Quyết định 606/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung; bị bãi bỏ; thay thế lĩnh vực Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông

Số hiệu 606/QĐ-UBND
Ngày ban hành 26/04/2019
Ngày có hiệu lực 26/04/2019
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Đắk Nông
Người ký Trương Thanh Tùng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK NÔNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 606/QĐ-UBND

Đắk Nông, ngày 26 tháng 04 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG; THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BỊ BÃI BỎ; THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THAY THẾ LĨNH VỰC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Quyết định số 3177/QĐ-BNN-QLCL ngày 09 tháng 8 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính thay thế, thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh vực Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 751/QĐ-BNN-QLCL ngày 06 tháng 3 năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính thay thế lĩnh vực Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 79/TTr-SNN ngày 23 tháng 4 năm 2019,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Danh mục thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung; thủ tục hành chính bị bãi bỏ; thủ tục hành chính thay thế lĩnh vực Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 2. Giao Văn phòng UBND tỉnh cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính và niêm yết, công khai tại Trung tâm hành chính công; UBND các huyện, thị xã niêm yết, công khai tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo quy định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Cục KSTTHC - VPCP;
- CT và các PCT UBND Tỉnh;
- Các PCVP UBND Tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, TTHCC, NCKSTT.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Trương Thanh Tùng

 

DANH MỤC

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG; THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BỊ BÃI BỎ; THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THAY THẾ LĨNH VỰC QUẢN LÝ CHT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SN THUỘC THẨM QUYỀN QUN LÝ CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 606/QĐ-UBND ngày 26 tháng 4 năm 2019 của Chủ tịch UBND tỉnh)

A. DANH MC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐI, B SUNG.

1. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

TT

Tên TTHC

Thành phần hồ sơ; số lượng hồ sơ; Mu đơn, tờ khai

Trình tự thực hiện; Thời hạn giải quyết

Phí, lệ phí

Căn cứ pháp lý

Ghi chú

1

Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP theo mẫu tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT;

- Bản thuyết minh về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở theo phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

a) Trình tự thực hiện

Bước 1: Gửi hồ sơ.

- Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ về Trung tâm Hành chính công (Số 01 đường Điu Ong, phường Nghĩa Trung, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông;

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ L, Tết theo quy định).

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ.

Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công. Nếu hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ công chức lập phiếu biên nhận; trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ, công chức tiếp nhận hướng dẫn chi tiết, rõ ràng và có phiếu hướng dẫn hồ sơ để người đến nộp hồ sơ chỉnh sửa, bổ sung đầy đủ theo quy định.

Sau khi nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo quy định, trong thời hạn 0,5 ngày làm việc Trung tâm hành chính công chuyển đến Phòng Quản lý chất lượng - Chi cục Phát triển nông nghiệp.

Bước 3: Thẩm tra hồ sơ và thẩm định tại cơ sở.

a) Thẩm tra hồ sơ thẩm định xếp loại: Đối với cơ sở đã được thẩm định xếp loại. Các cơ sở đã được thẩm định, xếp loại theo quy định tại Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT (kết quả thẩm định còn hiệu lực), Chi cục tiến hành xem xét kết quả thẩm định, nếu đạt thì cấp GCN, nếu không đạt thông báo cho cơ sở.

b) Thẩm định thực tế tại cơ sở: Đối với cơ sở chưa được thẩm định, xếp loại. Chi cục Phát triển Nông nghiệp tiến hành thành lập đoàn thẩm định thực tế điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm tại địa điểm sản xuất, kinh doanh của tổ chức/cá nhân theo quy định.

c) Thẩm tra tại cơ sở trường hợp thẩm tra hồ sơ chưa đủ căn cứ. Chi cục Phát triển Nông nghiệp tiến hành thành lập đoàn thẩm định thực tế điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm tại địa điểm sản xuất, kinh doanh của tổ chức/cá nhân theo quy định.

Bước 4: Xử lý kết quả thẩm định và cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP

- Sau khi thẩm định thực tế điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm tại tổ chức/cá nhân:

+ Nếu đủ điều kiện, Phòng Quản lý chất lượng tham mưu cho Lãnh đạo ban hành Giấy chứng nhận.

+ Nếu không đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản để tổ chức/cá nhân biết và nêu rõ lý do.

- Tổ chức, cá nhân nhận kết quả (Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP hoặc văn bản thông báo không đạt) tại Trung tâm Hành chính công tỉnh.

b) Thời hạn giải quyết: 11 ngày làm việc. Trong đó:

- Trung tâm HCC 0,5 ngày,

- Chi cục Phát triển Nông nghiệp: 10,5 ngày.

