Quyết định 62/QĐ-UBND năm 2022 về Quy chế phối hợp xử lý các vụ việc liên quan đến người nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Số hiệu | 62/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 14/01/2022 |
Ngày có hiệu lực | 14/01/2022 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Hà Giang |
Người ký | Nguyễn Văn Sơn |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 62/QĐ-UBND |
Hà Giang, ngày 14 tháng 01 năm 2022 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
Căn cứ Bộ Luật tố tụng hình sự ngày 27 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Bộ Luật Thi hành án hình sự ngày 14 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Hộ tịch ngày 20 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam ngày 25 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Thông tư liên bộ của liên ngành Kiểm sát - Nội vụ - Ngoại giao số 01-TTLN ngày 08 tháng 9 năm 1988 hướng dẫn việc điều tra, xử lý các vụ vi phạm luật lệ giao thông đường bộ do người, phương tiện giao thông nước ngoài gây ra;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC ngày 29/12/2017 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao quy định việc phối hợp giữa cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện một số quy định của Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố;
Căn cứ Thông tư số 63/2020/TT-BCA ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Bộ Công an quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của lực lượng Cảnh sát giao thông;
Căn cứ Thông tư số 21/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 của Bộ Y tế quy định về vệ sinh trong mai táng, hỏa táng;
Căn cứ Công văn số 1109/LS-QHLS ngày 12/4/2019 của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao về việc phối hợp xử lý các vụ việc liên quan đến người nước ngoài tại địa phương;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Ngoại vụ.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp xử lý các vụ việc liên quan đến người nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Thủ trưởng các đơn vị: Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỐI HỢP XỬ LÝ MỘT CÁC VỤ VIỆC LIÊN QUAN ĐẾN NGƯỜI NƯỚC NGOÀI XẢY RA
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 62/QĐ-UBND ngày 14 tháng 01 năm 2022 của UBND tỉnh Hà Giang)
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 62/QĐ-UBND |
Hà Giang, ngày 14 tháng 01 năm 2022 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
Căn cứ Bộ Luật tố tụng hình sự ngày 27 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Bộ Luật Thi hành án hình sự ngày 14 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Hộ tịch ngày 20 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam ngày 25 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Thông tư liên bộ của liên ngành Kiểm sát - Nội vụ - Ngoại giao số 01-TTLN ngày 08 tháng 9 năm 1988 hướng dẫn việc điều tra, xử lý các vụ vi phạm luật lệ giao thông đường bộ do người, phương tiện giao thông nước ngoài gây ra;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC ngày 29/12/2017 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao quy định việc phối hợp giữa cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện một số quy định của Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố;
Căn cứ Thông tư số 63/2020/TT-BCA ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Bộ Công an quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của lực lượng Cảnh sát giao thông;
Căn cứ Thông tư số 21/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 của Bộ Y tế quy định về vệ sinh trong mai táng, hỏa táng;
Căn cứ Công văn số 1109/LS-QHLS ngày 12/4/2019 của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao về việc phối hợp xử lý các vụ việc liên quan đến người nước ngoài tại địa phương;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Ngoại vụ.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp xử lý các vụ việc liên quan đến người nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Thủ trưởng các đơn vị: Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỐI HỢP XỬ LÝ MỘT CÁC VỤ VIỆC LIÊN QUAN ĐẾN NGƯỜI NƯỚC NGOÀI XẢY RA
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 62/QĐ-UBND ngày 14 tháng 01 năm 2022 của UBND tỉnh Hà Giang)
Quy chế này quy định về nguyên tắc, phương thức phối hợp; nội dung và trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong xử lý các vụ việc liên quan đến người nước ngoài, người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài xảy ra trên địa bàn tỉnh Hà Giang, bao gồm:
1. Vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh.
2. Tai nạn giao thông.
3. Tử vong.
1. Các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh (sau đây gọi chung là cơ quan, đơn vị).
2. Người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh cư trú tại Việt Nam; người Việt Nam có hộ chiếu nước ngoài (sau đây gọi chung là người nước ngoài).
1. Đảm bảo sự phối hợp, chỉ đạo thống nhất công tác của các cơ quan, đơn vị có liên quan. Kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác xử lý các vụ việc liên quan đến người nước ngoài trên địa bàn tỉnh.
