề pháp luật tại 10 phường.
- Củng cố lực lượng hòa giải
viên ở cơ sở nhằm thực hiện tốt công tác hòa giải trên địa bàn quận.
- Biên soạn, in ấn 02 tài liệu hỏi
- đáp pháp luật để cấp phát kịp thời cho cán bộ cơ sở và
nhân dân.
- Trang bị sách pháp luật cho tủ
sách pháp luật 10 phường, đặc biệt là chú ý khai thác khả
năng phục vụ của tủ sách, nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu pháp luật của cán bộ cơ sở, người lao động và nhân dân.
IV. PHÂN CÔNG
THỰC HIỆN:
- Căn cứ vào kế hoạch của UBND quận,
Hội đồng Phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật quận tổ chức họp định kỳ
hàng quý để thông qua kế hoạch và báo cáo quý theo quy định. Từng thành viên của
Hội đồng chủ động tổ chức hoặc phối hợp tổ chức thực hiện tốt công tác tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong phạm vi cơ quan, đơn vị do mình phụ
trách.
- Giao Phòng Tư pháp quận với tư
cách là thường trực Hội đồng, trực tiếp giúp Hội đồng trong việc ban hành kế hoạch,
tổng hợp báo cáo, dự trù kinh phí, chủ động tổ chức hoặc phối hợp với các cơ
quan, đơn vị của quận và 10 phường để tổ chức tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục pháp luật bằng nhiều hình thức như: tuyên truyền miệng, trợ
giúp pháp lý lưu động, hội thi, hội thảo, biên soạn tài liệu hỏi - đáp pháp luật,…
- Giao Phòng Nội vụ quận phối hợp
với Phòng Tư pháp và các cơ quan, đơn vị khác tổ chức phổ biến, giáo dục pháp
luật trong cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn quận.
- Phòng Giáo dục quận tổ chức phổ
biến kiến thức pháp luật cho giáo viên, cán bộ quản lý và học sinh trên địa bàn
quận.
- Giao Phòng Tài chính - Kế hoạch
quận: cấp phát kinh phí kịp thời để thực hiện tốt việc tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật trên địa bàn quận.
- Quận Đoàn, Liên đoàn Lao động quận
phối hợp chặt chẽ với Phòng Tư pháp và các ngành, các cấp để phổ biến kiến thức
pháp luật cho đoàn viên, thanh niên, cán bộ công đoàn và người lao động trên địa
bàn quận, duy trì và phát triển các lớp học về Bộ Luật Lao động để nâng cao sự
hiểu biết, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật cho người lao động.
- Phòng Lao động - Thương binh
và Xã hội, Phòng Văn hóa - Thông tin - Thể thao, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam quận Bình Tân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Quận Đội, Phòng Tài nguyên - Môi trường,
Phòng Kinh tế, Phòng Quản lý đô thị, Trung tâm Văn hóa - Thể dục - Thể thao và
các cơ quan đơn vị khác có liên quan, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của
mình tổ chức hoặc phối hợp tổ chức triển khai tốt các nội dung, hình thức, các
biện pháp tuyên truyền đã đề ra trong Kế hoạch này.
- UBND 10 phường thuộc quận: chủ
động phối hợp với các ban ngành, đoàn thể xây dựng kế hoạch phổ biến, giáo dục
pháp luật trên địa bàn của phường. Chủ tịch UBND 10 phường chịu trách nhiệm chỉ
đạo trực tiếp việc thực hiện tuyên truyền, tuyên truyền lại cho cán bộ, công chức
và nhân dân trên địa bàn mình quản lý, cấp phát lại tài liệu hỏi - đáp pháp luật.
UBND 10 phường cần tăng cường xây dựng, củng cố lực lượng hòa giải viên cơ sở
nhằm đảm bảo đủ số lượng và chất lượng theo quy định của pháp luật. Tăng cường
tập huấn nghiệp vụ cho các hòa giải viên, tổ chức sơ kết, tổng kết, rút kinh
nghiệm về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở, đảm bảo khai thác tốt khả năng
phục vụ của tủ sách pháp luật tại phường.
- Thành viên Hội đồng Phối hợp công
tác phổ biến, giáo dục pháp luật quận, Ủy ban nhân dân 10 phường, Thủ trưởng
các phòng, ban quản lý Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các ban ngành, đoàn thể
quận thực hiện báo cáo quý trước và kế hoạch quý sau (báo cáo và kế hoạch gửi
cho Phòng Tư pháp quận trước ngày 15 của tháng cuối quý).
Trên đây là Kế hoạch phổ biến,
giáo dục pháp luật năm 2007 trên địa bàn quận Bình Tân./.