700.000 đồng

- Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Thông tư số 286/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính

- Quyết định số 360/QĐ-UBND ngày 22/3/2019 của UBND tỉnh Đắk Nông

 

2

Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản (trường hợp trước 6 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận ATTP hết hạn)

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP theo mẫu tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT;

- Bản thuyết minh về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở theo phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

a) Trình tự thực hiện

Bước 1: Gửi hồ sơ.

Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ (đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP) tại Trung tâm Hành chính công (Số 01 đường Điu Ong, phường Nghĩa Trung, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông;

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày Lễ, Tết).

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ.

- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công. Nếu hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ công chức lập phiếu biên nhận; trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ, công chức tiếp nhận hướng dẫn chi tiết, rõ ràng và có phiếu hướng dẫn hồ sơ để người đến nộp hồ sơ chỉnh sửa, bổ sung đầy đủ theo quy định

- Sau khi nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo quy định, trong thời hạn 0,5 ngày làm việc Trung tâm hành chính công chuyển đến Phòng Quản lý chất lượng - Chi cục Phát triển nông nghiệp.

Bước 3: Thẩm tra hồ sơ và thẩm định tại cơ sở

a) Thẩm tra hồ sơ thẩm định xếp loại: Đối với cơ sở đã được thẩm định xếp loại

Các cơ sở đã được thẩm định, xếp loại theo Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT và kết quả thẩm định vẫn còn hiệu lực: Phòng QLCL tiến hành xem xét biên bản thẩm định. Nếu đạt cấp GCN, nếu không đạt thông báo cho tổ chức/cá nhân.

b) Thẩm định tại cơ sở: Đối với cơ sở chưa được thẩm định, xếp loại.

Các cơ sở chưa được thẩm định, xếp loại, Chi cục tiến hành thành lập đoàn thẩm định thực tế điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm tại tổ chức/cá nhân để đánh giá theo quy định.

c) Thẩm tra tại cơ sở trường hợp thẩm tra hồ sơ chưa đủ căn cứ.

Đối với các cơ sở sau khi thẩm tra hồ sơ chưa đủ căn cứ: thành lập đoàn thẩm định và tiến hành thẩm định thực tế tại tổ chức/cá nhân.

Bước 4: Xử lý kết quả thẩm định và cấp Giấy chứng nhận ATTP

+ Sau khi thẩm định thực tế điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm tại tổ chức/cá nhân đạt yêu cầu, Phòng Quản lý chất lượng tham mưu cho Lãnh đạo ban hành Giấy chứng nhận. Trường hợp không đạt thông báo bằng văn bản trong đó nêu rõ lý do.

+ Tổ chức, cá nhân nhận kết quả (Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP hoặc văn bản thông báo không đạt) tại Trung tâm Hành chính công tỉnh.

b) Thời hạn giải quyết: 11 ngày làm việc. Trong đó:

- Trung tâm HCC 0,5 ngày,

- Chi cục Phát triển Nông nghiệp: 10,5 ngày.

700.000 đồng

 

 

3

Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản (trường hợp Giấy chứng nhận ATTP vẫn còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất, bị hỏng, thất lạc, hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận ATTP)

a) Thành phần hồ sơ:

Đơn đề nghị cấp Giấy lại chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo mẫu tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

a) Trình tự thực hiện

Bước 1: Gửi hồ sơ.

Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Đắk Nông (Số 01 đường Điu Ong, phường Nghĩa Trung, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông;

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ, Tết theo quy định).

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ.

Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công tỉnh. Nếu hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ công chức lập phiếu biên nhận; trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ, công chức tiếp nhận hướng dẫn chi tiết, rõ ràng và có phiếu hướng dẫn hồ sơ để người đến nộp hồ sơ chỉnh sửa, bổ sung đầy đủ theo quy định.

- Sau khi nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo quy định, trong thời hạn 0,5 ngày làm việc Trung tâm hành chính công chuyển đến Phòng Quản lý chất lượng - Chi cục Phát triển nông nghiệp.

