ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
60/QĐ-UBND
|
Cần
Thơ, ngày 12 tháng 01 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở THÀNH PHỐ CẦN
THƠ ĐẾN NĂM 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ
chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm
2019;
Căn cứ Luật Nhà ở ngày 25 tháng 11
năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 99/2015/NĐ-CP
ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
Luật Nhà ở;
Căn cứ Nghị định số 100/2015/NĐ-CP
ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội;
Căn cứ Quyết định số 2127/QĐ-TTg
ngày 30 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển
nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Nghị quyết số 42/NQ-HĐND
ngày 04 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân thành phố về việc thông qua Điều
chỉnh Chương trình phát triển nhà ở thành phố Cần Thơ đến năm 2025 và định hướng
đến năm 2030;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng
tại Tờ trình số 4302/TTr-SXD ngày 31 tháng 12 năm 2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Điều chỉnh Chương trình phát triển nhà
ở thành phố Cần Thơ đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 với nội dung như
sau:
1. Điều chỉnh quan điểm phát triển
nhà ở
a) Phát triển nhà ở đảm bảo phát triển
bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.
b) Phát triển nhà ở là một trong những
nội dung quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, gắn với bố trí sắp xếp lại
dân cư và việc chỉnh trang, phát triển đô thị của thành phố, đáp ứng tốt hơn
nhu cầu nhà ở cho các tầng lớp dân cư với mức thu nhập khác nhau, đặc biệt là
nhà ở cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội theo Luật
Nhà ở, nhằm góp phần đảm bảo an sinh xã hội và phát triển thành phố theo hướng
văn minh, hiện đại.
c) Phát triển nhà ở từng bước đáp ứng
nhu cầu nhà ở của người thu nhập thấp, đáp ứng nhu cầu gia tăng dân số hàng năm
của người lao động, công nhân, các hộ gia đình từ các địa phương khác đến thành
phố sinh sống, học tập và làm việc; tăng tỷ trọng nhà ở cho thuê đối với phân
khúc nhà ở giá rẻ để giải quyết nhu cầu ở của các đối tượng có thu nhập thấp tại
đô thị, đặc biệt là các hộ gia đình sống trên và ven kênh, rạch cần phải di dời,
tái định cư hoặc trong các nhà tập thể và chung cư cũ, hư hỏng nặng, nguy hiểm
cần phải sửa chữa, cải tạo, xây dựng mới.
d) Phát triển nhà ở gắn với phát triển
thị trường bất động sản trên địa bàn thành phố và vùng kinh tế trọng điểm vùng
đồng bằng sông Cửu Long, góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế thành phố,
chuyển dịch cơ cấu theo tầm nhìn và mục tiêu đã nêu tại Nghị quyết số 59-NQ/TW
ngày 05 tháng 8 năm 2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Cần
Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
đ) Phát triển nhà ở phải đảm bảo đồng
bộ với phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; sử dụng quỹ đất tiết
kiệm, hiệu quả; nâng cao chất lượng kiến trúc, cảnh quan và môi trường.
2. Bổ sung định hướng phát triển
nhà ở
a) Phát triển nhà ở phải phù hợp với
phát triển đô thị và đồng bộ với phát triển hạ tầng, thích ứng với biến đổi khí
hậu.
b) Khuyến khích và đẩy mạnh phát triển
mô hình nhà chung cư tại các khu vực đô thị tập trung cao dân cư để sử dụng quỹ
đất tiết kiệm.
c) Phát triển nhà ở dựa trên cơ sở chỉnh
trang, cải tạo khu dân cư hiện hữu; cải tạo, xây dựng mới thay thế các nhà tập
thể, chung cư cũ; di dời nhà ở ven và trên kênh, rạch; tạo lập quỹ đất phát triển
nhà ở.
d) Ứng dụng công nghệ cao, công nghệ
thông minh; đẩy mạnh phát triển nhà ở theo dự án tại khu vực các quận nội
thành.
3. Điều chỉnh, bổ sung chỉ tiêu
phát triển nhà ở
Chi tiết theo Phụ lục I: Chỉ tiêu
phát triển nhà ở đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.
