Quyết định 590/QĐ-BTTTT năm 2023 phân công công việc giữa Bộ trưởng và các Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông
Số hiệu | 590/QĐ-BTTTT |
Ngày ban hành | 11/04/2023 |
Ngày có hiệu lực | 11/04/2023 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Bộ Thông tin và Truyền thông |
Người ký | Nguyễn Mạnh Hùng |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
BỘ THÔNG TIN VÀ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 590/QĐ-BTTTT |
Hà Nội, ngày 11 tháng 4 năm 2023 |
VỀ VIỆC PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC GIỮA BỘ TRƯỞNG VÀ CÁC THỨ TRƯỞNG
BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ và Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 08 năm 2020 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
Căn cứ Nghị định số 48/2022/NĐ-CP ngày 26 tháng 07 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Căn cứ Quyết định số 727/QĐ-BTTTT ngày 17 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chế làm việc của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
QUYẾT ĐỊNH:
1. Bộ trưởng lãnh đạo, quản lý chung mọi mặt hoạt động và công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ theo quy định của pháp luật.
Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo các công việc quan trọng, cấp bách, nhạy cảm, mang tính chiến lược trên tất cả các lĩnh vực, công tác của Bộ; những vấn đề, nội dung công tác mới chưa được văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh, chưa được phân công trong Quyết định này.
Bộ trưởng chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, Quốc hội về mọi hoạt động của Bộ theo quy định.
2. Thứ trưởng giúp Bộ trưởng chỉ đạo, xử lý công việc thường xuyên trong các lĩnh vực, công tác, cơ quan, đơn vị và địa phương được Bộ trưởng phân công.
Trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn được phân công, Thứ trưởng chủ động chỉ đạo, xử lý công việc; sử dụng quyền hạn của Bộ trưởng và nhân danh Bộ trưởng để kiểm tra, đôn đốc, giải quyết các công việc thuộc các lĩnh vực, công tác, cơ quan, đơn vị và địa phương được phân công.
Trong quá trình chỉ đạo, xử lý công việc, nếu có vấn đề liên quan đến lĩnh vực, công tác, cơ quan, đơn vị, địa phương do Thứ trưởng khác phụ trách thì các Thứ trưởng chủ động phối hợp với nhau để giải quyết. Trường hợp các Thứ trưởng có ý kiến khác nhau thì báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định.
Đối với những vấn đề lớn, quan trọng, nhạy cảm có nội dung công việc mới chưa được văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh, chưa được phân công trong Quyết định này, Thứ trưởng có trách nhiệm báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng.
Thứ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các công việc được phân công.
3. Khi Bộ trưởng vắng mặt, trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng ủy quyền cho một Thứ trưởng thay mặt Bộ trưởng lãnh đạo công tác của Bộ.
4. Trong trường hợp cần thiết hoặc khi Thứ trưởng vắng mặt, Bộ trưởng trực tiếp hoặc giao Thứ trưởng khác chỉ đạo, xử lý công việc đã phân công cho Thứ trưởng.
5. Hàng tuần hoặc khi cần thiết, Bộ trưởng và các Thứ trưởng họp để giải quyết những công việc cần bàn bạc tập thể. Các Thứ trưởng báo cáo Bộ trưởng và thông báo các Thứ trưởng khác biết về nội dung chỉ đạo công tác của mình.
Điều 2. Trách nhiệm và quyền hạn của Thứ trưởng trong phạm vi công việc được Bộ trưởng phân công
1. Chỉ đạo thực hiện chương trình công tác của Bộ.
2. Chủ động đề xuất với Bộ trưởng các chủ trương, chính sách, cơ chế và các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực, công tác mình phụ trách.
3. Kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc tổ chức thực hiện các quyết định, chỉ thị của Bộ trưởng, các chủ trương, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực, công tác do mình phụ trách; phát hiện và đề xuất những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung.
