Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Quyết định 61/2006/QĐ-UBND quy định thành phần, quy chế làm việc của Hội đồng kỷ luật và thẩm quyền quyết định kỷ luật đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn do tỉnh Đồng Tháp ban hành

Số hiệu 61/2006/QĐ-UBND
Ngày ban hành 13/10/2006
Ngày có hiệu lực 23/10/2006
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Tháp
Người ký Trương Ngọc Hân
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP

---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 61/2006/QĐ-UBND

Thị xã Cao Lãnh, ngày 13 tháng 10 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ THÀNH PHẦN, QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA HỘI ĐỒNG KỶ LUẬT VÀ THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH KỶ LUẬT ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998 đã được sửa đổi, bổ sung tại Pháp lệnh ngày 28 tháng 4 năm 2000 và Pháp lệnh ngày 29 tháng 4 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và Nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thành phần Hội đồng kỷ luật cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung xã, phường, thị trấn là xã):

1. Hội đồng kỷ luật cán bộ, công chức xã do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã quyết định thành lập, gồm 05 thành viên:

- Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã làm Chủ tịch Hội đồng;

- Một Ủy viên là đại diện Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở xã;

- Một Ủy viên là người phụ trách công tác nội vụ ở xã - kiêm thư ký Hội đồng;

- Một Ủy viên là người đại diện cán bộ, công chức xã (do tập thể cán bộ, công chức xã cử);

- Một Ủy viên là người đại diện Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy (nếu người vi phạm kỷ luật là Đảng viên) hoặc đại diện Ban Thanh tra nhân dân (nếu người vi phạm kỷ luật không phải là Đảng viên).

2. Trường hợp người vi phạm kỷ luật là Chủ tịch Hội đồng nhân dân hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thì Hội đồng kỷ luật do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã quyết định thành lập, gồm 03 thành viên:

- Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã làm Chủ tịch Hội đồng;

- Một Ủy viên là đại diện Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy, Thị xã ủy;

- Một Ủy viên là đại diện Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở xã.

Thư ký Hội đồng kỷ luật là công chức Phòng Nội vụ - Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thị xã, do Chủ tịch Hội đồng chỉ định.

3. Thành viên Hội đồng kỷ luật không phải người có quan hệ gia đình (cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em, con) và không có hành vi vi phạm pháp luật cùng với người đang bị xem xét kỷ luật.

4. Hội đồng kỷ luật chỉ thành lập khi có cán bộ, công chức (kể cả cán bộ không chuyên trách) xã vi phạm kỷ luật và tự giải thể sau khi người có thẩm quyền ban hành quyết định kỷ luật.

Điều 2. Quy chế hoạt động của Hội đồng kỷ luật cán bộ, công chức xã :

1. Nhiệm vụ của Hội đồng kỷ luật: Tư vấn cho người có thẩm quyền quyết định kỷ luật áp dụng hình thức kỷ luật phù hợp với hành vi vi phạm của cán bộ, công chức.

2. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng kỷ luật:

- Khách quan, công khai, dân chủ và đúng pháp luật.

- Hội đồng kỷ luật chỉ họp khi có đầy đủ các thành viên.

- Kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật bằng hình thức bỏ phiếu kín và theo nguyên tắc đa số.

[...]