2. Tăng cường trách nhiệm, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ được giao giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan.
Điều 4. Nguyên tắc phối hợp và xử lý các vụ việc
Công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong xử lý các vụ việc liên quan đến người nước ngoài xảy ra trên địa bàn tỉnh Hà Giang được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:
1. Bảo đảm thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và chuyên môn của mỗi cơ quan, đơn vị.
2. Bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam, Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; phù hợp với thông lệ quốc tế và trên nguyên tắc có đi có lại.
3. Đảm bảo tính kịp thời, hiệu quả trong quá trình phối hợp giải quyết giữa các cơ quan, đơn vị trong tỉnh và giữa tỉnh Hà Giang với Bộ Ngoại giao, Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài tại Việt Nam.
Trao đổi trực tiếp, trao đổi qua điện thoại, trao đổi bằng văn bản, tổ chức họp liên ngành hoặc hình thức khác để thống nhất xử lý các vụ việc có liên quan đến người nước ngoài xảy ra trên địa bàn tỉnh.
NỘI DUNG VÀ TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP
Điều 6. Phối hợp giải quyết khi có người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam
1. Công an tỉnh có trách nhiệm:
- Chủ trì, phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh và các cơ quan chức năng liên quan tiến hành điều tra, xử lý vụ việc;
Chỉ đạo các đơn vị, Cơ quan cảnh sát điều tra nơi có người nước ngoài bị tạm giữ, tạm giam thông báo cho Sở Ngoại vụ ngay sau khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự đối với người nước ngoài do vi phạm pháp luật Việt Nam. Nội dung thông báo ghi rõ: họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, quốc tịch, số hộ chiếu hoặc các giấy tờ tùy thân khác (nếu có); thời gian nhập cảnh, mục đích nhập cảnh vào Việt Nam và thời gian, lý do, biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế được áp dụng, thời hạn áp dụng, địa điểm áp dụng...
2. Trách nhiệm của Tòa án nhân dân tỉnh: Thông báo thời gian dự kiến xét xử, gửi các bản án, quyết định của Tòa án cho Sở Ngoại vụ trong trường hợp người nước ngoài bị đưa ra xét xử để thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài tại Việt Nam.
3. Trách nhiệm của Sở Ngoại vụ:
- Chủ trì và phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thông báo cho Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao; Cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự nước ngoài tại Việt Nam mà công dân đang mang hộ chiếu của nước đó bị bắt, tạm giữ, tạm giam; hỗ trợ xác minh nhân thân người nước ngoài, xác định tư cách pháp lý của người nước ngoài vi phạm pháp luật và đề xuất phương án xử lý khi người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế.
- Phối hợp với cơ quan Công an, cơ sở giam giữ tổ chức thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự khi Cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự nước ngoài tại Việt Nam có yêu cầu thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự đối với người nước ngoài đang bị bắt, tạm giữ, tạm giam.
Khi xảy ra vụ tai nạn giao thông liên quan đến người và phương tiện giao thông đường bộ của nước ngoài thì áp dụng quy định, quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của lực lượng Cảnh sát giao thông hiện hành; đồng thời áp dụng hướng dẫn việc điều tra, xử lý các vụ vi phạm luật lệ giao thông đường bộ do người, phương tiện giao thông nước ngoài gây ra.
1. Công an tỉnh có trách nhiệm thông báo cho Sở Ngoại vụ và Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh ngay sau khi tiếp nhận, xử lý thông tin về vụ việc tai nạn giao thông. Thông tin cần thông báo cho Sở Ngoại vụ về người nước gồm: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, quốc tịch, số hộ chiếu hoặc các giấy tờ tùy thân khác của người nước ngoài; địa điểm xảy ra tai nạn giao thông; thời gian xảy ra vụ việc và cơ sở y tế nơi người nước ngoài đang điều trị (nếu có) để phối hợp xử lý.
2. Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh có trách nhiệm cử kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết các vụ việc vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ theo luật định.
3. Sở Ngoại vụ có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ xác định thông tin liên quan đến người nước ngoài, xác định tư cách pháp lý của người nước ngoài và đề xuất phương án giải quyết trong trường hợp người nước ngoài mang thân phận ngoại giao.