4. Theo dõi và xử lý các công việc thường xuyên thuộc lĩnh vực, công tác, cơ quan, đơn vị và địa phương được phân công; chủ động chỉ đạo và phối hợp công tác với các cơ quan, đơn vị và địa phương được phân công.
5. Định kỳ hàng quý hoặc đột xuất theo yêu cầu của Bộ trưởng, báo cáo Bộ trưởng và tập thể Lãnh đạo Bộ tình hình các lĩnh vực, công tác, cơ quan, đơn vị và địa phương được phân công quản lý; nhận xét, đánh giá và đề xuất các vấn đề cần giải quyết.
Điều 3. Những công việc chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ
I. Các lĩnh vực quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông
BỘ THÔNG TIN VÀ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 590/QĐ-BTTTT |
Hà Nội, ngày 11 tháng 4 năm 2023 |
VỀ VIỆC PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC GIỮA BỘ TRƯỞNG VÀ CÁC THỨ TRƯỞNG
BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ và Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 08 năm 2020 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
Căn cứ Nghị định số 48/2022/NĐ-CP ngày 26 tháng 07 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Căn cứ Quyết định số 727/QĐ-BTTTT ngày 17 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chế làm việc của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
QUYẾT ĐỊNH:
1. Bộ trưởng lãnh đạo, quản lý chung mọi mặt hoạt động và công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ theo quy định của pháp luật.
Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo các công việc quan trọng, cấp bách, nhạy cảm, mang tính chiến lược trên tất cả các lĩnh vực, công tác của Bộ; những vấn đề, nội dung công tác mới chưa được văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh, chưa được phân công trong Quyết định này.
Bộ trưởng chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, Quốc hội về mọi hoạt động của Bộ theo quy định.
2. Thứ trưởng giúp Bộ trưởng chỉ đạo, xử lý công việc thường xuyên trong các lĩnh vực, công tác, cơ quan, đơn vị và địa phương được Bộ trưởng phân công.
Trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn được phân công, Thứ trưởng chủ động chỉ đạo, xử lý công việc; sử dụng quyền hạn của Bộ trưởng và nhân danh Bộ trưởng để kiểm tra, đôn đốc, giải quyết các công việc thuộc các lĩnh vực, công tác, cơ quan, đơn vị và địa phương được phân công.
Trong quá trình chỉ đạo, xử lý công việc, nếu có vấn đề liên quan đến lĩnh vực, công tác, cơ quan, đơn vị, địa phương do Thứ trưởng khác phụ trách thì các Thứ trưởng chủ động phối hợp với nhau để giải quyết. Trường hợp các Thứ trưởng có ý kiến khác nhau thì báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định.
Đối với những vấn đề lớn, quan trọng, nhạy cảm có nội dung công việc mới chưa được văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh, chưa được phân công trong Quyết định này, Thứ trưởng có trách nhiệm báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng.
Thứ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các công việc được phân công.
3. Khi Bộ trưởng vắng mặt, trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng ủy quyền cho một Thứ trưởng thay mặt Bộ trưởng lãnh đạo công tác của Bộ.
4. Trong trường hợp cần thiết hoặc khi Thứ trưởng vắng mặt, Bộ trưởng trực tiếp hoặc giao Thứ trưởng khác chỉ đạo, xử lý công việc đã phân công cho Thứ trưởng.
5. Hàng tuần hoặc khi cần thiết, Bộ trưởng và các Thứ trưởng họp để giải quyết những công việc cần bàn bạc tập thể. Các Thứ trưởng báo cáo Bộ trưởng và thông báo các Thứ trưởng khác biết về nội dung chỉ đạo công tác của mình.
Điều 2. Trách nhiệm và quyền hạn của Thứ trưởng trong phạm vi công việc được Bộ trưởng phân công
1. Chỉ đạo thực hiện chương trình công tác của Bộ.
2. Chủ động đề xuất với Bộ trưởng các chủ trương, chính sách, cơ chế và các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực, công tác mình phụ trách.
3. Kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc tổ chức thực hiện các quyết định, chỉ thị của Bộ trưởng, các chủ trương, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực, công tác do mình phụ trách; phát hiện và đề xuất những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung.
4. Theo dõi và xử lý các công việc thường xuyên thuộc lĩnh vực, công tác, cơ quan, đơn vị và địa phương được phân công; chủ động chỉ đạo và phối hợp công tác với các cơ quan, đơn vị và địa phương được phân công.
5. Định kỳ hàng quý hoặc đột xuất theo yêu cầu của Bộ trưởng, báo cáo Bộ trưởng và tập thể Lãnh đạo Bộ tình hình các lĩnh vực, công tác, cơ quan, đơn vị và địa phương được phân công quản lý; nhận xét, đánh giá và đề xuất các vấn đề cần giải quyết.
Điều 3. Những công việc chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ
I. Các lĩnh vực quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông
1. Bưu chính.
2. Viễn thông, Internet; tần số vô tuyến điện.
3. Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số, giao dịch điện tử.
4. An toàn thông tin mạng.
5. Công nghiệp công nghệ thông tin.
6. Báo chí, truyền thông (báo chí; xuất bản, in và phát hành; phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử; quảng cáo; thông tin đối ngoại, thông tin cơ sở và hoạt động truyền thanh - truyền hình cấp huyện).
II. Các công tác của Bộ Thông tin và Truyền thông
1. Chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về phát triển ngành Thông tin và Truyền thông.
2. Tổ chức, cán bộ; Bảo vệ chính trị nội bộ.
3. Cải cách hành chính; Phòng, chống tham nhũng, buôn lậu; Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
4. Thi đua - khen thưởng và lịch sử - truyền thống.
5. Nội chính.
6. Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực.
7. Thanh tra.
8. Kế hoạch - Tài chính.
9. Khoa học và Công nghệ; Sở hữu trí tuệ; Tiêu chuẩn, chất lượng thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông.
10. Hợp tác quốc tế, hội nhập kinh tế quốc tế.
11. Pháp chế.
12. Đổi mới tổ chức quản lý, tái cơ cấu; cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; Đầu tư, tài chính và quản lý doanh nghiệp và hoạt động của các doanh nghiệp.
13. Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong Bộ Thông tin và Truyền thông.
14. Công tác Quốc phòng - An ninh, Quân sự của Bộ.
15. Công tác phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai.
16. Công tác Đảng, Đoàn thể (Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Cựu chiến binh).
Điều 4. Phân công công việc cụ thể giữa Bộ trưởng và các Thứ trưởng
1. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng
- Lãnh đạo, quản lý toàn diện mọi hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Trực tiếp chỉ đạo, điều hành công tác tổ chức, cán bộ; bảo vệ chính trị nội bộ; công tác pháp chế và các công tác khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
- Trực tiếp chỉ đạo đơn vị: Vụ Tổ chức cán bộ.
2. Thứ trưởng Phan Tâm
- Giúp Bộ trưởng phụ trách các công tác: Hợp tác quốc tế, hội nhập kinh tế quốc tế; Thi đua - khen thưởng và lịch sử - truyền thống; Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực; Khoa học và Công nghệ; Sở hữu trí tuệ; Tiêu chuẩn, chất lượng thuộc lĩnh vực Thông tin và Truyền thông;
- Theo dõi và chỉ đạo các đơn vị: Vụ Pháp chế; Vụ Khoa học và Công nghệ; Vụ Hợp tác Quốc tế; Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông; Trường Cao đẳng Công nghiệp In; Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông.
3. Thứ trưởng Phạm Đức Long
- Giúp Bộ trưởng phụ trách các lĩnh vực: Viễn thông, Internet; Tần số vô tuyến điện.