Bước 3: Thẩm tra hồ sơ và thẩm định tại sở.

a) Thẩm tra hồ sơ đối với trường hợp mất, thất lạc, hư hỏng giấy chứng nhận, hoặc có sự thay đổi thông tin trên Giấy chứng nhận nhưng không liên quan đến sản phẩm, con người, địa điểm sản xuất kinh doanh: Chi cục xem xét hồ sơ cũ của tổ chức/cá nhân nộp. Nếu đạt cấp GCN. Nếu không đạt thông báo cho tổ chức/cá nhân.

b) Thẩm định tại cơ sở: Đối với cơ sở có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên GCN (trường hợp thông tin trên giấy chứng nhận có liên quan đến sự thay đổi sản phẩm, thay đổi con người, thay đổi địa điểm sản xuất, kinh doanh...): Chi cục thành lập đoàn thm định, tiến hành thẩm định thực tế tại địa điểm sản xuất, kinh doanh của tổ chức/cá nhân.

Bước 4: Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP.

Sau khi thẩm định thực tế đạt yêu cầu, phòng chuyên môn (Phòng Quản lý chất lượng) tham mưu cho Lãnh đạo ban hành Giấy chứng nhận. Trường hợp không đạt, thông báo bằng văn bản trong đó nêu rõ lý do.

+ Tổ chức/cá nhân nhận kết quả (GCN cơ sở đủ điều kiện ATTP hoặc văn bản thông báo kết quả không đạt) tại Trung tâm Hành chính công tỉnh.

b) Thời hạn giải quyết:

- Đối với trường hợp GCN bị mất, thất lạc, hư hỏng hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên GCN nhưng không liên quan đến sản phẩm, con người, địa điểm sản xuất, kinh doanh: trong vòng 3 ngày làm việc cấp giấy chứng nhận (trong đó Trung tâm hành chính công 0,5 ngày).

- Đối với trường hợp có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên GCN có liên quan đến sự thay đổi sản phẩm, con người, địa điểm sản xuất, kinh doanh: 05 ngày làm việc (trong đó Trung tâm hành chính công 0,5 ngày).

* Đối với trường hợp thay đổi thông tin trên Giấy chứng nhận và phải kiểm tra thực tế tại cơ sở: 700.000đ

* Trường hợp bị mất, thất lạc, hư hỏng hoặc hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên GCN nhưng không liên quan đến sản phẩm, con người, địa điểm sản xuất, kinh doanh (không phải kiểm tra thực tế tại cơ sở): không thu phí.

 

 

4

Cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản

a) Thành phần hồ

* Đối với tổ chức:

- Đơn đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo Mẫu số 01a quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT- BCT-BNNPTNT;

- Bản danh sách các đối tượng đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo Mẫu số 01b quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT;

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp tác xã (có dấu xác nhận của tổ chức);

* Đối với cá nhân:

- Đơn đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm;

- Bản sao giấy chứng minh thư nhân dân;

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

a) Trình tự thực hiện

Bước 1: Gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm.

Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Nông nghiệp và PTNT - Trung tâm Hành chính công tỉnh Đk Nông (Số 01 đường Điu Ong, phường Nghĩa Trung, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông;

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ Lễ, Tết theo quy định).

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ.

Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Nông nghiệp và PTNT - Trung tâm Hành chính công tỉnh. Nếu hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ, công chức lập phiếu biên nhận hồ sơ, trong đó ghi rõ thời gian trả kết quả; trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ, công chức tiếp nhận hướng dẫn chi tiết, rõ ràng và có phiếu hướng dẫn hồ sơ để người đến nộp hồ sơ chỉnh sửa, bổ sung đầy đủ theo quy định.

Sau khi nhận hồ sơ đy đủ và hợp lệ theo quy định, trong thời hạn 0,5 ngày làm việc Trung tâm hành chính công chuyển đến Phòng Quản lý chất lượng - Chi cục Phát triển nông nghiệp.

Bước 3. Kiểm tra kiến thức về an toàn thực phẩm.

Phòng QLCL báo cáo Lãnh đạo Chi cục, chuẩn bị nội dung, thông báo thời gian kiểm tra cho tổ chức/cá nhân biết để tiến hành làm bài kiểm tra theo quy định.

Bước 4. Cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm.

+ Sau khi kiểm tra kiến thức về ATTP của tổ chức/cá nhân đạt yêu cầu theo quy định, Phòng QLCL tham mưu cho Lãnh đạo Chi cục ban hành Giấy xác nhận kiến thức về ATTP. Trường hợp không đạt thông báo bằng văn bản cho tổ chức/cá nhân.

+ Tổ chức, cá nhân nhận kết quả (Giấy xác nhận kiến thức về ATTP hoặc văn bản thông báo kết quả không đạt) tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Nông nghiệp và PTNT - Trung tâm Hành chính công tỉnh.

b) Thời hạn giải quyết: 06 ngày làm việc. Trong đó:

- Trung tâm HCC 0,5 ngày,

- Chi cục Phát triển Nông nghiệp: 5,5 ngày.

