ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
643/QĐ-UBND
|
Đà
Nẵng, ngày 08 tháng 3 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP THỰC HIỆN CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG, TIẾP NHẬN, PHÂN
PHỐI VÀ SỬ DỤNG CÁC NGUỒN ĐÓNG GÓP TỰ NGUYỆN HỖ TRỢ KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN DO THIÊN
TAI, DỊCH BỆNH, SỰ CỐ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22
tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 93/2021/NĐ-CP
ngày 27/10/2021 của Chính phủ về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các
nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự
cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo;
Theo đề nghị của Sở Tài chính tại
Công văn số 482/STC-HCSN ngày 17 tháng 02 năm 2022,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết
định này “Quy chế phối hợp thực hiện công tác vận động, tiếp nhận, phân phối và
sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch
bệnh, sự cố trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố; Chủ tịch
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố; Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ thành phố;
Giám đốc các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Tài chính, Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông,
Xây dựng, Công Thương; Giao thông Vận tải; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Đà Nẵng và
Thủ trưởng các cơ quan khác có liên quan căn cứ Quyết định này thực hiện./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- CT và các PCT UBND TP;
- Các Sở, ban, ngành, hội, đoàn thể;
- UBND các quận, huyện;
- Sở Tài chính;
- Lưu: VT, STC.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hồ Kỳ Minh
|
QUY CHẾ
PHỐI HỢP THỰC HIỆN CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG, TIẾP NHẬN, PHÂN PHỐI VÀ SỬ DỤNG
CÁC NGUỒN ĐÓNG GÓP TỰ NGUYỆN HỖ TRỢ KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN DO THIÊN TAI, DỊCH BỆNH,
SỰ CỐ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 643/QĐ-UBND ngày 08 tháng 3 năm 2022 của
UBND thành phố Đà Nẵng)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định phạm vi trách
nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương, tổ chức, cá nhân liên quan để triển
khai các hoạt động, nhiệm vụ liên quan đến việc vận động, tiếp nhận, phân phối
và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước và
ngoài nước hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố. Quy chế
này chỉ áp dụng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
2. Đối tượng áp dụng
Quy chế này áp dụng đối với các cơ
quan, đơn vị, địa phương, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc quản lý, sử dụng
kinh phí vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục
khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố.
Điều 2. Mục
đích phối hợp
1. Thiết lập cơ chế phối hợp đồng bộ,
quy định nhiệm vụ và trách nhiệm phối hợp giữa các sở, ban, ngành, các cơ quan,
tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan đến việc vận động, tiếp nhận, phân phối
và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng bảo đảm
tính chặt chẽ và tuân thủ quy định pháp luật.
2. Nâng cao hiệu quả, hiệu lực công
tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng
các nguồn đóng góp tự nguyện.
Điều 3. Nguyên
tắc phối hợp
1. Bảo đảm sự quản lý thống nhất, đồng
bộ, hiệu quả, có phân công trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị, địa phương
trong việc chủ trì, phối hợp thực hiện quản lý vận động, tiếp nhận, phân phối
và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện.
2. Việc phối hợp dựa trên cơ sở chức
năng, nhiệm vụ được giao của các cơ quan, đơn vị, địa phương; bảo đảm triển
khai đầy đủ, chặt chẽ, đúng quy định nhằm phục vụ tốt công tác quản lý nhà nước
về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện trên
địa bàn thành phố; tuân thủ quy định của Quy chế này và các quy định của pháp
luật có liên quan.
3. Công khai đầy đủ, kịp thời, chính
xác các hoạt động có liên quan đến việc vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng
nguồn đóng góp tự nguyện theo quy định.
Chương II
PHÂN CÔNG NHIỆM
VỤ CÁC ĐƠN VỊ THỰC HIỆN CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG, TIẾP NHẬN, QUẢN LÝ, PHÂN PHỐI VÀ SỬ
DỤNG CÁC NGUỒN ĐÓNG GÓP TỰ NGUYỆN
Điều 4. Nhiệm vụ
phối hợp của các cơ quan, đơn vị
1. Nhiệm vụ của Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam thành phố (UBMTTQVN thành phố)
a) Thành lập Ban Vận động cấp thành
phố (lãnh đạo UBMTTQVN thành phố là Trưởng ban, Trưởng ban quyết định thành phần
Ban Vận động gồm đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan).
b) Thực hiện kêu gọi, vận động đóng
góp tự nguyện khi có thiên tai, dịch bệnh, sự cố xảy ra gây thiệt hại về người
và tài sản hoặc ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân theo quy định của pháp luật.
c) Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền
thông và các cơ quan thông tin đại chúng để phổ biến, thông tin rộng rãi ý kiến
của cuộc vận động, thời gian, địa điểm tiếp nhận, tài khoản tiếp nhận đến các tổ
chức, cá nhân tự nguyện đóng góp.
d) Chủ trì, phối hợp với UBND thành
phố tiếp nhận, quản lý, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện đến các địa phương,
nhân dân vùng thiên tai, dịch bệnh, sự cố đảm bảo kịp thời, đúng mục đích, đúng
đối tượng, công khai và minh bạch. Việc tiếp nhận, quản lý, phân phối, nội dung
chi từ các nguồn đóng góp tự nguyện được thực hiện theo đúng quy định. Trong đó
lưu ý một số nội dung:
- Thời gian tiếp nhận các khoản đóng góp
không quá 90 ngày, trường hợp cần thiết thì có thể quyết định kéo dài thời gian
tiếp nhận các khoản đóng góp tự nguyện.