- Giúp Bộ trưởng phụ trách các công tác: Nội chính; Kế hoạch - Tài chính; Đổi mới tổ chức quản lý, tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, đầu tư, tài chính doanh nghiệp và hoạt động của các doanh nghiệp; Phòng, chống tham nhũng, buôn lậu; Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Thanh tra; Công tác Đảng, Đoàn thể (Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Cựu chiến binh); Quân sự của Bộ; Công tác phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai.
- Theo dõi và chỉ đạo các đơn vị: Vụ Kế hoạch - Tài chính; Văn phòng Bộ; Thanh tra; Cục Viễn thông; Cục Tần số vô tuyến điện; Cục Bưu điện Trung ương; Trung tâm Internet Việt Nam; Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam; Ban quản lý Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích; Tổng công ty Bưu điện Việt Nam; Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTC.
4. Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng
- Giúp Bộ trưởng phụ trách các lĩnh vực: Chuyển đổi số; kinh tế số, xã hội số, giao dịch điện tử; ứng dụng công nghệ thông tin; Công nghiệp công nghệ thông tin; An toàn thông tin mạng; Bưu chính.
- Giúp Bộ trưởng phụ trách các công tác: Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong Bộ Thông tin và Truyền thông; Cải cách hành chính; Chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án về phát triển ngành Thông tin và Truyền thông; Công tác Quốc phòng - An ninh.
- Theo dõi và chỉ đạo các đơn vị: Vụ Bưu chính; Vụ Kinh tế số và Xã hội số; Cục Chuyển đổi số quốc gia; Cục An toàn thông tin; Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thông; Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia; Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông; Trung tâm Thông tin; Viện Công nghiệp phần mềm và Nội dung số Việt Nam.
5. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm
- Giúp Bộ trưởng phụ trách lĩnh vực: Báo chí, truyền thông; thực hiện nhiệm vụ là người phát ngôn của Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Theo dõi và chỉ đạo các đơn vị: Cục Báo chí; Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử; Cục Thông tin cơ sở; Cục Xuất bản, In và Phát hành; Cục Thông tin đối ngoại; Báo VietNamNet; Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông; Tạp chí Thông tin và Truyền thông.
Điều 5. Phân công theo dõi các địa phương, hội, hiệp hội; tham gia các ban chỉ đạo, Ủy ban, hội đồng
Phụ lục kèm theo.
Căn cứ tình hình thực tế, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét, điều chỉnh việc phân công công việc giữa Bộ trưởng và các Thứ trưởng để đảm bảo thực hiện hiệu quả chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Thông tin và Truyền thông.
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
2. Bãi bỏ các văn bản của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về việc phân công công việc giữa Bộ trưởng và các Thứ trưởng, về việc Phân công phụ trách địa phương, Hội, Hiệp hội, tham gia các Ban Chỉ đạo, Ủy ban, Hội đồng của Bộ trưởng và các Thứ trưởng trái với Quyết định này.
Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này; trong quá trình triển khai thực hiện các công việc thường xuyên, nếu có khó khăn vướng mắc, báo cáo Bộ trưởng xin ý kiến chỉ đạo./.
|
BỘ TRƯỞNG |
PHÂN CÔNG THEO DÕI CÁC ĐỊA PHƯƠNG, HỘI, HIỆP HỘI; THAM
GIA CÁC BAN CHỈ ĐẠO, ỦY BAN, HỘI ĐỒNG
(Kèm theo Quyết định số 590/QĐ-BTTTT ngày 11 tháng 4 năm 2023 của Bộ trưởng
Bộ Thông tin và Truyền thông)
A. PHÂN CÔNG THEO DÕI CÁC ĐỊA PHƯƠNG, HỘI, HIỆP HỘI
1. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng
Theo dõi hoạt động của ngành Thông tin và Truyền thông tại các thành phố: Hà Nội, Hồ Chí Minh.
2. Thứ trưởng Phan Tâm
Theo dõi hoạt động của ngành Thông tin và Truyền thông tại các tỉnh, thành phố: Thái Nguyên, Bắc Ninh, Tuyên Quang, Điện Biên, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Ninh Thuận, Khánh Hoà, Phú Yên.
