Quyết định 61/2003/QĐ-UB phê duyệt dự án “Quy hoạch phát triển sự nghiệp thể dục thể thao tỉnh Lâm Đồng đến năm 2010 và những năm tiếp theo

Số hiệu 61/2003/QĐ-UB
Ngày ban hành 08/05/2003
Ngày có hiệu lực 08/05/2003
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Phan Thiên
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 61/2003/QĐ-UB

Đà Lạt, ngày 08 tháng 05 năm 2003

 

V/V PHÊ DUYỆT DỰ ÁN “QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP THỂ DỤC THỂ THAO TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2010 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO”

- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/6/1994 ;

- Căn cứ Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999, Nghị định 12/2000/NĐ-CP ngày 05/05/2000 và Nghị định 07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ;

- Căn cứ quyết định số 57/2002/QĐ-TTg ngày 26/4/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành thể dục thể thao đến năm 2010;

- Căn cứ chỉ thị số 21 -CT/TU ngày 18/11/2002 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Lâm Đồng về việc thực hiện chỉ thị số 17 -CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về phát triển thể dục thể thao đến năm 2010;

- Xét Tờ trình số 353TT-KHĐT ngày 24/04/2003 của Sở Kế hoạch và đầu tư về việc đề nghị phê duyệt dự án “Quy hoạch phát triển sự nghiệp thể dục thể thao tỉnh Lâm Đồng đến năm 2010 và những năm tiếp theo”;

Điều 1 : Phê duyệt dự án “Quy hoạch phát triển sự nghiệp thể dục thể thao tỉnh Lâm Đồng đến năm 2010 và những năm tiếp theo”

1.1/ Tên dự án : “Quy hoạch phát triển sự nghiệp thể dục thể thao tỉnh Lâm Đồng đến năm 2010 và những năm tiếp theo

1.2/ Địa điểm : Trên địa bàn toàn tỉnh Lâm Đồng.

1.3/ Mục tiêu dự án :

- Mở rộng và phát triển phong trào TDTT quần chúng, tăng cường thể lực cho mọi đối tượng trong xã hội.

-Thực hiện hiệu quả xã hội hóa các hoạt động TDTT;

- Nâng cao trình độ và thành tích TDTT đỉnh cao;

1.4/ Nội dung quy hoạch :

a/ Quy hoạch phát triển sự nghiệp phát triển TDTT quần chúng:

· Mục tiêu phát triển sự nghiệp TDTT quần chúng :

- Giai đoạn 2003- 2010, đầu tư phát triển vững chắc và ổn định trên 35 bộ môn thể thao ; các địa phương căn cứ vào đặc điểm của mình để lựa chọn và ưu tiên phát triển những bộ môn TDTT thích hợp.

- Đến năm 2010 toàn Tỉnh có 18% dân số tập luyện TDTT thường xuyên và trên 20% vào những năm tiếp theo ; có 8 -10% số hộ gia đình thể thao.

- Đến năm 2010 có 95% trường học phổ thông, đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp thực hiện giáo dục thể chất có nề nếp, trong đó có 65% số trường học hoạt động TDTT ngoại khóa thường xuyên, 75% học sinh và trên 90% sinh viên trên địa bàn toàn tỉnh đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể, 100% các trường từ bậc trung học cơ sở trở lên có giáo viên TDTT chuyên trách.

- Đến năm 2010 có 100% cán bộ chiến sĩ tham gia tập luyện TDTT thường xuyên và đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo quy định.

- Đối với cán bộ công chức, công nhân, viên chức, mỗi người phải thường xuyên luyện tập một môn thể thao.

- Phát triển hoạt động TDTT trong đồng bào dân tộc thiểu số, khai thác, giữ gìn và phát triển các môn thể thao truyền thống của dân tộc Tây Nguyên như bắn nỏ, đẩy gậy, kéo co, vật… ; tổ chức thường xuyên các hoạt động tập luyện, biểu diễn và thi đấu, định kỳ tổ chức hội thao dân tộc thiểu số.

Thể thao phục vụ du lịch : dựa vào đặc điểm tự nhiên – xã hội để xây dựng và phát triển các môn thể thao mang tích đặc thù của Tỉnh nhằm thu hút sự quan tâm và tham gia của du khách.

- Tổ chức các giải thi đấu TDTT cấp tỉnh hàng năm qua đó tìm chọn và xây dựng lực lượng cho các đội tuyển của tỉnh Lâm Đồng.

· Quy hoạch phát triển một số bộ môn trong phong trào TDTT quần chúng:

- Các môn điền kinh, thể dục dưỡng sinh : Gồm các môn tập chạy, nhảy, đu, ném, thể dục dưỡng sinh… cần được đặt trong tiêu chuẩn rèn luyện bắt buộc cho học sinh, sinh viên, quân nhân các lực lượng vũ trang trên tất cả các địa bàn. Riêng các huyện Đức Trọng, Di Linh, Bảo Lâm, thị xã Bảo Lộc và thành phố Đà Lạt cần phát triển mạnh để có đội tuyển thi đấu ở các giải cấp khu vực và toàn quốc.

- Các môn thể thao trong nhà : Gồm các môn võ (Taekwondo, Karatedo, Pencaksilat, Wushu, Judo, võ cổ truyền, Vovinam…), các môn bóng bàn, cầu lông, Billard và Snooker, Patin, Bowling, Cử tạ, Aerobic, thể dục thẩm mỹ, thể dục thể hình, các môn cờ … cần tập trung phát triển ở khu vực đô thị. Từ hoạt động quần chúng, phát hiện và đào tạo nhân tài để thành lập đội tuyển có khả năng thi đấu ở các giải quốc gia.

- Các môn thể thao dưới nước : Gồm các môn bơi lội, đua thuyền, lướt ván, đua mô tô thủy … cần được đầu tư để phát triển trên một số hồ trong tỉnh. Các hoạt động thể thao dưới nước cần phù hợp với tính chất của các khu du lịch. Tại các huyện Đạ Tẻh, Cát Tiên, Đơn Dương phát triển môn bơi lội cho thanh thiếu niên nhằm bảo vệ tính mạng trong mùa ngập lũ.

[...]