4. Bổ sung quỹ đất phát triển nhà ở
Chi tiết theo Phụ lục II: Dự kiến quỹ
đất phát triển nhà ở đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.
5. Bổ sung cơ cấu nguồn vốn phát
triển nhà ở
a) Giai đoạn 2020 - 2025 nhu cầu tổng
vốn là 48.696 tỷ đồng, trong đó:
- Vốn từ nguồn ngân sách nhà nước khoảng
6.434 tỷ đồng.
- Vốn từ các doanh nghiệp có nguồn gốc
ngoài ngân sách nhà nước khoảng 19.844 tỷ đồng.
- Vốn của hộ gia đình cá nhân tự xây
nhà ở khoảng 22.418 tỷ đồng.
b) Giai đoạn 2026 - 2030 nhu cầu tổng
vốn là 79.876 tỷ đồng, trong đó:
- Vốn từ nguồn ngân sách nhà nước khoảng
8.724 tỷ đồng.
- Vốn từ các doanh nghiệp có nguồn gốc
ngoài ngân sách nhà nước khoảng 33.946 tỷ đồng.
- Vốn của hộ gia đình cá nhân tự xây
nhà ở khoảng 37.206 tỷ đồng.
6. Các giải pháp thực hiện
a) Giải pháp về đất ở
- Dành quỹ đất cho việc phát triển
nhà ở đảm bảo phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chung xây
dựng và quy hoạch phân khu đã được phê duyệt, trong đó đặc biệt quan tâm tới quỹ
đất, quỹ nhà ở để bố trí tái định cư để chủ động trong việc bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư, thực hiện các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, chỉnh trang
đô thị.
- Thực hiện rà soát, sắp xếp, bố trí
lại quỹ nhà, đất không phù hợp quy hoạch để chuyển đổi mục đích sử dụng phù hợp.
Trong năm 2021, thực hiện xây dựng, rà soát quy hoạch sử dụng đất trong đó chú
trọng đến diện tích đất phát triển nhà ở đặc biệt là nhà ở xã hội (quỹ đất 20%
phát triển nhà ở xã hội tại các dự án nhà ở thương mại, dự án khu đô thị).
- Ưu tiên dành quỹ đất 20% phát triển
nhà ở xã hội để đầu tư xây dựng nhà ở cho cán bộ công chức, viên chức, cho công
nhân; rà soát các quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất để gắn các khu nhà ở
đảm bảo đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và các thiết chế văn hóa
theo quy định.
- Tập trung khai thác có hiệu quả nguồn
lực về đất đai để huy động các thành phần kinh tế tham gia phát triển nhà ở; tận
dụng lợi thế về điều kiện tự nhiên, địa hình để quy hoạch phát triển nhà ở, khu
dân cư, khu đô thị mới với các loại hình nhà ở phù hợp.
b) Giải pháp về vốn
- Nguồn vốn ngân sách nhà nước:
+ Đảm bảo quản lý sử dụng nguồn vốn từ
thu quỹ đất 20% phát triển nhà ở xã hội trong các dự án khu đô thị mới, dự án
nhà ở thương mại do các chủ đầu tư lựa chọn hình thức nộp tiền tương đương giá
trị quỹ đất 20% trường hợp được chọn lựa theo quy định hiện hành.
+ Ủy thác nguồn vốn từ ngân sách
thành phố, ngân sách cấp huyện cho Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Cần
Thơ để ưu tiên cho đối tượng cán bộ công chức, viên chức, công nhân có nhu cầu
về nhà ở xã hội vay để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội theo quy định tại Điều
16, Nghị định 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội;
- Nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước:
Khuyến khích các thành phần kinh tế sử dụng vốn chủ sở hữu, vốn vay ngân hàng
và nguồn vốn huy động hợp pháp để đầu tư xây dựng nhà ở, các khu đô thị mới, đặc
biệt là nhà ở xã hội.
- Sử dụng vốn ngân sách nhà nước để
phát triển nhà ở xã hội thông qua nguồn thu từ tiền bán nhà thuộc sở hữu nhà nước,
tiền tương đương giá trị quỹ đất 20% (theo giá đất mà chủ đầu tư thực hiện
nghĩa vụ với Nhà nước nhằm bổ sung vào ngân sách địa phương) chuyển về Trung
tâm Phát triển quỹ đất thành phố để tạo lập quỹ đất sạch nhằm ưu tiên phát triển
nhà ở xã hội.
