Quyết định 640/QĐ-UBND năm 2021 về Đề án “Xây dựng Trường cao đẳng nghề Kỹ thuật -Công nghệ Tuyên Quang thành cơ sở đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật chất lượng cao của tỉnh Tuyên Quang”

Số hiệu 640/QĐ-UBND
Ngày ban hành 22/10/2021
Ngày có hiệu lực 22/10/2021
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Tuyên Quang
Người ký Hoàng Việt Phương
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 640/QĐ-UBND

Tuyên Quang, ngày 22 tháng 10 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH ĐỀ ÁN “XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ TUYÊN QUANG THÀNH CƠ SỞ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC KỸ THUẬT CHẤT LƯỢNG CAO CỦA TỈNH”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2 015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27/11/2014;

Căn cứ Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo;

Căn cứ Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030;

Căn cứ Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập;

Căn cứ Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới;

Căn cứ Quyết định số 145/QĐ-TTg ngày 26/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược hội nhập quốc tế về lao động và xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025”;

Căn cứ Quyết định số 176/QĐ-TTg ngày 05/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chương trình hỗ trợ thị trường lao động đến năm 2030 ;

Căn cứ Thông tư số 46/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về Điều lệ trường cao đẳng;

Căn cứ Quyết định số 1769/QĐ-BLĐTBXH ngày 25/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt ngành, nghề trọng điểm; trường được lựa chọn ngành, nghề trọng điểm giai đoạn 2016 -2020 và định hướng đến năm 2025;

Căn cứ Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025; Kết luận số 207-KL/TU ngày 19/5/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tuyên Quang về giao việc đột phá, đổi mới năm 2021 và giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Nghị quyết số 19/NQ-HĐND ngày 12/5/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 tỉnh Tuyên Quang;

Căn cứ Quyết định số 688/QĐ-UBND ngày 31/12/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025;

Căn cứ Căn cứ Quyết định số 474/QĐ-UBND ngày 12/8/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành Đề án phát triển nguồn nhân lực tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Kế hoạch số 136/KH-UBND ngày 31/12/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 -2025” trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang;

Theo đề nghị của Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật - Công nghệ Tuyên Quang tại tại Tờ trình số 702/TTr-CĐNKTCN ngày 20/10/2021 về việc đề nghị ban hành Đề án “Xây dựng Trường cao đẳng nghề Kỹ thuật - Công nghệ Tuyên Quang thành cơ sở đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật chất lượng cao của tỉnh”.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Đề án “Xây dựng Trường cao đẳng nghề Kỹ thuật - Công nghệ Tuyên Quang thành cơ sở đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật chất lượng cao của tỉnh”, với nội dung chính như sau:

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

1. Quan điểm, định hướng

1.1. Tạo sự đột phá về chất lượng đào tạo, đặc biệt là đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật chất lượng cao; phát triển quy mô tương ứng với các điều kiện đảm bảo chất lượng. Tập trung mở rộng quy mô nâng cao chất lượng đào tạo thuộc lĩnh vực kỹ thuật, công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, đặc biệt một số nghề đã được đầu tư trọng điểm. Tăng cường liên thông đào tạo, liên kết với các cơ sở đào tạo khác để mở rộng quy mô đào tạo, đa dạng hóa loại hình đào tạo.

1.2. Đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp từng bước đạt chuẩn khu vực và quốc tế để đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật có chất lượng cao trong nước và hội nhập với thị trường lao động khu vực và thế giới. Mở rộng hợp tác quốc tế để lĩnh hội, tiếp thu có chọn lọc những ưu điểm, kiến thức giáo dục nghề nghiệp tiên tiến, hiện đại và áp dụng vào thực tiễn tại trường; đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, tiếp cận nền giáo dục của các nước, tiến tới công nhận văn bằng, chuyển đổi tín chỉ và kỹ năng nghề giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

1.3. Gắn kết chặt chẽ giáo dục nghề nghiệp với nhu cầu của thị trường lao động và phát triển kinh tế xã hội của đất nước; lấy sự chấp nhận của thị trường lao động là thước đo của hiệu quả giáo dục nghề nghiệp; chú trọng đào tạo phù đáp ứng với yêu cầu doanh nghiệp; có chính sách đầu tư phát triển giáo dục nghề nghiệp đối với các vùng và các đối tượng chính sách, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số, tạo cơ hội người lao động học nghề, lập nghiệp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

2. Mục tiêu

[...]