3. Thứ trưởng Phạm Đức Long
3.1. Theo dõi hoạt động của ngành Thông tin và Truyền thông tại các tỉnh, thành phố: Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Bắc Giang, Phú Thọ, Hà Giang, Vĩnh Phúc, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Đồng Tháp.
3.2. Theo dõi hoạt động các Hội, Hiệp hội: Hiệp hội Internet Việt Nam; Hội Vô tuyến - Điện tử Việt Nam.
4. Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng
4.1. Theo dõi hoạt động của ngành Thông tin và Truyền thông tại các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Hải Dương, Hoà Bình, Hưng Yên, Quảng Ninh, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Thái Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh.
4.2. Theo dõi hoạt động các Hội, Hiệp hội: Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp phần mềm và dịch vụ CNTT, Hội Tem Việt Nam; Chi hội Luật gia Bưu điện; Hội phát hành báo chí Việt Nam; Hội Tin học Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam; Hội Truyền thông số Việt Nam; Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ Công nghệ thông tin.
5. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm
5.1. Theo dõi hoạt động của ngành Thông tin và Truyền thông tại các tỉnh, thành phố: Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Bình Thuận, Lâm Đồng, Tiền Giang, An Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Trà Vinh.
5.2. Theo dõi hoạt động các Hội, Hiệp hội: Hội Nhà báo Việt Nam; Liên Chi hội Nhà báo Thông tin và Truyền thông; Hội Xuất bản Việt Nam; Hiệp hội In Việt Nam, Hiệp hội Truyền hình trả tiền.
B. PHÂN CÔNG THAM GIA CÁC BAN CHỈ ĐẠO, ỦY BAN, HỘI ĐỒNG
I. CÁC BAN CHỈ ĐẠO, ỦY BAN, HỘI ĐỒNG CỦA TRUNG ƯƠNG
1.1. Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
1.2. Ban Chỉ đạo về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch (BCĐ35).
1.3. Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công.
1.4. Ban Chỉ đạo Nhà nước về đổi mới cơ chế hoạt động các đơn vị sự nghiệp công lập.
1.5. Ban Chỉ đạo Nhà nước về phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền.
1.6. Ban Chỉ đạo Phòng và chống tham nhũng Trung ương.
1.7. Ban Chỉ đạo Phòng, chống khủng bố quốc gia.
1.8. Hội đồng thẩm định Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
1.9. Hội đồng cố vấn đặc biệt cho Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia
1.10. Ban Chỉ đạo Nhà nước về Chương trình tên lửa - T09
1.11. Ban chỉ đạo an toàn, an ninh mạng Quốc gia.
1.12. Ban chỉ đạo Trung ương về phòng thủ quân khu và khu vực phòng thủ.
1.13. Chủ tịch Ủy ban Tần số vô tuyến điện.
1.14. Phó chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số.
1.15. Ủy ban Chỉ đạo Nhà nước về Biển Đông - Hải đảo.
1.16. Ban chỉ đạo đổi mới sắp xếp tổ chức bộ máy của bộ, cơ quan ngang bộ.
1.17. Tổ Công tác triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030.
1.18. Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục - đào tạo.
1.19. Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống Covid-19
1.20. Hội đồng thẩm định quy hoạch hạ tầng TTTT thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050,
1.21. Hội đồng thẩm định quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, cơ sở xuất bản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
2.1. Ban Chỉ đạo Thông tin tuyên truyền ASEAN.
2.2. Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu bia và đồ uống có cồn khác.
2.3. Ban Chỉ đạo Đề án “Tiếp tục xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.
2.4. Ban Chỉ đạo Dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài.
2.5. Ban chỉ đạo Nhà nước về Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh (Ban Chỉ đạo 781).
2.6. Ban Chỉ đạo Quốc gia về hội nhập quốc tế.
2.7. Ủy ban hỗn hợp nghiên cứu môi trường kinh doanh Việt - Nhật.
