Quyết định 62/2005/QĐ-BNN về tiêu chí phân loại rừng đặc dụng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu 62/2005/QĐ-BNN
Ngày ban hành 12/10/2005
Ngày có hiệu lực 06/11/2005
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký Hứa Đức Nhị
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 62/2005/QĐ-BNN

Hà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 2005 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH BẢN QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI RỪNG ĐẶC DỤNG

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 86/2003/NĐ-CP ngày 18/7/2003 của Chính phủ về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Lâm nghiệp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Bản quy định về tiêu chí phân loại rừng đặc dụng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo Chính phủ.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG



 
Hứa Đức Nhị

 

BẢN QUY ĐỊNH

VỀ TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI RỪNG ĐẶC DỤNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 62/2005/QĐ-BNN ngày 12 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Văn bản này quy định về tiêu chí phân loại rừng đặc dụng (không bao gồm các Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học), áp dụng trên phạm vi cả nước, cho tất cả đất lâm nghiệp gồm: Đất có rừng (rừng tự nhiên và rừng trồng); đất chưa có rừng, đất không còn rừng và thảm thực vật được quy hoạch cho mục đích lâm nghiệp.

Rừng đặc dụng được xác định chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia; nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường.

Theo Điều 4 Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, rừng đặc dụng bao gồm:

1. Vườn quốc gia;

2. Khu bảo tồn thiên nhiên gồm khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh;

3. Khu bảo vệ cảnh quan gồm khu rừng di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh;

4. Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học.

II. RỪNG ĐẶC DỤNG VÀ TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI

1. Vườn quốc gia

1.1. Khái niệm

Vườn quốc gia là một khu vực tự nhiên trên đất liền hoặc có hợp phần đất ngập nước/biển, có diện tích đủ lớn để thực hiện mục đích bảo tồn một hay nhiều hệ sinh thái đặc trưng hoặc đại diện khỏi bị tác động hay chỉ bị tác động rất ít; bảo tồn các loài sinh vật đặc hữu hoặc bị đe dọa cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Vườn quốc gia là nền tảng cho các hoạt động tinh thần, khoa học, giáo dục, giải trí và các hoạt động du lịch sinh thái được kiểm soát và ít có tác động tiêu cực.

1.2. Vai trò, chức năng

a) Bảo tồn và duy trì trong tình trạng tự nhiên các hệ sinh thái đặc trưng, đại diện, các quần xã sinh vật, các loài, nguồn gen; các đặc tính địa mạo, giá trị tinh thần và thẩm mỹ.

b) Phục vụ nghiên cứu khoa học về sinh thái, sinh học và bảo tồn.

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