- Đối với tiếp nhận, quản lý hiện vật
thì phải được giao, nhận đầy đủ về số lượng, chủng loại, bảo quản, lưu trữ theo
đúng quy định.
- Đối với những khoản tiếp nhận có điều
kiện, địa chỉ cụ thể thì thực hiện theo đúng cam kết.
- Căn cứ hướng dẫn của Bộ, ngành
Trung ương về tiếp nhận nguồn đóng góp tự nguyện để hỗ trợ hoặc chuyển giao cho
các Bộ, ngành Trung ương, địa phương khác nơi bị thiên tai, dịch bệnh, sự cố hoặc
giữ lại để sử dụng trực tiếp hỗ trợ thiên tai, dịch bệnh, sự cố.
- Nguồn đóng góp tự nguyện chưa sử dụng
hết được sử dụng cho các nhiệm vụ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự
cố của đợt sau. Trường hợp cuối năm tiền đóng góp tự nguyện còn dư thì được
chuyển sang năm sau để tiếp tục thực hiện.
đ) Thực hiện báo cáo tình hình và kết
quả vận động, tiếp nhận và phân phối nguồn đóng góp tự nguyện theo chế độ quy định.
e) Mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước
hoặc ngân hàng thương mại để tiếp nhận, quản lý toàn bộ tiền đóng góp tự nguyện
của các tổ chức, cá nhân trong thời gian tiếp nhận.
2. Nhiệm vụ của Hội Chữ thập đỏ
thành phố
a) Thực hiện kêu gọi, vận động tổ chức
chữ thập đỏ trong nước và ngoài nước ủng hộ theo quy định của pháp luật hiện
hành về hoạt động Chữ thập đỏ.
b) Mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước
hoặc ngân hàng thương mại để tiếp nhận các khoản đóng góp ủng hộ đồng bào các
quốc gia khác. Toàn bộ số tiền tiếp nhận được nộp vào tài khoản của Hội Chữ thập
đỏ thành phố và chuyển về tài khoản của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.
c) Tiếp nhận, phân phối, sử dụng và
công khai nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch
bệnh, sự cố thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật về hoạt động chữ thập
đỏ và quy định của pháp luật có liên quan.
d) Thực hiện công khai tiếp nhận,
phân phối tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện ủng hộ nhân dân các quốc gia khác
theo quy định.
3. Nhiệm vụ của Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội
a) Chủ trì phối hợp với UBND các quận,
huyện xác định nhu cầu và đề xuất phân bổ kinh phí, hiện vật để hỗ trợ cho các
đối tượng, gia đình bị thiên tai, dịch bệnh, sự cố theo chức năng, thẩm quyền
quy định.
b) Tiếp nhận, phân phối, công khai và
báo cáo tình hình kinh phí hỗ trợ
c) Thanh tra, kiểm tra, xử lý các vấn
đề liên quan đến việc tiếp nhận và sử dụng kinh phí hỗ trợ thuộc thẩm quyền
theo quy định.
4. Nhiệm vụ của Sở Y tế
a) Chủ trì, phối hợp với đơn vị liên
quan xác định nhu cầu và đề xuất phân bổ kinh phí để hỗ trợ mua sắm trang thiết
bị, vật tư y tế, hàng hóa cần thiết phòng chống dịch bệnh; hỗ trợ các đối tượng
phải áp dụng biện pháp cách ly y tế trong thời gian cách ly y tế tại các cơ sở
y tế công lập do phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo yêu cầu của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo chức năng, thẩm quyền quy định.
b) Tiếp nhận, phân phối, công khai và
báo cáo tình hình kinh phí hỗ trợ theo quy định.
c) Thanh tra, kiểm tra, xử lý các vấn
đề liên quan đến việc tiếp nhận và sử dụng kinh phí hỗ trợ thuộc thẩm quyền theo
quy định.
5. Nhiệm vụ của Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn
a) Chủ trì phối hợp với các đơn vị, địa
phương tổng hợp nhu cầu và đề xuất phân bổ kinh phí, hiện vật để hỗ trợ giống
cây hồng, vật nuôi, thủy sản, vật tư, trang thiết bị, nhiên liệu thiết yếu;
công cụ, phương tiện sản xuất bị mất, hư hỏng nặng do thiên tai, sự cố gây ra để
phục hồi sản xuất và hỗ trợ cải tạo diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị xói
mòn, bồi lập; sửa chữa, khôi phục công trình phòng, chống thiên tai,... và công
trình hạ tầng thiết yếu khác bị thiệt hại theo chức năng, thẩm quyền quy định.
b) Tiếp nhận, phân phối, công khai và
báo cáo tình hình kinh phí hỗ trợ theo quy định.
c) Thanh tra, kiểm tra, xử lý các vấn
đề liên quan đến việc tiếp nhận và sử dụng kinh phí hỗ trợ thuộc thẩm quyền
theo quy định.