30.000/người

- Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT- BYT-BCT-BNNPTNT ngày 09 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Công thương, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Quyết định số 360/QĐ-UBND ngày 22/3/2019 của UBND tỉnh Đắk Nông

 

2. DANH MỤC THỦ TC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP HUYỆN.

TT

Tên TTHC

Thành phần hồ ; số lượng hồ ; Mu đơn, tờ khai

Trình tự thực hiện; Thời hạn giải quyết

Phí, lệ phí

Căn cứ pháp lý

Ghi chú

1

Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP theo mẫu tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 38/2018/TT- BNNPTNT;

- Bản thuyết minh về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở theo phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 38/2018/TT- BNNPTNT.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

a) Trình tự thực hiện

Bước 1: Gửi hồ sơ

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông, lâm, thủy sản quy định tại Khoản 2 Điều 4 Quyết định số 360/QĐ-UBND, ngày 22/3/2019 của UBND tỉnh Đắk Nông gửi hồ sơ cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - UBND cấp huyện, thị xã.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ Lễ, Tết theo quy định)

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Cán bộ tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn tổ chức/cá nhân hoàn thiện hồ sơ. Hồ sơ đầy đủ hợp lệ, viết phiếu biên nhận hồ sơ trên đó ghi rõ thời gian trả kết quả. Chuyển hồ sơ cho Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, Phòng Kinh tế thị xã (gọi tắt là cơ quan cấp giấy chứng nhận).

Bước 3. Thẩm tra hồ sơ và thẩm định tại cơ sở

a) Thẩm tra hồ sơ thẩm định xếp loại: Đối với cơ sở đã được thẩm định xếp loại.

Các cơ sở đã được thẩm định, xếp loại theo quy định tại Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT (kết quả thẩm định còn hiệu lực), cơ quan cấp giấy chứng nhận tiến hành xem xét kết quả thẩm định, nếu đạt thì cấp GCN, nếu không đạt thông báo cho cơ sở để khắc phục và thẩm định theo quy định.

b) Thẩm định thực tế tại cơ sở: Đối với cơ sở chưa được thẩm định, xếp loại. Cơ quan cấp giấy chứng nhận tiến hành thành lập đoàn thẩm định thực tế điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm tại địa điểm sản xuất, kinh doanh của tổ chức/cá nhân theo quy định.

c) Thẩm tra tại cơ sở trường hợp thẩm tra hồ sơ chưa đủ căn cứ.

Cơ quan cấp giấy chứng nhận tiến hành thành lập đoàn thẩm định thực tế điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm tại địa điểm sản xuất, kinh doanh của tổ chức/cá nhân theo quy định.

Bước 4: Xử lý kết quả thẩm định và cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP

Sau khi kiểm tra hồ sơ, thực tế điều kiện đảm bảo ATTP của tổ chức/cá nhân theo hồ sơ yêu cầu:

+ Nếu đủ điều kiện thì tham mưu cấp Giấy chứng nhận.

+ Nếu không đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản.

Tổ chức/cá nhân nhận kết quả (Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP hoặc văn bản thông báo không đạt) tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp huyện, thị xã.

b) Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc.

700.000 đồng

- Thông tư số 38/2018/TT- BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Thông tư số 44/2018/TT-BTC ngày 07/5/2018 của Bộ Tài chính;

- Quyết định số 360/QĐ-UBND ngày 22/3/2019 của UBND tỉnh Đắk Nông.

 

2

Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản (trường hợp trước 6 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận ATTP hết hạn)

a) Thành phần hồ:

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP theo mẫu tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT;

- Bản thuyết minh về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm của cơ sở theo Phục lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 38/2018/TT- BNNPTNT.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

a) Trình tự thực hiện

Bước 1: Gửi hồ sơ

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông, lâm, thủy sản quy định tại Khoản 2 Điều 4 Quyết định số 360/QĐ-UBND, ngày 22/3/2019 của UBND tỉnh Đắk Nông gửi hồ sơ cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - UBND cấp huyện, thị xã. Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ Lễ, Tết theo quy định)

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Cán bộ tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn tổ chức/cá nhân hoàn thiện hồ sơ. Hồ sơ đầy đủ hợp lệ, viết phiếu biên nhận hồ sơ trên đó ghi rõ thời gian trả kết quả. Chuyển hồ sơ cho Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, Phòng Kinh tế thị xã (gọi tắt là cơ quan cấp giấy chứng nhận).