4. Trường hợp người nước ngoài bị tử vong do tai nạn giao thông: xử lý theo Điều 8 Quy chế này.
Điều 8. Phối hợp giải quyết khi có người nước ngoài tử vong
1. Công an tỉnh có trách nhiệm:
a) Thông báo cho Sở Ngoại vụ và Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh về vụ việc người nước ngoài tử vong trên địa bàn tỉnh;
Thông tin cần thông báo cho sở Ngoại vụ về người nước ngoài tử vong gồm: Họ và tên, ngày tháng năm sinh; nơi sinh, giới tính, quốc tịch; bản chụp hộ chiếu (hoặc bản chụp thẻ tạm trú của người nước ngoài); nơi lưu trú tại Việt Nam (nếu đã xác định được); các giấy tờ tùy thân khác (nếu có); nguyên nhân tử vong (trong trường hợp đã xác định được nguyên nhân tử vong).
b) Chủ trì tổ chức khám nghiệm hiện trường và kê khai tài sản của người nước ngoài bị tử vong theo quy định;
c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chuyển thi hài đến cơ sở y tế hoặc nhà tang lễ có thiết bị bảo quản lạnh gần nhất để lưu giữ và tiến hành thủ tục xác minh, xử lý theo quy định;
d) Chủ trì tổ chức khám nghiệm tử thi sau khi có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài tại Việt Nam. Thông báo cho Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Sở Ngoại vụ và các cơ quan, đơn vị có liên quan thời gian, địa điểm tiến hành khám nghiệm tử thi theo quy định.
2. Sở Ngoại vụ có trách nhiệm:
a) Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao về việc người nước ngoài tử vong trên địa bàn tỉnh; Thông báo cho Cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự nước ngoài tại Việt Nam về việc công dân nước họ tử vong trên địa bàn tỉnh Hà Giang; địa điểm; thời gian bảo quản thi hài;
b) Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh xin ý kiến của Cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự nước ngoài tại Việt Nam về việc khám nghiệm tử thi;
c) Hướng dẫn, hỗ trợ thân nhân người nước ngoài tử vong hoặc đơn vị được Cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự nước ngoài tại Việt Nam ủy quyền thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng tử, trích lục khai tử và các giấy tờ có liên quan khác.
3. Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh có trách nhiệm cử Kiểm sát viên trực tiếp kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng trong giải quyết vụ việc có người nước ngoài tử vong.
4. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm cấp giấy đăng ký khai tử cho người nước ngoài tử vong trên địa bàn tỉnh như sau:
- Trường hợp xác định được nơi cư trú cuối cùng của người tử vong thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú cuối cùng của người tử vong thực hiện việc đăng ký khai tử cho người nước ngoài tử vong.
- Trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người tử vong thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi người đó tử vong hoặc nơi phát hiện thi thể người tử vong thực hiện việc đăng ký khai tử.
- Sau khi đăng ký khai tử, Ủy ban nhân dân cấp huyện thông báo bằng văn bản kèm theo bản gốc (bản có chữ ký trực tiếp, dấu đỏ) giấy chứng tử cấp cho người nước ngoài bị tử vong cho Sở Ngoại vụ.
Điều 9. Phối hợp trong công tác bảo quản và xử lý thi hài người nước ngoài
1. Công tác giám định pháp y:
a) Trường hợp chưa xác định được nguyên nhân tai nạn hoặc nguyên nhân tử vong, căn cứ đề nghị của Cơ quan điều tra Công an tỉnh, Sở Ngoại vụ gửi văn bản cho Cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự nước ngoài tại Việt Nam hoặc thân nhân của người tử vong xin ý kiến về việc mổ tử thi để tìm nguyên nhân tử vong. Không tiến hành mổ tử thi khi chưa có ý kiến của cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự nước ngoài tại Việt Nam hoặc của thân nhân người tử vong;
b) Trường hợp đã xác định được nguyên nhân tử vong, không có nghi vấn và cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự nước ngoài tại Việt Nam hoặc thân nhân người tử vong có yêu cầu bằng văn bản đề nghị không mổ tử thi để khám nghiệm, trên cơ sở tính chất sự việc Cơ quan Điều tra Công an tỉnh xem xét và đáp ứng thuận lợi yêu cầu của họ;
c) Trường hợp đã xác định được nguyên nhân gây tai nạn hoặc nguyên nhân tử vong, Cơ quan điều tra Công an tỉnh chủ trì lập hồ sơ theo quy định của pháp luật.