6. Nhiệm vụ của Sở Thông tin và
Truyền thông
Chủ trì, phối hợp với UBMTTQVN thành
phố, Đài Phát thanh truyền hình Đà Nẵng và các ngành, địa phương có liên quan
thực hiện đưa tin chính xác, kịp thời trong quá trình vận động, tiếp nhận, phân
phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch
bệnh, sự cố.
7. Nhiệm vụ của Sở Tài chính
a) Phối hợp với UBMTTQVN thành phố và
các cơ quan liên quan quản lý đối với nguồn đóng góp tự nguyện được chuyển vào
ngân sách thành phố theo quy định hiện hành của pháp luật về ngân sách nhà nước;
b) Thanh tra, kiểm tra, xử lý các vấn
đề liên quan đến việc tiếp nhận và sử dụng kinh phí hỗ trợ thuộc thẩm quyền theo
quy định.
8. Nhiệm vụ của các Sở: Tài nguyên
và Môi trường, Xây dựng, Công Thương, Giao thông Vận tải, Giáo dục và Đào tạo,...
a) Theo chức năng, nhiệm vụ được giao
có trách nhiệm tổ chức thực hiện, theo dõi, đề xuất cấp có thẩm quyền hỗ trợ
các vấn đề về ô nhiễm môi trường, cung cấp điện, nước sinh hoạt, cung ứng vật
tư, hàng hóa thiết yếu và bình ổn thị trường, công trình giao thông, thông tin,
trường học, phương tiện vận chuyển,... do thiên tai, dịch bệnh, sự cố gây ra.
b) Tiếp nhận, phân phối, công khai và
báo cáo tình hình kinh phí hỗ trợ theo quy định.
c) Thanh tra, kiểm tra, xử lý các vấn
đề liên quan đến việc tiếp nhận và sử dụng kinh phí hỗ trợ thuộc thẩm quyền
theo quy định.
9. Nhiệm vụ của UBND các quận, huyện
a) Phối hợp với UBMTTQVN thành phố và
Hội Chữ thập đỏ thành phố thực hiện công tác vận động, tiếp nhận, phân phối và
sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch
bệnh, sự cố trên địa bàn; thực hiện đảm bảo theo đúng quy định tại Nghị định số
93/2021/NĐ-CP và theo Quy chế này.
b) Phối hợp các Sở, ngành, và chỉ đạo
UBND các phường, xã xác định nhu cầu và đề xuất hỗ trợ cho các đối tượng, hộ
gia đình bị ảnh hưởng do thiên tai, dịch bệnh, sự cố trên địa bàn thuộc phạm vi
quản lý.
c) Thực hiện tiếp nhận, quản lý, sử dụng
và báo cáo tình hình và kết quả vận động, tiếp nhận và phân phối nguồn đóng góp
tự nguyện theo chế độ quy định (kể cả nguồn đóng góp tự nguyện tại phường, xã).
d) Hướng dẫn UBND phường, xã thực hiện
theo dõi tình hình diễn biến thiên tai, dịch bệnh, sự cố để cung cấp thông tin
khi có yêu cầu của tổ chức, cá nhân đóng góp hoặc nhận hỗ trợ và cơ quan có thẩm
quyền phục vụ công tác hướng dẫn, theo dõi, thanh tra, kiểm
tra, giám sát, xử lý vi phạm.
10. Các đơn vị tổ chức, cá nhân
khác có liên quan
a) Theo chức năng, nhiệm vụ của mình
có trách nhiệm phối hợp khi có chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền.
b) Đối với nguồn đóng góp tự nguyện
do doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức cá nhân vận động, tiếp nhận và Các quỹ từ
thiện
- Có trách nhiệm phối hợp với UBND quận,
huyện, phường, xã, nơi tiếp nhận hỗ trợ để phân phối nguồn đóng góp tự nguyện vận
động được theo mục đích, phạm vi hoạt động và thông báo với UBMTTQVN thành phố,
các tổ chức, cá nhân đóng góp.
- Thông báo với UBND quận, huyện, phường,
xã, nơi tiếp nhận hỗ trợ theo phân cấp để phối hợp xác định phạm vi, đối tượng,
mức, thời gian hỗ trợ và thực hiện phân phối, sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện
vận động được.
- Thực hiện công khai các khoản đóng
góp, sử dụng và quyết toán theo quy định.
Trong quá trình thực hiện Quy chế
này, nếu có vướng mắc hoặc phát sinh vấn đề mới cần sửa đổi, bổ sung, đề nghị
cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan kịp thời phản ánh, kiến nghị về Sở Tài
chính để tổng hợp, tham mưu UBND thành phố xem xét điều chỉnh cho phù hợp./.