- Tạo điều kiện tối đa về mặt bằng,
công trình hạ tầng, thủ tục hành chính để huy động nhanh nguồn vốn từ nhân dân,
doanh nghiệp.
- Kết nối, kêu gọi nguồn vốn hỗ trợ từ
các tổ chức nước ngoài đối với các dự án về công trình xanh, công trình thông
minh và nhà ở chống thiên tai, biến đổi khí hậu.
- Lồng ghép vào các chương trình hỗ
trợ hộ nghèo khó khăn về nhà ở để giải quyết cho 7,2 % các hộ gia đình có nhà ở
dưới 8 m2/người.
c) Giải pháp nhà ở cho các đối tượng
xã hội
- Tiếp tục thực hiện đa dạng hóa các
phương thức đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, chủ yếu sử dụng
vốn ngoài ngân sách; ưu tiên sử dụng vốn ngân sách để đầu tư xây dựng các nhà ở
xã hội thuộc sở hữu nhà nước để cho thuê.
- Rà soát các dự án phát triển nhà ở,
khu đô thị; trong trường hợp chủ đầu tư không triển khai hoặc chậm triển khai
thực hiện theo tiến độ đã được phê duyệt, thực hiện thu hồi và giao các nhà đầu
tư có năng lực để triển khai đầu tư xây dựng, tránh lãng phí quỹ đất.
- Sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân
sách thu được từ các chủ đầu tư các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị có quy
mô dưới 10 ha, thực hiện phương thức nộp tiền tương đương giá trị quỹ đất xây dựng
nhà ở xã hội (20% đất ở) để phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố; Đặc
biệt là đầu tư xây dựng nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước để cho thuê, giải
quyết cho các đối tượng rất khó khăn về nhà ở do không thuê được nhà ở xã hội
do các doanh nghiệp đầu tư xây dựng.
- Ưu tiên bố trí vốn ngân sách, tạo
quỹ đất sạch tại các khu vực ngoại thành dọc các trục giao thông công cộng để
thực hiện các dự án nhà ở xã hội trong giai đoạn sau năm 2025, theo hướng giao
cho các nhà đầu tư sử dụng nguồn vốn xã hội hóa xây dựng nhà ở xã hội cho thuê
và quản lý, khai thác theo quy định.
- Tạo lập quỹ đất sạch, ưu tiên sử dụng
quỹ đất sạch do thành phố quản lý để thực hiện các dự án nhà ở xã hội bằng nguồn
vốn ngân sách; Nhà nước trực tiếp đầu tư xây dựng hoặc thực hiện đầu tư xây dựng
theo hình thức đối tác công tư (PPP).
- Xem xét mở rộng chính sách hỗ trợ
cho vay đối với các hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải
tạo nhà trọ cho công nhân, người lao động, sinh viên thuê trên địa bàn thành phố
đạt chuẩn theo quy định.
d) Các nhóm giải pháp khác
- Hoàn thiện thể chế, chính sách:
+ Tham gia góp ý sửa đổi, hoàn thiện,
đồng bộ hệ thống phát luật về nhà ở, đầu tư, đất đai... Nâng cao chất lượng
công tác quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch các cấp.
+ Rà soát, bổ sung chính sách riêng của
thành phố nhằm thúc đẩy mạnh hơn chương trình phát triển nhà ở.
+ Ban hành các cơ chế, chính sách ưu
đãi đầu tư đủ hấp dẫn để huy động vốn phát triển hạ tầng đô thị, chú trọng xã hội
hóa đầu tư xây dựng nhà ở.
- Cải cách thủ tục hành chính:
+ Tạo điều kiện để thực hiện thủ tục
cấp phép xây dựng, giảm thiểu thời gian thực hiện các thủ tục để người dân thuận
lợi trong việc xin phép xây dựng hoặc cải tạo nhà ở theo quy định.
+ Nghiên cứu cắt giảm các thủ tục, thời
gian thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai, đầu tư, xây dựng và bất động
sản.