2.8. Ban Chỉ đạo Quốc gia Chương trình hành động "Không còn nạn đói" ở Việt Nam, giai đoạn 2016-2025.
2.9. Ban Chỉ đạo Trung ương xây dựng Đề án "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong việc nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân khu công nghiệp, khu chế xuất".
2.10. Ban Chỉ đạo Quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (Ban Chỉ đạo Quốc gia về IUU).
2.11. Ban Chỉ đạo Quốc gia về Dân số và Phát triển.
2.12. Ban Chỉ đạo liên ngành về Hợp tác tiểu vùng.
2.13. Hội đồng Chính sách khoa học và công nghệ Quốc gia.
2.14. Ban Cứu trợ Trung ương.
2.15. Ban Điều phối Đề án tổng thể “Phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030”.
2.16. Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam.
2.17. Ủy ban Quốc gia về Người cao tuổi Việt Nam.
2.18. Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế.
2.19. Ủy ban sông Mê Công Việt Nam
2.20. Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam.
2.21. Hội đồng phối hợp phổ biến và giáo dục pháp luật.
2.22. Ban Chỉ đạo Trung ương phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
2.23. Ban Chỉ đạo Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
2.24. Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án “Xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”
2.25. Hội đồng thẩm định quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 21-30, tầm nhìn đến 2050.
2.26. Tổ công tác thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài.
2.27. Ban Chỉ đạo Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp.
2.28. Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm.
2.29. Ban chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 26-NQ/TW phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An.
2.30. Ban chỉ đạo tổ chức các hoạt động kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Nhật năm 2023.
2.31. Ban chỉ đạo Giải thưởng nhân tài Đất Việt Nam 2023.
2.32. Ban chỉ đạo xây dựng dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).
2.33. Ban chỉ đạo sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 07-CT/TW.
2.34. Ban chỉ đạo tổng kết, đánh giá 10 năm thực hiện Luật an toàn thực phẩm.
2.35. Ban chỉ đạo tổng kết các Nghị quyết của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh các vùng kinh tế.
3.1. Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công (giúp việc Bộ trưởng).
3.2. Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Nghị quyết số 70/NQ-CP của Chính phủ về chính sách xã hội.
3.3. Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu Quốc gia, Chương trình mục tiêu, Đề án, dự án.
3.4. Ban Chỉ đạo Trung ương về đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức.
3.5. Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.
3.6. Ban Chỉ đạo quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
3.7. Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ (Ban Chỉ đạo 138/CP).
3.8. Ban Chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban chỉ đạo 389).
3.9. Ban Chỉ đạo Đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.
3.10. Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.
3.11. Ủy ban Quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam.
3.12. Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh.
3.13. Thành viên Tổ điều hành Thị trường Chứng khoán (Ủy ban Chứng khoán nhà nước).
3.14. Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn.
3.15. Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai.
3.16. Phó Chủ tịch Ủy ban Tần số Vô tuyến điện.
3.17. Trưởng ban Ban Công tác thúc đẩy phát triển IPv6 Quốc gia.
3.18. Ban Chỉ đạo xây dựng và quản lý vị trí việc làm trong các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập.
3.19. Ban Chỉ đạo xây dựng Chiến lược quốc gia phòng chống tham nhũng đến năm 2030.
3.20. Hội đồng thẩm định Nhà nước Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
3.21. Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
3.22. Hội đồng thẩm định Nhà nước Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
3.23. Ban chỉ đạo về triển khai Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH.
3.24. Ban Chỉ đạo về đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP).
4.1. Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ.
4.2. Ban Chỉ đạo Quốc gia về cơ chế một cửa ASEAN và cơ chế Hải quan một cửa quốc gia.
4.3. Ban Chỉ đạo Cuộc thi Nhân tài đất Việt.
4.4. Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án “Cơ sở dữ liệu quốc gia về an sinh xã hội”.