2. Bảo quản thi hài người nước ngoài tử vong:
a) Thời hạn bảo quản thi hài tại địa phương là 07 ngày kể từ ngày tử vong;
b) Trong một số trường hợp cần thiết như: chờ cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự nước ngoài tại Việt Nam tìm kiếm, liên hệ với gia đình người nước ngoài ngoài bị tử vong; chờ ý kiến của Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài tại Việt Nam về việc mổ tử thi hoặc trong một số trường hợp nhạy cảm khác thì sẽ kéo dài thời gian bảo quản thi hài thêm 07 ngày.
Sở Ngoại vụ Hà Giang có trách nhiệm gửi thông báo về việc kéo dài thêm thời gian bảo quản thi hài cho Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài tại Việt Nam và Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao biết về việc kéo dài thời gian bảo quản thi hài. Sau thời hạn này, nếu Cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự nước ngoài tại Việt Nam không có ý kiến hoặc không có người đến nhận thi hài thi các cơ quan chức năng của tỉnh tiến hành thủ tục mai táng hoặc hỏa táng phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều kiện của địa phương.
3. Xử lý thi hài người nước ngoài:
a) Trường hợp thân nhân của người nước ngoài tử vong hoặc Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài tại Việt Nam có văn bản đề nghị mai táng tại tỉnh:
- Sở Ngoại vụ báo cáo, xin ý kiến Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thân nhân của người nước ngoài tử vong hoặc Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài tại Việt Nam có văn bản đề nghị mai táng tại tỉnh.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi người nước ngoài tử vong có trách nhiệm phối hợp với Công an tỉnh, Sở Ngoại vụ và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan hướng dẫn thân nhân của người nước ngoài tử vong tiến hành các thủ tục mai táng theo pháp luật Việt Nam và phù hợp với điều kiện của địa phương sau khi có ý kiến đồng ý của Ủy ban nhân dân tỉnh.
b) Trường hợp thân nhân của người nước ngoài tử vong hoặc Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài tại Việt Nam đề nghị đưa thi hài hoặc di hài về nước: Sở Y tế có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị trực thuộc hướng dẫn, giám sát việc thực hiện vệ sinh đối với các trường hợp vận chuyển thi hài, hoặc di hài qua biên giới theo quy định của pháp luật;
c) Trường hợp sau khi thi hài được mai táng hoặc hỏa táng, thân nhân của người nước ngoài tử vong hoặc Cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự nước ngoài tại Việt Nam có văn bản đề nghị nhận lại di hài hoặc tro cốt: Sở Ngoại vụ chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã tiến hành mai táng hoặc hỏa táng và các đơn vị có liên quan tổ chức trao trả lại di hài hoặc tro cốt theo đề nghị;
d) Trường hợp thi hài không có người nhận:
Sau thời hạn bảo quản thi hài quy định tại Khoản 2 của Điều này mà Cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài tại Việt Nam không có ý kiến hoặc không có người đến nhận thì tiến hành giải quyết như sau:
- Cơ quan điều tra Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Ngoại vụ, Sở Y tế, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh và đơn vị có liên quan khác lập biên bản bàn giao thi hài (không thuộc trường hợp tử vong tại nhà tạm giam, tạm giữ) cho Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi người nước ngoài tử vong.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi người nước ngoài tử vong có trách nhiệm tiến hành mai táng hoặc hỏa táng người nước ngoài tử vong như với đối với quy định người vô gia cư tử vong trên địa bàn cấp huyện và có trách nhiệm lập và quản lý hồ sơ việc mai táng hoặc hỏa táng người nước ngoài tử vong. Phối hợp với Sở Ngoại vụ tiến hành các thủ tục bàn giao di cốt hoặc tro cốt của người nước ngoài khi Cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự nước ngoài tại Việt Nam hoặc thân nhân người nước ngoài tử vong có nguyện vọng muốn nhận lại hài cốt hoặc tro cốt.
đ) Đối với trường hợp người nước ngoài tử vong tại Nhà tạm giữ, Trại tạm giam:
- Sở Ngoại vụ chủ trì báo cáo Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) và đồng thời thông báo cho Cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự nước ngoài tại Việt Nam và thân nhân, người đại diện hợp pháp của người đó.
