Quyết định 56/QĐ-UBND về Chương trình công tác năm 2014 do tỉnh Ninh Bình ban hành

Số hiệu 56/QĐ-UBND
Ngày ban hành 22/01/2014
Ngày có hiệu lực 22/01/2014
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Bình
Người ký Bùi Văn Thắng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 56/QĐ-UBND

Ninh Bình, ngày 22 tháng 01 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC NĂM 2014

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị quyết số 13/2013/NQ-HĐND ngày 20/12/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh khoá XIII, kỳ họp thứ 9 về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2014;

Căn cứ Nghị quyết số 14/NQ-HĐND ngày 20/12/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XIII, kỳ họp thứ 9 về chương trình xây dựng nghị quyết năm 2014;

Xét đề nghị của Chánh Văn phòng UBND tỉnh,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Chương trình công tác năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình.

Điều 2. Giao Giám đốc, Thủ trưởng các sở, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan căn cứ chức năng nhiệm vụ tổ chức thực hiện chương trình công tác, chủ động chuẩn bị các nội dung theo phân công, trình Ủy ban nhân dân tỉnh đúng thời hạn.

Giao Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, điều hành theo chương trình công tác, đôn đc các đơn vị trong quá trình thực hiện; phối hợp với các cơ quan được giao nhiệm vụ thẩm định các văn bản; chuẩn bị hồ sơ tài liệu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh thông qua theo Quy chế làm việc.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 38/QĐ-UBND ngày 15/01/2014 của UBND tỉnh Ninh Bình.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở; Thủ trưởng các ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này ./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
-
Văn phòng Chính phủ (đ b/c);
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư (để b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- VP Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Các VP 1,3,4,5,6,7,9,10;
- Lưu: VT, VP2.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Bùi Văn Thắng

 

CHƯƠNG TRÌNH

CÔNG TÁC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH NĂM 2014
(Ban hành kèm theo Quyết định số 56/QĐ-UBND ngày 22/01/2014 của UBND tỉnh Ninh Bình)

Thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về những giải pháp chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách năm 2014; triển khai các Nghị quyết kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XIII; đchủ động trong chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ, UBND tỉnh xây dựng Chương trình công tác năm 2014 như sau:

I. Mục tiêu, nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành năm 2014:

Mục tiêu tổng quát

Tiếp tục giữ vững nhịp độ tăng trưởng kinh tế trên các lĩnh vực; tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; thực hiện kịp thời các cơ chế, chính sách đã ban hành; đy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thu hút đầu tư. Nâng cao cht lượng các hoạt động văn hoá, xã hội; giảm nghèo vng chc, bảo đảm an sinh xã hội. Tăng cường quốc phòng, giữ vng an ninh chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả và mở rộng công tác đi ngoại, hội nhập quốc tế. Chú trọng công tác đào tạo, bi dưỡng cán bộ, xây dựng chính quyn trong sạch, vững mạnh.

Nhiệm vụ chủ yếu

1. Phát triển nông nghiệp: Tập trung thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo chỉ đạo của Chính phủ. Tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất; khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, phát triển công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, dịch vụ nông thôn gắn với thị trường tiêu thụ; rà soát, khuyến khích những địa phương có thuận lợi đẩy mạnh sản xuất vụ đông. Hoàn thành Quy hoạch tng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển huyện Kim Sơn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Đẩy mạnh phong trào Toàn dân chung tay xây dựng nông thôn mới. Phấn đấu năm 2014, mi huyện có 2 xã đạt tiêu chí xã nông thôn mới.

2. Tập trung thực hiện các giải pháp kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp; đy nhanh tiến độ xây dựng các dự án sản xuất NPK, Kính, nhà máy luyện thép chất lượng cao... Từng bước hoàn thiện việc xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Trong đó chú trọng khu công nghiệp Phúc Sơn đthu hút các dự án đầu tư sản xuất công nghiệp sạch, công nghệ cao...

3. Phát triển các ngành dịch vụ, nhất là dịch vụ du lịch. Đẩy mạnh thực hiện Chương trình phát triển du lịch, nâng cao hiệu quả hoạt động từ dịch vụ du lịch. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch, tạo bước chuyển biến rõ nét đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, thu hút khách từ các thị trường có tiềm năng chi tiêu du lịch cao, mở rộng quy mô hoạt động của các ngành dịch vụ phục vụ du lịch; quản lý chặt chẽ môi trường du lịch và thực hiện các giải pháp tăng thu từ lĩnh vực này. Phát triển các làng nghề truyền thống gắn với du lịch và xuất khu hàng thủ công mỹ nghệ. Tăng cường công tác quản lý thị trường, phát triển thương mại bán buôn, bán lẻ và nâng cao giá trị hàng xuất khẩu. Nâng cao chất lượng và giảm chi phí trong hoạt động dịch vụ bảo hiểm, bưu chính vin thông, giao thông, vận tải... Tăng cường quản lý nhà nước trên các lĩnh vực hoạt động dịch vụ; chú trọng tới đảm bảo an toàn giao thông theo công điện số 1966 của Thtướng Chính phủ.

4. Nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác đầu tư trên địa bàn, nhất là việc thực hiện Chỉ thị 14/CT-TTg ngày 28/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ và văn bản số 4669/BKHĐT-TH ngày 05/7/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước và Trái phiếu Chính phủ. Thực hiện nghiêm túc công tác quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, các Chương trình mục tiêu Quốc gia theo quy định. Có giải pháp cụ thể đgiải quyết nợ xây dựng cơ bản.

5. Phấn đấu thu vượt mức kế hoạch thu ngân sách năm 2014. Tăng cường công tác quản lý thu tài chính ngân sách trên địa bàn; trọng tâm chống thất thu trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, khai thác tài nguyên khoáng sản; phí bảo vệ môi trường. Chi ngân sách nhà nước bảo đảm cân đối với khả năng huy động, đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển, đảm bảo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Chủ động thực hiện cơ chế tạo nguồn, huy động nguồn và dự phòng ngân sách theo đúng quy định; thực hiện nghiêm các quy định của Trung ương, của tỉnh về chấn chỉnh lề lối làm việc và tiết kiệm chi tiêu hành chính. Tiếp tục triển khai thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng; tập trung gii quyết nợ xấu; từng bước thực hiện tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng theo chỉ đạo của Trung ương.

[...]