+ Cải cách thủ tục hành chính thực hiện
theo hướng phát triển công nghệ 4.0 phù hợp với tình hình phát triển kinh tế -
xã hội của thành phố.
- Giải pháp tuyên truyền, vận động:
+ Tuyên truyền, vận động các tầng lớp
dân cư thay đổi phương thức, tập quán từ sở hữu chuyển sang hình thức thuê nhà,
từ hình thức ở nhà riêng lẻ chuyển sang căn hộ chung cư để phù hợp với điều kiện
thu nhập của hộ gia đình, cá nhân và cuộc sống đô thị.
+ Phát động phong trào, có tổ chức để
phát huy sức mạnh cộng đồng trong phát triển nhà ở, đặc biệt là hỗ trợ các đối
tượng chính sách xã hội, các hộ nghèo khu vực đô thị, nông thôn cải thiện chỗ ở;
các hộ gia đình khu vực nông thôn tham gia hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong việc cải
tạo, xây dựng nhà ở; khuyến khích các hình thức liên kết, hợp tác phát triển
nhà ở theo mô hình hợp tác xã nhà ở.
- Giải pháp về kiến trúc quy hoạch:
+ Nâng cao chất lượng các đồ án quy
hoạch xây dựng để làm cơ sở triển khai thực hiện các dự án nhà ở, dự án khu đô
thị đảm bảo chất lượng, đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, đầy đủ hạ tầng xã hội thiết yếu.
Rà soát, điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp, bổ sung quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội
(quỹ đất 20%), nhà ở thương mại cho phù hợp với nhu cầu phát triển của thành phố.
+ Đối với khu vực trung tâm đô thị,
các khu vực có yêu cầu cao về quản lý cảnh quan, chủ yếu phát triển nhà ở theo
dự án để đảm bảo chất lượng về không gian kiến trúc, chất lượng xây dựng công
trình, hiện đại, khuyến khích phát triển các công trình xanh, tiết kiệm năng lượng,
ứng dụng các công nghệ thông minh tại các dự án phát triển nhà ở; đối với các
khu vực nông thôn phát triển nhà ở gắn với bảo tồn và phát huy đặc trưng kiến
trúc nhà ở nông thôn.
+ Nâng cao chất lượng thiết kế, thẩm
định thiết kế; quản lý chất lượng xây dựng các khu đô thị, khu nhà ở; công tác
cấp phép xây dựng nhà ở; xử lý vi phạm trong xây dựng nhà ở đảm bảo tuân thủ
nguyên tắc tổng thể kiến trúc đô thị hài hòa, phù hợp với môi trường cảnh quan
và bản sắc của địa phương.
+ Đối với nhà ở nông thôn, kết hợp giữa
việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng theo quy hoạch nông thôn mới với xây mới và cải tạo
nhà ở; tập trung ưu tiên việc cải thiện và nâng cao chất lượng nhà ở, cung cấp
nước sạch, xử lý môi trường, chất thải rắn theo các quy định.
(Nội dung chi tiết theo Thuyết
minh Điều chỉnh Chương trình phát triển nhà ở thành phố Cần Thơ đến năm 2025 và
định hướng đến năm 2030 đính kèm)
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Sở Xây dựng
a) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân
dân quận, huyện và các sở, ngành có liên quan triển khai thực hiện Chương trình
phát triển nhà ở; tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố phối hợp với Bộ Xây dựng
trong triển khai thực hiện Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và
tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn thành phố.
b) Chủ trì, phối hợp các ngành liên
quan, Ủy ban nhân dân quận, huyện lập kế hoạch phát triển nhà ở 05 năm và hàng
năm trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt và tham mưu Ủy ban nhân dân thành
phố tổ chức thực hiện.