4.5. Ban Chỉ đạo Quốc gia về tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính hài cốt liệt sỹ (Ban Chỉ đạo Quốc gia 515).
4.6. Ban Chỉ đạo xây dựng Đồ án Chủ trương, chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trình Ban Chấp hành Trung ương.
4.7. Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Đô thị hóa, phát triển đô thị và phát triển kinh tế đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
4.8. Ban Chỉ đạo Trang tin điện tử của Chính phủ.
4.9. Ban Chỉ đạo cấp quốc gia dự án “Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai”
4.10. Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số.
4.11. Hội đồng thẩm định đồ án điều chỉnh Quy hoạch xây dựng vùng thành phố Hồ Chí Minh.
4.12. Ban Chỉ đạo CNTT của cơ quan Đảng.
4.13. Chủ tịch hội đồng tư vấn quốc gia về tem bưu chính Việt Nam.
4.14. Ban Chỉ đạo Quốc gia về Tài chính toàn diện.
4.15. Ban Chỉ đạo phòng chống rửa tiền.
4.16. Ban Chỉ đạo Trung ương về khu vực phòng thủ.
4.17. Ban Chỉ đạo Công tác phòng không nhân dân Trung ương.
4.18. Ban Chỉ đạo thực hiện phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc.
4.19. Hội đồng Giáo dục quốc phòng và an ninh Trung ương.
4.20. Ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam.
4.21. Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
4.22. Hội đồng tư vấn Quốc gia Chương trình thương hiệu Quốc gia.
4.23. Ủy ban Quốc gia về Trẻ em.
4.24. Ban Chỉ đạo Nhà nước về xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng.
5. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm
5.1. Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” (thành viên Bộ phận giúp việc).
5.2. Thường trực Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại.
5.3. Ban Chỉ đạo về Nhân quyền.
5.4. Phó Chủ tịch Hội đồng Giải báo chí quốc gia.
5.5. Ban Chỉ đạo Ngày Sách Việt Nam.
5.6. Hội đồng xử lý vi phạm quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam.
5.7. Ban Chỉ đạo Quỹ vì biển đảo Việt Nam.
5.8. Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án "Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với công tác người có công với cách mạng".
5.9. Ban Chỉ đạo Đề án “Chính sách cho cán bộ về công tác ở địa bàn khó khăn”.
5.10. Ban Chỉ đạo Dự án “Đổi mới sáng tạo hướng tới người thu nhập thấp”.
5.11. Ban Chỉ đạo Tuần lễ quốc gia An toàn - vệ sinh lao động và phòng, chống cháy nổ Trung ương.
5.12. Tổ chỉ đạo công tác tuyên truyền, vận động đồng bào công giáo.
5.13. Ban Chỉ đạo Quốc gia Vận động hiến máu tình nguyện.
5.14. Ban Chỉ đạo liên ngành Chương trình hành động quốc gia đảm bảo cấp nước an toàn và chống thất thoát, thất thu nước sạch.
5.15. Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm.
5.16. Ban Chỉ đạo Đề án “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam”.
5.17. Ban Chỉ đạo Quốc gia về phát triển y tế biển, đảo.
5.18. Phó Ban Chỉ đạo Đề án “Cơ chế cung cấp thông tin phòng, chống tham nhũng cho các cơ quan báo chí; cơ chế chỉ đạo, định hướng thông tin tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng”.
5.19. Ban chỉ đạo xây dựng Đề án trình Ban bí thư ban hành “Quy định về phối hợp giữa Ban Tuyên giáo Trung ương với Ban cán sự Đảng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Đảng đoàn Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam và các cơ quan Đảng, Nhà nước trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng quản lý các nội dung quan trọng, phức tạp, nhạy cảm trên lĩnh vực văn hóa-văn nghệ”.
