Quyết định 64/2001/QĐ-UB phê duyệt Quy hoạch phát triển sự nghiệp Chăm sóc và Bảo vệ sức khỏe nhân dân tỉnh Cần Thơ thời kỳ 2001 - 2005 và định hướng đến năm 2010 - 2020

Số hiệu 64/2001/QĐ-UB
Ngày ban hành 19/11/2001
Ngày có hiệu lực 04/12/2001
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Cần Thơ
Người ký Trần Thanh Mẫn
Lĩnh vực Thể thao - Y tế,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CẦN THƠ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 64/2001/QĐ-UB

Cần Thơ, ngày 19 tháng 11 năm 2001

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ SỨC KHỎE NHÂN DÂN TỈNH CẦN THƠ THỜI KỲ 2001 - 2005 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2010 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CẦN THƠ

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân (sửa đổi) ngày 21 tháng 6 năm 1994;

Căn cứ Quyết định 62/2000/QĐ-TTg ngày 06/6/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Cần Thơ từ nay đến năm 2010;

Căn cứ Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Cần Thơ lần thứ X (nhiệm kỳ 2001-2005);

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế và Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 784/SYT ngày 26/10/2001 và Công văn số 619/KHĐT ngày 29/10/2001,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Quy hoạch phát triển sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân tỉnh Cần Thơ thời kỳ 2001 - 2005 và định hướng đến năm 2010 - 2020" với những nội dung chủ yếu sau đây:

1/- Tên Quy hoạch: Quy hoạch phát triển sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân tỉnh Cần Thơ thời kỳ 2001 - 2005 và định hướng đến năm 2010 - 2020 .

2/- Cơ quan quản lý Quy hoạch: Sở Y tế.

3/- Mục tiêu của Quy hoạch:

a) Mục tiêu tổng quát:

- Thực hiện đồng bộ chính sách bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân, nhằm giảm tỷ lệ mắc bệnh, phấn đấu nâng cao thể lực, tăng sức khỏe và tuổi thọ của người dân.

- Từng bước khắc phục về cơ bản các bệnh nhiễm trùng, ký sinh trùng như tiêu chảy, lỵ, thương hàn, lao, sốt rét, nhiễm khuẩn hô hấp cấp trẻ em, thanh toán hoặc khống chế đến mức thấp nhất đối với các bệnh có vaccin phòng ngừa, hạ thấp tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em.

- Chủ động phòng chống các bệnh trong mô hình bệnh tật của các nước phát triển như: các bệnh tim mạch, ung thư, tai nạn, ngộ độc, nghiện ma túy. Tăng cường phòng chống HIV/AIDS ...

- Phấn đấu để mọi người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng và đảm bảo công bằng, đưa sức khỏe nhân dân tỉnh Cần Thơ đạt cao hơn mức trung bình của cả nước, phục vụ tốt nhất cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà.

b) Các mục tiêu cụ thể:

* Các chỉ tiêu cơ bản về sức khỏe:

STT

Nội dung

Đến năm 2005

Đến năm 2010

Đến năm 2020

1

Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi

25%0

20%0

15%0

2

Tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi

35%0

30%0

<25%0

3

Tỷ suất chết mẹ

<10/100.000

<10/100.000

<10/100.000

4

Tỷ lệ trẻ em mới sinh có trọng lượng dưới 2.500g

3,5%

3%

<2%

5

Tỷ lệ trẻ em < 5 tuổi suy dinh dưỡng

 

23,5%

20%

<15%

 * Giảm các bệnh nhiểm khuẩn và ký sinh trùng lây lan.

* Khống chế đến mức thấp nhất tỷ lệ mắc và chết các bệnh tả, sốt xuất huyết, thương hàn, viêm não Nhật bản B và không để các bệnh này xãy ra thành dịch lớn. Duy trì kết quả thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh, khống chế bệnh bạch hầu, ho gà, hạn chế tốc độ gia tăng HIV/AIDS.

* Tích cực phòng chống các bệnh không nhiễm trùng như bệnh tâm thần, tim mạch, ung thư, bệnh nghề nghiệp, tai nạn và thương tích, ngộ độc, tự tử, các bệnh do lối sống không lành mạnh mang lại như: nghiện hút, nghiện rượu...

* Nâng cao hiệu qủa các hoạt động của ngành Y tế để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân trong việc phòng bệnh, khám chữa bệnh ... Phát triển và ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến để rút ngắn khoảng cách với các nước trong khu vực.

* Có chính sách và biện pháp thích hợp để mọi người đều được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

4/- Quan điểm chỉ đạo:

- Hoạt động y tế đòi hỏi sự công bằng trong chăm sóc sức khoẻ.

- Dự phòng tích cực và chủ động là quan điểm xuyên suốt quá trình xây dựng và phát triền ngành Y tế.

[...]