- Công an tỉnh chủ trì, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh; phối hợp với Sở Ngoại vụ, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Sở Y tế và các đơn vị có liên quan giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, theo thỏa thuận quốc tế hoặc thỏa thuận trực tiếp giữa Việt Nam và nước có người bị tạm giữ, tạm giam tử vong tùy trường hợp cụ thể.
Trường hợp chưa có điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế tương ứng hoặc giữa Việt Nam và nước có người bị tạm giữ, tạm giam tử vong không thỏa thuận thống nhất được cách giải quyết hoặc không xác định được quốc tịch của người tử vong thì giải quyết như đối với người Việt Nam bị tạm giữ, tạm giam tử vong.
1. Đại diện cho các cơ quan chức năng của tỉnh trao đổi với các Cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự nước ngoài tại Việt Nam trong quá trình giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến người nước ngoài.
2. Phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến người nước ngoài.
3. Hỗ trợ biên, phiên dịch khi có yêu cầu. Chi phí biên, phiên dịch do bên trưng cầu chi trả.
1. Là cơ quan đầu mối tiếp nhận thông tin về vụ việc liên quan đến người nước ngoài; chủ trì xử lý các vụ việc liên quan đến người nước ngoài trên địa bàn tỉnh; thông báo và cung cấp thông tin trong quá trình điều tra và kết quả xử lý các vụ việc cho các đơn vị có liên quan.
2. Tổng hợp, cung cấp thông tin về tình hình xử lý các vấn đề phát sinh về lãnh sự liên quan đến người nước ngoài trên địa bàn tỉnh gửi Sở Ngoại vụ.
1. Đảm bảo các điều kiện cơ bản về khám, chữa bệnh và điều trị cho người nước ngoài trên địa bàn tỉnh.
2. Đảm bảo về cơ sở và điều kiện trong công tác bảo quản thi hài người nước ngoài nhằm đáp ứng yêu cầu cho công tác điều tra và công tác lãnh sự của các cơ quan chức năng.
3. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc đảm bảo vệ sinh trong công tác xử lý thi hài người nước ngoài trên địa bàn tỉnh.
Điều 13. Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến quy chế này và các quy định khác liên quan công tác quản lý người nước ngoài đến các đơn vị trực thuộc, tổ chức, cá nhân trên địa bàn. Tăng cường công tác quản lý đối với các hoạt động có yếu tố nước ngoài.
2. Thực hiện nghiêm túc các quy định trong công tác quản lý người nước ngoài và trong quá trình tổ chức các hoạt động có yếu tố nước ngoài trên địa bàn.
3. Có trách nhiệm thông báo cho Công an tỉnh, Sở Ngoại vụ khi xảy ra các vấn đề phát sinh liên quan đến người nước ngoài và phối hợp trong quá trình xử lý các vụ việc liên quan đến người nước ngoài trên địa bàn.
Hàng năm, căn cứ các trường hợp phát sinh cụ thể và căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị để xem xét, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh hỗ trợ kinh phí xử lý các vấn đề lãnh sự liên quan đến người nước ngoài trên địa bàn tỉnh.
Điều 15. Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh
1. Phối hợp với Sở Ngoại vụ, Công an tỉnh và các đơn vị có liên quan trong quá trình xử lý, giải quyết các vụ việc vi phạm pháp luật của người nước ngoài trên địa bàn tỉnh theo quy định.
2. Kịp thời trao đổi với các cơ quan, đơn vị có liên quan về công tác quản lý người nước ngoài và xử lý các vụ việc có liên quan đến yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Điều 16. Đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh
Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến người nước ngoài trên địa bàn tỉnh; Thông tin kịp thời cho Công an tỉnh và Sở Ngoại vụ về tình hình, kết quả giải quyết các vụ việc liên quan đến người nước ngoài trên địa bàn tỉnh.
Trong quá trình triển khai thực hiện Quy chế này, nếu có khó khăn, vướng mắc, các Sở, ban, ngành, đoàn thể và cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Ngoại vụ) để xem xét, sửa đổi, bổ sung Quy chế cho phù hợp với tình hình thực tế./.