5.20. Ban chỉ đạo Tổng kết 15 năm Nghị quyết 23-NQ/TW.
5.21. Ban chỉ đạo Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2021 - 2023.
5.22. Ủy ban An toàn giao thông quốc gia.
5.23. Ủy ban chỉ đạo quốc gia về thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
5.24. Ủy viên Hội đồng quản lý liên ngành Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá.
5.25. Chương trình Công tác thông tin tuyên truyền phòng, chống, khắc phục hậu quả chất độc hoá học do Mỹ gây ra tại Việt Nam.
5.26. Ban Chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng.
5.27. Ban Chỉ đạo Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
5.28. Ban Chỉ đạo triển khai thực Kết luận số 26-KL/TW, ngày 29/12/2017 của Ban Bí thư về kiện toàn, nâng cao chất lượng, hiệu quả tạp chí các ban đảng Trung ương hiện nay.
5.29. Ban Chỉ đạo Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới.
5.30. Ban Soạn thảo Đề án tổng thể tuyên truyền bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích của Việt Nam ở biển Đông đến năm 2030.
5.31. Hội đồng Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ IX.
5.32. Tổ công tác của Thủ tướng về ổn định hoạt động thị trường chứng khoán và thị trường trái phiếu doanh nghiệp.
5.33. Ban Chỉ đạo kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 03 năm 2023-2025.
5.34. Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về ổn định hoạt động thị trường chứng khoán và thị trường trái phiếu doanh nghiệp.
5.35. Ban Chỉ đạo Đại hội Thể thao học sinh Đông Nam Á lần thứ 13 năm 2023 tại Việt Nam.
II. CÁC BAN CHỈ ĐẠO, ỦY BAN, HỘI ĐỒNG CỦA BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
1.1. Ban Chỉ đạo về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch của Bộ Thông tin và Truyền thông (BCĐ35).
1.2. Trưởng Ban Chỉ đạo Ngành về hội nhập kinh tế quốc tế.
1.3. Trưởng Ban Chỉ đạo ứng dụng CNTT.
1.4. Trưởng Ban Phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm.
1.5. Chủ tịch Hội đồng Thi đua - khen thưởng.
1.6. Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Công nghệ.
1.7. Ban chỉ đạo thúc đẩy nghiên cứu phát triển 6G.
2.1. Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 của khối cơ quan Bộ Thông tin và Truyền thông.
2.2. Phó Chủ tịch Hội đồng thi đua - khen thưởng.
2.3. Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Khoa học công nghệ.
3.1. Trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bộ Thông tin và Truyền thông.
3.2. Trưởng Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ Bộ Thông tin và Truyền thông.
3.3. Trưởng Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của Bộ Thông tin và Truyền thông.
3.4. Tổ công tác về thực hiện nhiệm vụ về kiểm soát tài sản, thu nhập tại Bộ Thông tin và Truyền thông.
3.5. Ban chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của Bộ Thông tin và Truyền thông.
3.6. Chủ tịch Hội đồng xét chuyển, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức của Bộ Thông tin và Truyền thông.
3.7. Hội đồng xét nâng bậc lương trước thời hạn của Khối cơ quan Bộ Thông tin và Truyền thông.
4.1. Trưởng Ban Điều hành triển khai Công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước.
4.2. Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Kiến trúc Bộ Thông tin và Truyền thông điện tử.
4.3. Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Bộ Thông tin và Truyền thông.
4.4. Phó Trưởng ban Chỉ đạo ứng dụng CNTT của Bộ Thông tin và Truyền thông.
4.5. Chủ tịch Hội đồng Giám đốc CNTT của cơ quan nhà nước.
4.6. Chủ nhiệm Đề án “Tăng cường hiệu quả công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trên mạng Internet”.
4.7. Trưởng Ban chỉ đạo triển khai Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp nhận hồ sơ; trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích.
4.8. Trưởng Ban Điều hành triển khai Các chương trình phát triển công nghiệp công nghệ thông tin.
5. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm
5.1. Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng Sách Quốc gia.