c) Phối hợp với Ủy ban nhân dân quận,
huyện và các cơ quan đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện xây dựng
theo quy hoạch, gắn với thực hiện các chính sách về nhà ở, để thúc đẩy thị trường
bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững, gắn với việc thu hút đầu tư
d) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài
nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch Đầu tư, Ủy ban nhân dân quận,
huyện và các đơn vị có liên quan tập trung phát triển nhà ở xã hội phục vụ cho
các đối tượng khó khăn về nhà ở, đặc biệt giải quyết tái định cư cho các hộ gia
đình, cá nhân phải di dời thuộc các dự án chỉnh trang và phát triển đô thị,
chương trình di dời nhà ở trên và ven kênh rạch trên địa bàn thành phố, trong
đó quan tâm đầu tư xây dựng loại hình nhà ở cho thuê phục vụ cho các hộ dân
không đủ điều kiện bồi thường, khó khăn về nhà ở.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Chủ trì, phối hợp cùng Sở Xây dựng,
các ngành liên quan, Ủy ban nhân dân quận, huyện lập kế hoạch sử dụng đất phục
vụ yêu cầu phát triển nhà ở, cân đối quỹ đất phát triển nhà ở và chuẩn bị quỹ đất
xây dựng nhà ở cho các đối tượng trong Chương trình và Kế hoạch phát triển nhà ở
thành phố.
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài
chính, Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện và
các đơn vị có liên quan rà soát, tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố phương thức
tạo quỹ đất sạch để kêu gọi đầu tư xây dựng phát triển nhà ở nói chung, đặc biệt
là nhà ở xã hội nói riêng, khắc phục những khó khăn của chủ đầu tư trong việc
trực tiếp bồi thường giải phóng mặt bằng.
c) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân
dân quận, huyện và các đơn vị có liên quan rà soát quỹ đất 20% đất ở trong các
dự án nhà ở thương mại, để thúc đẩy triển khai đầu tư xây dựng nhà ở xã hội;
trường hợp chủ đầu tư không hoặc chậm triển khai thực hiện theo tiến độ đã được
phê duyệt, tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố thu hồi và chọn lựa các nhà đầu
tư có năng lực để triển khai thực hiện.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng,
các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân quận, huyện tham mưu bổ sung các chỉ
tiêu phát triển nhà ở trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, làm cơ sở tham mưu Ủy ban nhân dân thành
phố chỉ đạo, điều hành, kiểm tra và báo cáo kết quả thực hiện theo định kỳ
trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định.
b) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành
và các đơn vị có liên quan nghiên cứu tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân thành
phố ban hành các cơ chế tăng cường hợp tác quốc tế; thu hút, hỗ trợ tài chính
nhằm tăng tính khả thi trong việc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng phát triển
nhà ở của thành phố.
c) Phối hợp với các sở, ngành có liên
quan và Ủy ban nhân dân quận, huyện theo dõi việc lập kế hoạch vốn, cân đối vốn
từ ngân sách thành phố để đầu tư dự án nhà ở có sử dụng vốn ngân sách theo
Chương trình và Kế hoạch phát triển nhà ở thành phố, đồng thời lập kế hoạch vốn
từ nguồn ngân sách Nhà nước cho phát triển nhà ở hàng năm và từng thời kỳ trình
Ủy ban nhân thành phố xem xét, quyết định.
d) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính
tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố trình Hội đồng nhân dân thành phố cân đối, bố
trí ngân sách hàng năm theo danh mục cụ thể các dự án nhà ở xã hội sử dụng vốn
ngân sách do Sở Xây dựng đề xuất để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội thuộc sở hữu
nhà nước.
đ) Nghiên cứu các giải pháp khuyến
khích đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển nhà ở theo dự án; tham mưu
xây dựng các cơ chế chính sách khuyến khích tạo điều kiện cho các tổ chức,
doanh nghiệp, hộ gia đình tham gia xây dựng phù hợp với quy định, quy hoạch và
chương trình này.
4. Sở Tài chính
a) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư
tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố trình Hội đồng nhân dân thành phố cân đối, bố
trí ngân sách hàng năm theo danh mục cụ thể các dự án nhà ở xã hội sử dụng vốn
ngân sách do Sở Xây dựng đề xuất để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội thuộc sở hữu
nhà nước.
b) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi
trường, Ủy ban nhân dân quận, huyện và các cơ quan, đơn vị có liên quan rà soát
quỹ đất do nhà nước trực tiếp quản lý, tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố phát
triển nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước.
5. Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban
có liên quan, Ủy ban nhân dân quận, huyện, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
thành phố Cần Thơ rà soát nhu cầu nhà ở của các hộ chính sách, hộ có công, hộ
nghèo cần hỗ trợ nhà ở.
b) Phối hợp với Sở Xây dựng, Liên
đoàn Lao động thành phố trong việc xác định đối tượng cán bộ, công chức, viên
chức được thuê, thuê mua nhà ở xã hội.
6. Sở Nội vụ
Phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Lao động-Thương
binh và Xã hội rà soát nhu cầu nhà ở xã hội, nhà ở công vụ thực tế để tham mưu Ủy
ban nhân dân thành phố về chủ trương xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công vụ, phục
vụ cho các đối tượng cán bộ, công chức, viên chức của thành phố.
7. Sở Giao thông vận tải
Phối hợp với Sở Xây dựng và đơn vị có
liên quan trong việc lập quy hoạch hệ thống hạ tầng giao thông đô thị, nông
thôn trong từng giai đoạn phù hợp, gắn với việc khai thác để tạo quỹ đất phát
triển nhà ở phù hợp với quy hoạch xây dựng, đảm bảo đồng bộ với quy hoạch sử dụng
đất và phát triển nhà ở trên địa bàn thành phố.
8. Sở Khoa học và Công nghệ
Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở
Thông tin và Truyền thông, Hội Kiến trúc sư thành phố, Hội Xây dựng và các cơ
quan, đơn vị có liên quan giới thiệu, hỗ trợ, kết nối các công nghệ mới, sản xuất
vật liệu xây dựng, vật liệu nhẹ, thân thiện với môi trường trong việc đầu tư
xây dựng, phát triển nhà ở.
9. Ban Quản lý các Khu Chế xuất và
Công nghiệp Cần Thơ
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan,
đơn vị có liên quan, đánh giá, xác định nhu cầu về nhà ở của công nhân, người
lao động làm việc tại các khu công nghiệp trong từng giai đoạn 05 năm và hàng
năm để có cơ sở đề xuất, triển khai các dự án phát triển nhà ở dành cho công
nhân, người lao động trong khu công nghiệp.
10. Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh
thành phố Cần Thơ
Chủ trì tham mưu Ủy ban nhân dân
thành phố, hoặc đề xuất kiến nghị Ngân hàng Nhà nước báo cáo Thủ tướng Chính phủ
ban hành các chính sách tín dụng cho nhóm đối tượng nhà ở xã hội, thu nhập thấp
mua nhà hoặc sửa chữa để cải thiện chất lượng nhà ở.
11. Liên đoàn Lao động thành phố
Chủ trì, phối hợp với Liên đoàn Lao động
Việt Nam, Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp Cần Thơ và các đơn vị
liên quan triển khai lập và tổ chức thực hiện Đề án “Đầu tư xây dựng các thiết
chế của công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất” như nhà trẻ, siêu thị
và các công trình văn hóa, thể thao, nhà ở xã hội phục vụ cho công nhân để tái
tạo sức lao động và nâng cao đời sống công nhân trong các khu chế xuất, khu
công nghiệp.
12. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam và các tổ chức chính trị - xã hội
Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam và tổ chức chính trị - xã hội thành phố tham gia phối hợp thực hiện, phát
huy vai trò trong việc vận động, tuyên truyền giải thích cho người dân để nâng
cao nhận thức và hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ trong việc phát triển nhà ở, cải
thiện môi trường sống theo hướng văn minh, hiện đại, góp phần chỉnh trang và
phát triển đô thị thành phố.
13. Ủy ban nhân dân quận, huyện
a) Triển khai Chương trình phát triển
nhà ở của thành phố và thực hiện công tác quản lý nhà nước về nhà ở trên địa
bàn; báo cáo kết quả thực hiện cho Sở Xây dựng để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân
dân thành phố, Bộ Xây dựng định kỳ hàng năm theo quy định hoặc theo yêu cầu.
b) Phối hợp với Sở Xây dựng và các
đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển nhà ở 05
năm, hàng năm và quy hoạch chi tiết xây dựng các khu nhà ở trên địa bàn quận,
huyện.
c) Theo dõi tiến độ các dự án phát
triển nhà ở, cấp phép xây dựng nhà ở trên địa bàn theo phân cấp; báo cáo định kỳ
hàng quý, hàng năm hoặc theo yêu cầu để Sở Xây dựng tổng hợp báo cáo Ủy ban
nhân dân thành phố.