Bước 3. Thẩm tra hồ sơ và thẩm định tại cơ sở

a) Thẩm tra hồ sơ thẩm định xếp loại: Đối với cơ sở đã được thẩm định xếp loại.

Các cơ sở đã được thẩm định, xếp loại theo quy định tại Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT (kết quả thẩm định còn hiệu lực), cơ quan cấp giấy chứng nhận tiến hành xem xét kết quả thẩm định, nếu đạt thì cấp GCN, nếu không đạt thông báo cho cơ sở để khắc phục và thẩm định theo quy định.

b) Thẩm định thực tế tại cơ sở: Đối với cơ sở chưa được thẩm định, xếp loại.

Cơ quan cấp giấy chứng nhận tiến hành thành lập đoàn thẩm định thực tế điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm tại địa điểm sản xuất, kinh doanh của tổ chức/cá nhân theo quy định.

c) Thẩm tra tại cơ sở trường hợp thẩm tra hồ sơ chưa đủ căn cứ.

Cơ quan cấp giấy chứng nhận tiến hành thành lập đoàn thẩm định thực tế điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm tại địa điểm sản xuất, kinh doanh của tổ chức/cá nhân theo quy định.

Bước 4: Xử lý kết quả thẩm định và cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP

Sau khi kiểm tra hồ sơ thực tế điều kiện đảm bảo ATTP của tổ chức/cá nhân theo hồ sơ yêu cầu:

+ Nếu đủ điều kiện thì tham mưu cấp Giấy chứng nhận.

+ Nếu không đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản.

Tổ chức/cá nhân nhận kết quả (Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP hoặc văn bản thông báo không đạt) tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp huyện, thị xã.

b) Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc.

700.000 đồng

- Thông tư số 38/2018/TT- BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Thông tư số 44/2018/TT- BTC ngày 07/5/2018 của Bộ Tài chính;

- Quyết định số 360/QĐ-UBND ngày 22/3/2019 của UBND tỉnh Đk Nông.

 

3

Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản (trường hợp Giấy chứng nhận ATTP vẫn còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất, bị hỏng, thất lạc, hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận ATTP)

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP theo mẫu tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT;

- Bản thuyết minh về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm của cơ sở theo Phục lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 38/2018/TT- BNNPTNT.

b) Số lượng hồ : 01 b.

a) Trình tự thực hiện.

Bước 1: Gửi hồ sơ

- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông, lâm, thủy sản quy định tại Khoản 2 Điều 4 Quyết định số 360/QĐ-UBND, ngày 22/3/2019 của UBND tỉnh Đắk Nông gửi hồ sơ cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - UBND cấp huyện, thị xã.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ Lễ, Tết theo quy định)

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ.

Cán bộ tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn tổ chức/cá nhân hoàn thiện hồ sơ. Hồ sơ đầy đủ hợp lệ, viết phiếu biên nhận hồ sơ trên đó ghi rõ thời gian trả kết quả. Chuyển hồ sơ cho Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, Phòng Kinh tế thị xã (gọi tắt là cơ quan cấp giấy chứng nhận).

Bước 3: Thẩm tra hồ sơ và thẩm định tại cơ sở.

a) Thẩm tra hồ sơ đối với trường hợp mất, thất lạc, hư hỏng giấy chứng nhận, hoặc có sự thay đổi thông tin trên Giấy chứng nhận nhưng không liên quan đến sản phẩm, con người, địa điểm sản xuất kinh doanh: Xem xét hồ sơ cũ của tổ chức/cá nhân nộp. Nếu đạt cấp GCN. Nếu không đạt thông báo cho tổ chức/cá nhân.

b) Thẩm định tại cơ sở: Đối với cơ sở có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên GCN (trường hợp thông tin trên giấy chứng nhận có liên quan đến sự thay đổi sản phẩm, thay đổi con người, thay đổi địa điểm sản xuất, kinh doanh...): Thành lập đoàn thẩm định, tiến hành thẩm định thực tế tại địa điểm sản xuất, kinh doanh của tổ chức/cá nhân.

Bước 4: Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP.

Sau khi kiểm tra hồ sơ thực tế điều kiện đảm bảo ATTP của tổ chức/cá nhân theo hồ sơ yêu cầu:

+ Nếu đủ điều kiện thì tham mưu cho cấp Giấy chứng nhận.

+ Nếu không đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản.

