Quyết định 595/QĐ-LĐTBXH năm 2023 về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục bảo trợ xã hội do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Số hiệu | 595/QĐ-LĐTBXH |
Ngày ban hành | 05/05/2023 |
Ngày có hiệu lực | 05/05/2023 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội |
Người ký | Đào Ngọc Dung |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
BỘ LAO ĐỘNG -
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 595/QĐ-LĐTBXH |
Hà Nội, ngày 05 tháng 5 năm 2023 |
QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC BẢO TRỢ XÃ HỘI
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ; Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
Căn cứ Nghị định số 62/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
QUYẾT ĐỊNH:
Cục Bảo trợ xã hội là đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý và tổ chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác người cao tuổi, người khuyết tật, trợ giúp đối tượng bảo trợ xã hội, giảm nghèo (trừ nội dung liên quan đến công tác giảm nghèo thuộc chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo) và công tác xã hội (sau đây gọi chung là lĩnh vực bảo trợ xã hội); giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công về trợ giúp xã hội thuộc phạm vi trách nhiệm của Bộ theo quy định của pháp luật.
Cục Bảo trợ xã hội có tên giao dịch quốc tế là Department of Social Protection, viết tắt là SPD.
1. Nghiên cứu, xây dựng, trình Bộ:
a) Các dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các nghị quyết, dự án, đề án theo phân công của Bộ thuộc lĩnh vực bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật;
b) Chiến lược, quy hoạch ngành quốc gia, chương trình, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm và các dự án, đề án, công trình quan trọng quốc gia về lĩnh vực bảo trợ xã hội thuộc phạm vi quản lý của Bộ;
c) Dự thảo quyết định, chỉ thị, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình quốc gia, chương trình hành động quốc gia và các văn bản khác về lĩnh vực bảo trợ xã hội thuộc phạm vi quản lý của Bộ;
d) Dự thảo thông tư và các văn bản khác về quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo trợ xã hội thuộc phạm vi quản lý của Bộ;
đ) Hướng dẫn thực hiện quy hoạch, đăng ký, quản lý và cấp phép việc thành lập và hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội;
e) Hướng dẫn tiếp nhận đối tượng bảo trợ xã hội vào các cơ sở trợ giúp xã hội và từ cơ sở trợ giúp xã hội về gia đình.
2. Chủ trì giúp Bộ:
a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về lĩnh vực bảo trợ xã hội;
b) Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về mức chuẩn trợ giúp xã hội tại cộng đồng và tại các cơ sở trợ giúp xã hội;
c) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (trừ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 -2025), các chương trình, dự án, đề án thuộc lĩnh vực bảo trợ xã hội do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ quản, chủ trì thực hiện.
3. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác báo cáo, thống kê trong lĩnh vực bảo trợ xã hội; xây dựng, quản lý và vận hành hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về lĩnh vực bảo trợ xã hội.
4. Giúp Bộ quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động y tế, chỉnh hình, phục hồi chức năng, bảo hiểm y tế thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã hội theo quy định của pháp luật.
5. Tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật; chủ trì tổng kết, đánh giá các phong trào, mô hình, điển hình tiên tiến thuộc lĩnh vực bảo trợ xã hội.
6. Nghiên cứu, xây dựng chế độ chính sách đối với công chức, viên chức trong lĩnh vực bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ.
7. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực bảo trợ xã hội theo phân công của Bộ.