Điều 3. Quyết định này có hiệu
lực thi hành kể từ ngày ký. Các nội dung liên quan đến Chương trình phát triển
nhà ở thành phố được quy định trong các văn bản do Ủy ban nhân dân thành phố
ban hành trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành mà khác với các quy định
của Quyết định này thì thực hiện theo quy định của Quyết định này.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban
nhân dân thành phố, Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan, ban ngành thành phố, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân quận, huyện và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- TT.TU;
- TT. HĐND thành phố;
- UBND TP;
- UBMT TQVN TP CT;
- NHNN CN TP Cần Thơ;
- VP UBND thành phố (3D);
- Cổng TT ĐTTP;
- Lưu: VT,DMT.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thực Hiện
|
PHỤ LỤC I
CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN NHÀ Ở ĐẾN NĂM 2025 VÀ
ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành Kèm theo Quyết định số 60/QĐ-UBND ngày 12 tháng 01 năm 2021 của Ủy
ban nhân dân thành phố Cần Thơ)
TT
|
Chỉ
tiêu phấn đấu đạt được
|
Đến
năm 2025
|
Đến
năm 2030
|
1
|
Diện tích nhà ở bình quân
|
25,5
m2/người
|
29,8
m2/người
|
2
|
Diện tích nhà ở tăng thêm toàn
thành phố
|
5,33
triệu m2sàn
|
6,57
triệu m2sàn
|
a) Nhà ở thương mại
|
1,77
triệu m2sàn
|
2,34
triệu m2sàn
|
b) Nhà ở xã hội
|
0,35
triệu m2sàn
|
0,38
triệu m2sàn
|
c) Nhà ở tái định cư
|
0,50
triệu m2sàn
|
0,50
triệu m2sàn
|
d) Nhà ở người dân tự xây dựng
|
2,71
triệu m2sàn
|
3,35
triệu m2sàn
|
3
|
Số lượng nhà ở tăng thêm toàn
thành phố
|
38.891
căn
|
47.067
căn
|
a) Nhà ở thương mại
|
9.829
căn
|
12.973
căn
|
b) Nhà ở xã hội
|
5.982 căn
|
6.733
căn
|
c) Nhà ở tái định cư
|
5.007
căn
|
5.007
căn
|
d) Nhà ở người dân tự xây dựng
|
18.073
căn
|
22.354
căn
|
4
|
Chất
lượng nhà ở
|
Kiên
cố và bán kiên cố
|
91,0
%
(đô
thị 97,6%, nông thôn 79,6%)
|
92,5
%
(đô
thị 98,5%, nông thôn 84,5%)
|
Thiếu
kiên cố và đơn sơ
|
9,0
%
(đô
thị 2,4%, nông thôn 20,4%)
|
7,5
%
(đô
thị 1,5%, nông thôn 15,5%)
|
5
|
Diện tích nhà ở tối thiểu
|
8,0
- 12,0 m2/người
|
12,0
m2/người
|
PHỤ LỤC II
DỰ KIẾN QUỸ ĐẤT PHÁT TRIỂN NHÀ Ở ĐẾN NĂM
2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 60/QĐ-UBND ngày 12 tháng 01 năm 2021 của Ủy ban nhân
dân thành phố Cần Thơ)
TT
|
Loại
đất phát triển Nhà ở
|
Đến
năm 2025
|
Đến
năm 2030
|
Toàn
khu (ha)
|
Đất
ở (ha)
|
Toàn
khu (ha)
|
Đất
ở (ha)
|
Tổng
quỹ đất
|
2.596,9
|
1.048,2
|
519,7
|
226,8
|
1
|
Nhà ở thương mại
|
2.500,9
|
1.000,4
|
400,7
|
160,3
|
2
|
Nhà ở xã hội
|
24,0
|
19,0
|
47,0
|
27,7
|
3
|
Nhà ở tái định cư
|
72,0
|
28,8
|
72,0
|
28,8
|