Tổ chức/cá nhân nhận kết quả (Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP hoặc văn bản thông báo không đạt) tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp huyện, thị xã.

b) Thời hạn giải quyết: 06 ngày làm việc.

* Đối với trường hợp thay đổi thông tin trên Giấy chứng nhận và phải kiểm tra thực tế tại cơ sở: 700.000đ

* Trường hợp bị mất, thất lạc, hư hỏng hoặc hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên GCN nhưng không liên quan đến sản phẩm, con người, địa điểm sản xuất, kinh doanh

(không phải kiểm tra thực tế tại cơ sở): không thu phí.

Thông tư số 38/2018/TT- BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Thông tư số 44/2018/TT- BTC ngày 07/5/2018 của Bộ Tài chính;

- Quyết định số 360/QĐ-UBND ngày 22/3/2019 của UBND tỉnh Đắk Nông

 

4

Cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản

a) Thành phần hồ

* Đối với tổ chức:

- Đơn đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo Mẫu số 01a quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT- BYT-BCT-BNNPTNT;

- Bản danh sách các đối tượng đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo Mẫu số 01b quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT- BYT-BCT-BNNPTNT;

Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp tác xã (có dấu xác nhận của tổ chức);

* Đối với cá nhân:

- Đơn đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm;

- Bản sao giấy chứng minh thư nhân dân;

b) Số lượng hồ : 01 bộ.

a) Trình tự thực hiện

Bước 1: Gi hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận kiến thức ATTP

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông, lâm, thủy sản quy định tại Khoản 1 Điều 5 Quyết định số 360/QĐ-UBND, ngày 22/3/2019 của UBND tỉnh Đắk Nông gửi hồ sơ cấp Giấy chng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - UBND cấp huyện, thị xã.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ Lễ, Tết theo quy định)

- Buổi sáng: Từ 7 giờ 30 phút đến 11h; Buổi chiều từ 13 giờ 30 phút đến 16h30 phút

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ.

Cán bộ tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn tổ chức/cá nhân hoàn thiện hồ sơ. Hồ sơ đầy đủ hợp lệ, viết phiếu biên nhận hồ sơ trên đó ghi rõ thời gian trả kết quả. Chuyển hồ sơ cho Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, Phòng Kinh tế thị xã (gọi tắt là cơ quan cấp giấy xác nhận).

Bước 3. Kiểm tra kiến thức về an toàn thực phẩm.

Cơ quan cấp Giấy xác nhận chuẩn bị nội dung kiểm tra, thông báo thời gian kiểm tra cho tổ chức/cá nhân biết để tiến hành làm bài kiểm tra theo quy định.

Việc kiểm tra kiến thức an toàn thực phẩm được thực hiện bằng bộ câu hỏi trắc nghiệm bao gồm 30 câu, trong đó 20 câu về nội dung kiến thức chung, 10 câu về nội dung kiến thức chuyên ngành, thời gian làm bài kiểm tra là 45 phút.

Bước 4. Cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm.

+ Sau khi kiểm tra kiến thức về ATTP của tổ chức/cá nhân đạt yêu cầu theo quy định, Cơ quan cấp Giấy xác nhận tham mưu cho Lãnh đạo ban hành Giấy xác nhận kiến thức về ATTP. Trường hợp không đạt thông báo bằng văn bản cho tổ chức/cá nhân.

+ Tổ chức, cá nhân nhận kết quả (Giấy xác nhận kiến thức về ATTP hoặc văn bản thông báo kết quả không đạt) tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - UBND các huyện, thị xã.

b) Thời hạn giải quyết: 11 ngày làm việc.

30.000/người

- Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT -BYT-BCT- BNNPTNT ngày 09 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Công thương, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Thông tư số 44/2018/TT- BTC ngày 07/5/2018 của Bộ Tài chính;

- Quyết định số 360/QĐ-UBND ngày 22/3/2019 của UBND tỉnh Đắk Nông

 

B. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BỊ BÃI BỎ, THAY THẾ.

1. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BỊ BÃI BỎ.

TT

Tên thủ tục hành chính bị bãi bỏ

Tên VBQPPL quy định nội dung Sa đổi, bổ sung, thay thế

Cơ quan thực hiện

1

Xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm lần đầu

- Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.

- Quyết định số 3177/QĐ-BNN-QLCL, ngày 09/8/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính thay thế, thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh vực Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Chi cục Phát triển nông nghiệp

2

Xác nhận lại nội dung quảng cáo thực phẩm

[...]